Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 147 - 173)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

4.2. Các phƣơng thức trần thuật

4.2.3. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu thuộc phạm trù thẩm mỹ, thể hiện rõ cách nhìn về con ngƣời và cuộc sống của nhà văn, đồng thời cũng là phƣơng diện bộc lộ nét cá tính riêng biệt, độc đáo họ. Giọng điệu trần thuật phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ mỗi nhà văn. Mỗi giọng điệu đều có thể phù hợp với những đối tƣợng nhất định, thể hiện cái tạng riêng của mỗi ngƣời cầm bút, tạo sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm văn học.

Từ điển thuật ngữ Văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: Giọng điệu là “Thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính, hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm [56, tr.111]. Trong hồi ký, giọng điệu giữ vị trí quan trọng vì nó xác lập phần nào phong cách nhà văn. Hồi ký sau 1985, giọng điệu quyết định rất lớn sự thành công của tác phẩm, và cũng thể hiện đặc trƣng riêng của hồi ký trong dòng chảy thể loại ký.

4.2.3.1. Giọng điệu suy tư chiêm nghiệm mang tính triết lý

Hồi ký tái hiện hiện thực đã qua từ thế giới của ký ức, vì thế nhân vật trong hồi ký sống lại từ hồi ức của ngƣời kể chuyện. Đặc điểm đó chi phối cách tổ chức văn bản hồi ký, đặc biệt là giọng điệu. Với đặc thù của thể hồi ký - kể về quá khứ từ điểm nhìn hiện tại đa chiều, giọng điệu hồi ký sau 1985 là giọng triết lý, chiêm nghiệm. Đặc biệt, giọng điệu tự vấn lƣơng tâm, đi theo tinh thần phản tƣ, đối thoại

với chính mình của văn chƣơng đổi mới, tác giả chính là chủ thể họ tự khai thác với đời sống của mình đã tạo nên sự riêng biệt của hồi ký giai đoạn này. Nếu nhƣ trƣớc 1985, hồi ký chủ yếu trên tinh thần cái tôi cộng đồng, cái tôi chung, giọng điệu chính là kể và tả, có tổng kết nhƣng không phải để tự vấn, mà để nhìn lại những thành công và những cái chƣa thành công của một chặng đƣờng đã qua, hoặc là sự tiếc nuối nhớ thƣơng một ký ức đẹp. Hồi ký văn học Việt Nam sau 1985, trong không khí đổi mới và tinh thần dân chủ, các tác giả có thêm cơ hội nhìn lại mình, đặt ra và tự trả lời những câu hỏi về những gì mình đã nếm trải.

Ma Văn Kháng quan niệm: “Viết hồi ký cũng phải có một cái giọng riêng”.

Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương là chặng đƣờng đời, là hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng đƣợc kể lại với những trang văn đậm chất triết lý, thể hiện giọng riêng của nhà văn. Trong hồi ký Ma Văn Kháng, ngƣời viết đối diện với chính mình, nhìn ngắm lại đời mình với những quan niệm về nhân sinh và xã hội: “Lịch sử mỗi đời ngƣời là một dòng chảy tự nhiên thì cứ để nó tự nhiên vận hành. Đời có may có rủi, may rủi là một hằng số thì việc gì phải bận tâm. Tù mù vốn là bản chất và sức quyến rũ của số phận” [88, tr.498]. Cái tôi hồi ức luôn tự vấn, trăn trở, qua những đƣợc mất cuộc đời; triết lý về tài năng, về nghệ thuật, về sáng tạo: “Cuộc sống lớn lao quá, nghệ thuật là khôn cùng, mà tài năng lại rất có hạn, văn chƣơng mình nó chỉ vầy vậy thôi, biết làm sao đƣợc!” [88, tr.550]. Hay là lúc nhận ra thói đời đen bạc, lòng ngƣời hiểm độc, Ma Văn Kháng vừa phẫn nộ, vừa chiêm nghiệm: “Sắp hết đời rồi… mới nhận ra rằng, những cái gọi là lòng trung thực, nghĩa tình, đồng chí, bạn bè, những giá trị tinh thần cao quý, trên thực tế đá bị thói vụ lợi triệt tiêu, chỉ còn là những khái niệm vô hồn” [88, tr.427]. Ma Văn Kháng nhớ về thời bao cấp không khỏi xót xa, thấm thía cái ăn, cái mặc đã làm cho méo mó đi tình cảm của con ngƣời, kể cả thứ tình cảm thiêng liêng ruột thịt: “Khổ cực đã hủy hoại cả những tình cảm bẩm sinh thuần khiết tự nhiên nhất của con ngƣời ta rồi! Ôi ngƣời mẹ

yêu quý suốt đời của tôi, ngƣời là bà Tiên, là bà Phật… của tôi đang sống những ngày cuối cuộc đời, sao lại đến nông nỗi này thế hả mẹ?” [88, tr.233].

Viết hồi ký, Tố Hữu muốn trả món nợ ân tình với cách mạng, đồng thời gửi bức thông điệp hƣớng về cội nguồn để sống tốt đẹp hơn. Từ cuộc đời hoạt động cách mạng, ông đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm sâu sắc: “Làm công tác tƣ tƣởng, nên biết dùng văn học nghệ thuật, nhất là thơ ca và bài hát” [85, tr.305]. Tổng kết về cuộc đời mình, giọng điệu hồi ký của Hoàng Minh Châu đầy chất chiêm nghiệm: “Còn đó một cái tôi đã qua thử thách. Cuộc sống không mài tôi thành con ngƣời tròn mà làm con ngƣời có góc cạnh, có ý thức tự chủ, khả năng tự vệ, không dễ bị tha hóa” [24, tr.417]; “Còn đó cuộc đời đa dạng, phong phú và luôn chuyển động theo hƣớng tốt đẹp, đẹp hơn làm cho mình có cơ sở hy vọng hơn. Rồi đến ngày tôi thực sự mất đi, cũng sẽ hóa thân nhƣ “chiếc lá rơi về cội cho đất gốc thêm màu” [24, tr.418]. Những dòng hồi ký ấy là của một ngƣời từng trải nhƣ Hoàng Minh Châu nhƣng cũng là điều mà con ngƣời luôn suy ngẫm: có những cái mất là sự hy sinh, có cái mất cần mất, có cái mất nhƣng thực chất là còn.

Hồi ký là thể loại in đậm dấu ấn cá nhân. Những câu chuyện riêng tƣ lại toát lên ý nghĩa khái quát, chính đây là chiều sâu triết lý của hồi ký. Tô Hoài chiêm nghiệm về con ngƣời: “Ngƣời đời hay tránh cái đau, cái hèn kém cả đến trong ăn nói cũng kiêng những tiếng thô, tiếng bỗ bã” [71, tr.686]. Hay, nhận ra sự đổi thay không ngờ của cuộc sống, Tô Hoài triết lý: “Nhiều khi những thay đổi khác nhau đến không ai có thể nghĩ trƣớc ra đƣợc. Cái đáng ghét hôm qua bỗng nhiên trở nên cái ƣa nhìn hôm nay” [68, tr.465); “Ôi thôi não nùng trần ai”, “đầu tôi nặng trĩu mƣa gió” [71, tr.687].

Huy Cận với giọng điệu trầm ngâm, suy tƣ: “Tôi sinh ra trong một quê hƣơng đẹp mà nghèo, trong một gia đình nghèo mà buồn. Hồi nhỏ có ngƣời nói với tôi đó là số mệnh. Cũng có ngƣời an ủi tôi và nói rằng con ngọc trai không bị vết thƣờng thì không kết thành ngọc! Nếu phải trả cái giá ấy để có một chút tài năng thì

trả giá đắt quá” [22, tr.28]; “Có nên ghi vào hồi ký những năm tháng phức tạp này không? Nhƣng tôi nghĩ cứ nên ghi, cứ nên kể vì đây là đời của mình, đời xƣơng thịt nó chứa đựng cả đời tâm hồn và làm nền cho đời tâm hồn. Vả lại ai cũng chỉ sống có một đời, tôi không kể đời tôi trọn vẹn thì ai sẽ kể thay cho tôi trong thăm thẳm của thời gian” [22, tr.46].

Với giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, mỗi trang hồi ký không chỉ mang đến thông tin mà còn đặt ra bao điều phải nghĩ về cuộc đời, về những gì đã qua trong hành trình sống của mỗi ngƣời. Và đây chính là giọng điệu rất riêng của hồi ký so với các thể loại khác. Đặc biệt hồi ký giai đoạn sau 1985 là giai đoạn mà các nhà văn tổng kết lại chặng đƣờng gần một thế kỷ đã qua, những thăng trầm, những thành công, và cả những thất bại. Có lẽ bởi thế, dù là giọng suy tƣ chiêm nghiệm mang tính triết lý nhƣng ngƣời đọc không thấy sự lên gân, hay gồng mình, dạy dỗ...

4.2.3.2. Giọng điệu xót xa thương cảm

Nếu nhƣ các tác giả hồi ký sau 1985 thƣờng sử dụng ngôn ngữ bình luận bộc lộ cảm xúc thì họ cũng sử dụng rất nhiều giọng điệu xót xa thƣơng cảm. Giọng điệu xót xa thƣơng cảm tạo nên mối dây truyền cảm giữa chủ thể viết hồi ký - ngƣời kể chuyện và đối tƣợng thẩm mĩ - hiện thực và con ngƣời.

Ngƣời viết hồi ký - chứng nhân của những câu chuyện quá khứ, khi kể thƣờng bộc lộ cảm xúc. Do đặc trƣng thể loại, cảm thức hoài niệm chi phối giọng điệu trần thuật của hồi ký, làm nên chất giọng nhiều hoài niệm, tiếc nuối và xót xa trong nhiều tác phẩm. Nữ sĩ Anh Thơ qua những trang hồi ký, bà đã kể lại chuyện đời mình, kể lại chuyện bạn bè cùng thế hệ, bên cạnh giọng tỉ tê tâm tình, chúng ta nhận ra rất rõ sự cảm thƣơng, xa xót. Nỗi nhớ về dòng sông Thƣơng; về ngƣời mẹ buồn thƣơng về số phận của những con ngƣời trƣớc cái đói năm Ất Dậu; những điều thầm kín nhất trong đời, những mối tình gắn với đời thơ… Đặc biệt, trong hồi ký Anh Thơ có nhiều trang viết về số phận, cuộc đời của ngƣời phụ nữ, những ngƣời chịu sự ràng buộc của quan niệm hủ tục, những biến cố, những ngƣời cố

vùng vẫy tìm lối thoát nhƣng rồi không tìm ra, đành cam chịu. Chính Anh Thơ là ngƣời trong cuộc vì thế mà trang viết của bà không chỉ mang đến thông tin mà còn có sức lay động lòng ngƣời, hƣớng đến sự đồng cảm, sẻ chia với bao số phận đầy trắc ẩn của ngƣời phụ nữ Việt Nam một thời đã qua bằng lớp ngôn từ chân mộc, cách kể tự nhiên giọng điệu đầy thƣơng cảm.

Giọng chủ đạo trong hồi ký của Huy Cận là sự xa xót khi nhớ về mẹ, về bà, cả những nỗi buồn vô hình đeo bám từ tuổi thơ cho đến khi trƣởng thành. “Cát bụi chân ai” là thiên hồi ký đa giọng điệu, trong đó giọng trữ tình cảm thƣơng khá đậm nét. Hồi ức về những số phận văn chƣơng, những chân dung nhà văn lạc thời, trùm trên nhiều trang hồi ký của Tô Hoài là giọng điệu xót xa. Âm hƣởng bùi ngùi, da diết trải dài trên nhiều trang hồi ký về hiện thực cuộc sống quẩn quanh, tù túng khiến con ngƣời bế tắc trong mƣu kế sinh nhai. Đặc biệt là nỗi thƣơng cảm với số phận con ngƣời, trong đó ông nghĩ về cuộc đời Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân…, rồi ngậm ngùi chua xót khi nói về nghiệp văn của mình: “Cuộc sống còm cõi, ngòi bút và đồng lƣơng không cho ngƣời viết kiếm đủ miếng ăn, cả đến mặt mũi và con mắt cũng mòn mỏi dần” [68, tr.312].

Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương ngay lời đề từ Ma Văn Kháng

đã sử dụng hai câu thơ “Những là thƣơng cả cho đời bạc/ Nào có căm đâu đến kẻ thù”. Với cảm hứng vừa nhớ vừa thƣơng, không cần đến những câu, đoạn giàu cảm xúc mà ngay cả những câu bình luận, trữ tình ngoại đề thì những câu nhƣ: Nông thôn ta đấy. Nghèo khổ, vất vả. Ngổn ngang trăm việc... Khổ mà không biết khổ... Còn những kẻ nhƣ tôi, cƣỡi ngựa xem hoa đi qua, có chăng còn lại là một nỗi buồn, một niềm thƣơng, một nỗi nhớ vấn vƣơng [88, tr.185]. Càng về cuối của tác phẩm này cảm hứng hồi cố càng đƣợc gia tăng, giọng điệu xót xa thƣơng cảm nhƣ một thứ chất dẫn truyền.

Khi khảo sát chúng tôi nhận thấy giọng điệu thƣơng cảm trong hồi ký văn học Việt Nam sau 1985, không chỉ là sự dụng công của câu chữ, mà xuất phát từ

tình cảm chân thành. Đặc biệt, các tác giả hồi ký sau 1985 sống trong thời kỳ cả đất nƣớc trải qua những đoạn biến khó khăn của chiến tranh, và những sự kiện gây “chấn thƣơng” nhƣ cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, chủ nghĩa xét lại... những kỉ niệm buồn đau luôn đƣợc nhắc nhớ, ngậm ngùi.

Thông qua cách kể, qua câu chuyện và sự kết nối các hình ảnh, ngƣời đọc vẫn nhận thấy sự ẩn náu của giọng điệu. Đấy cũng là một sắc điệu riêng của thể hồi ký văn học sau 1985 và cũng là sự hấp dẫn của các tác phẩm hồi ký giai đoạn này.

4.2.3.3. Giọng điệu hài hước, giễu nhại

Với sự trải nghiệm, các tác giả hồi ký là ngƣời trực tiếp chứng kiến, và chịu sự tác động của xã hội trong những “năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thƣơng”. Họ gặp gỡ nhau ở một điểm chung là chọn tiếng cƣời hài hƣớc nhẹ nhàng để lý giải độ vênh lệch giữa tác phẩm của mình, của đồng nghiệp với tầm đón đợi của thời đại. Giọng hài hƣớc, giễu nhại trở thành một giọng chủ đạo ở thể loại “ôn cố tri tân” này.

Trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều ngƣời đọc dễ nhận ra giọng điệu chủ âm của Tô Hoài là dí dỏm, hóm hỉnh. Bằng giọng điệu hài hƣớc, Tô Hoài kể về các bạn văn của mình, dựng chân dung họ với những thói tật đời thƣờng, đáng yêu cũng nhƣ đáng trách. Lần lƣợt chân dung từng bạn bè, đồng nghiệp của Tô Hoài hiện lên. Họ có nhiều thói tật, nhiều tính cách xấu nhƣng tất cả đều gần gũi, thân thuộc. Họ xuất hiện giữa những trang hồi ức không phải với cƣơng vị là một nhà văn lớn, nổi tiếng mà là con ngƣời sống giữa đời thƣờng. Một Nguyễn Bính mê muội vì tình; một Nguyên Hồng ngoài ngũ tuần nhƣng khi yêu cũng xăng xái nhƣ một thanh niên trai tráng; một Xuân Diệu khao khát, mê đắm tình trai. Bùi Ngọc Tấn kể về bạn bè, về cuộc đời đầy nhọc nhằn, tủi cực của bản thân. Đình Kính, Chu Lai đi viết thuê với tiền thù lao là chiếc nhẫn vàng nhƣng đi qua thảo cầm viên vì mê mẩn trƣớc bày tiên nữ chào mời, khi thoát khỏi vòng vây mỹ nữ,

nhẫn Đình Kính không cánh mà bay. Đình Kính về nằm vật ra giƣờng tiếc ngẩn, tiếc ngơ, điên cả ngƣời.

Vũ Bão sử dụng giọng hài hƣớc khá nhiều trong Rễ bèo chân sóng. Ngay từ khi mở đầu tác phẩm ông đã viết: Tôi là dân Thái Bình. Thiên hạ đã làm vè giễu dân tỉnh tôi: “Thái Bình là đất ăn chơi, tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành” [12, tr.5]. Hài hƣớc chính là cách giễu nhại chính mình, cũng là cách để con ngƣời ta quên đi một thời khốn khó, với những dầm bập của cuộc sống.

Giọng hài hƣớc chủ yếu trong các tác phẩm hồi ký sau 1985 là nhằm hƣớng vào chính mình. Đặc điểm của hồi ký là đƣợc viết theo chiều nghịch của thời gian, hƣớng về dĩ vãng với cảm hứng hồi cố. Hồi ký có tính tổng kết và lý giải, thiên về hƣớng nội nhằm giãi bày, thú nhận với ngƣời khác những sự việc nhà văn chứng kiến hoặc của chính nhà văn. Từ sau 1985, với nhu cầu nhận thức lại quá khứ, dạng hồi ký tự trào trở nên phổ biến. Dƣới một hệ thẩm mỹ mới, tiếng cƣời - một phạm trù thẩm mỹ, đƣợc lựa chọn nhƣ một cách thức nói rõ, nói thật những vấn đề quá khứ, trong đó có chủ thể hồi ký khi dựng chân dung tự họa hoặc chân dung đƣợc họa. Viết hồi ký là mổ xẻ tâm hồn một cách thành thật. Tô Hoài đã cƣời cợt chính mình: “Tôi là con ếch Cu Ba, ở rừng thì da xanh thẳm lá rừng, ở ruộng mía thì lổ đổ màu lá mía, đến mùa hoa, lƣng ếch chấm đỏ, chấm vàng nhƣ cánh hoa rơi” [64, tr.173]. Đằng sau cái hài hƣớc là chiều sâu nhận thức, ông biết mình từng toan tính, rất cá nhân để yên ổn sống. Anh Thơ, Đào Xuân Quý, Tố Hữu,… cũng tự giễu mình về việc viết văn, về lối sinh hoạt một thời.

Đồng thời thông qua giọng văn hài hƣớc, giễu nhại các nhà văn đã dựng lên những mảng quá khứ gắn liền với những sự kiện, những ngƣời thân trong gia đình, những bạn văn của mình - là những ngƣời trí thức, những ngƣời nghệ sĩ. Đó là cƣời cái chƣa đƣợc của bạn mình và của chính mình. Nụ cƣời hóm hỉnh sâu sắc mà không cay độc, không cƣời cho hả dạ mà nhiều khi cƣời buồn, cƣời xót xa. Hơn nữa, nhiều khi điều giễu cợt mỉa mai không phải dành cho những nhân vật mà tác

giả hồi ký phác họa chân dung mà tác giả còn hƣớng đến hiện thực một thời. Ý

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 147 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)