Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 130 - 136)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

4.1. Không gian và thời gian nghệ thuật

4.1.2. Thời gian nghệ thuật

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: Thời gian nghệ thuật là sự sáng tạo của nghệ sĩ để tạo ra “một thế giới nghệ thuật có thể trƣờng tồn trong thời gian” [160, tr.61]. Nhƣ vậy thời gian nghệ thuật đã góp phần bộc lộ rõ quan điểm và tƣ tƣởng của nhà văn. Có khi nhà văn tổ chức vận hành thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của mình theo diễn biến của câu chuyện, đƣợc trình bày theo sự phát triển trƣớc sau của thời gian. Đó là thời gian sự kiện, thời gian này đƣợc tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra. Các sự kiện đƣợc xâu chuỗi và xuất hiện một cách tuần tự, không đứt quãng. Tác phẩm không có thời gian chết và sức hấp dẫn của nó là ở nhịp điệu dẫn dắt câu chuyện.

Ngoài ra bằng cách kéo dài thời gian để diễn đạt tâm trạng chờ đợi của nhân vật, có khi buộc thời gian phải dừng lại hoặc vận động ngƣợc chiều để thể hiện sự hồi tƣởng của nhân vật, chúng ta nhận ra đó là thời gian tâm lý. Qua đó, quá khứ,

hiện tại và tƣơng lai không tách rời mà đan cài lẫn nhau; cái hôm qua hiện hữu trong cái hôm nay, cái hôm nay dự báo cái ngày mai.

Là một phạm trù của thi pháp học, thời gian nghệ thuật chính là cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tƣợng văn học. Trần Đình Sử quan niệm trong tác phẩm văn học có thời gian trần thuật và thời gian đƣợc trần thuật: Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính một chiều của văn bản ngôn từ; Thời gian đƣợc trần thuật là thời gian của sự kiện đƣợc nói tới bao gồm: thời gian sự kiện, thời gian nhân vật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian xã hội lịch sử.

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm hồi ký chúng tôi thấy thời gian nghệ thuật đƣợc thể hiện trên hai bình diện: thời gian lịch sử và thời gian đời tƣ. Chính điều này khẳng định đặc trƣng thể hồi ký đặt mã sự thật lên trƣớc mã nghệ thuật. Qua cách tạo dựng thời gian nghệ thuật, bạn đọc nhận thấy sự đổi thay trong mỗi nhân vật, thấy vai trò của hình tƣợng tác giả dẫn dắt toàn bộ câu chuyện, đồng thời nhận diện rõ hơn phong cách nghệ thuật của từng tác giả.

4.1.2.1. Thời gian lịch sử

Nếu nhƣ thời gian nghệ thuật trong hồi ký trƣớc 1985 là thời gian đơn tuyến, tuần tự khá chậm rãi, một chiều từ quá khứ đến hiện tại, thì thời gian trong các tác phẩm hồi ký sau 1985 phức tạp hơn, đa chiều hơn.

Đọc hồi ký văn học sau 1985, điều hấp dẫn bạn đọc nhất chính là tầng tầng lớp lớp ăm ắp các sự kiện ở các tuyến thời gian khác nhau. Ngoài những mốc thời gian cụ thể có ghi năm tháng, sự kiện... tạo nên mã sự thật của quá khứ đƣợc kể lại, các trang hồi ký đầy ắp những sự kiện liên tiếp nhau tạo nên mạch thời gian trôi chảy gấp gáp cho tác phẩm. Và để làm điều này thì các tác giả hồi ký sắp đặt một thời gian theo tuyến tính. Hầu hết các tác phẩm hồi ký đều khởi đầu từ quá khứ với chuyện gia đình, quê hƣơng, tuổi thơ và kết thúc là cái hiện tại đang còn dở dang với những dự định hoặc cuộc sống mới. Tuy vậy, chúng tôi vẫn nhắc lại cũng nhƣ không gian, thời gian đƣợc các tác giả đƣa ra một cách có chủ đích, lƣớt qua hay dàn đều, phụ thuộc vào mật độ sự kiện, vào khoảng dừng, độ lƣu của điểm nhìn trần

thuật tới các đối tƣợng đƣợc phản ảnh. Nhiều thời điểm các tác giả dừng lại để kể rất chi tiết, tỉ mỉ, khiến cho mức độ sự kiện trên một đơn vị thời gian rất dày, đƣợc dồn nén.

Trong hồi ký Cát bụi chân aiChiều chiều một điều chúng ta dễ nhận thấy là những mốc sự kiện lịch sử dầu chỉ đƣợc Tô Hoài phác họa thoáng qua nhƣng đủ để ngƣời đọc nhận diện đƣợc một cách tổng quát về tình hình xã hội lúc bấy giờ. Thời gian trong hồi ký của Tô Hoài đƣợc tổ chức theo dòng hoài niệm nên các sự kiện đƣợc nói tới thƣờng “chạy lông bông”. Tô Hoài khi viết về thời gian thƣờng không có ngày, giờ, tháng, năm thật chính xác. Nhà văn chỉ ƣớc đoán bằng những khoảng ƣớc định nhƣ: “năm ấy”, “những năm ấy”, “khoảng những năm”, “mấy năm”, “hồi ấy”… nhƣngchúng ta vẫn có thể biết đƣợc các sự kiện theo dòng lịch sử của dân tộc.

Không gian và thời gian có một mối liên hệ mật thiết với nhau, nhất là trong hồi ký của Tô Hoài. “Vào quãng giữa thế kỷ này thành phố và con ngƣời đều trải nhiều quãng đời chằng mắt xích với nhau” [71, tr.389]. Vì lẽ đó mà không ít lần tác giả nhắc tới cái ngã năm, ngã sáu. Những năm tháng khắc nghiệt trong chiến tranh, con ngƣời và thành phố nơi họ sống đều cùng phải chống đỡ lại sự tàn phá của giặc ngoại xâm. Tô Hoài không trần thuật lại lịch sử mà thông qua không gian và thời gian để bạn đọc hiểu đƣợc diễn tiến từng sự kiện.

Thời gian lịch sử trong các trang hồi ký của Tô Hoài không chỉ đem đến cho ngƣời đọc những hình dung thật cụ thể về một giai đoạn lịch sử mà còn cho thấy cả diễn trình sống của một đời ngƣời, đặc biệt là cuộc đời những ngƣời viết văn.

Sự kiện Nhật Pháp liên kết nhau, tƣởng nhƣ chẳng liên quan đến một nữ sĩ nhƣ Anh Thơ, song những sự kiện lịch sử ấy đã thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống, và các nhân vật trong suy nghĩ của Anh Thơ đƣợc chuyển từ những cô nàng say mê thơ, huyễn hoặc tình yêu lãng mạn, giờ đây đã biết đến những con ngƣời đói khát: “Nhìn bất cứ ngƣời nào, cũng không phân biệt đƣợc đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ, vì ai cũng chỉ còn bộ xƣơng xám ngoẹt, đầu tóc lơ phơ. Mình quấn manh chiếu, hoặc buộc túm những bao tải. Nón mê tơi rách” [187, tr.418]. Có lẽ trƣớc những

biến thiên của thời cuộc, chẳng ai nghĩ một ngƣời con gái ông tú, am hiểu chữ nghĩa, sống quen với những giáo điều phong kiến lại có thể bứt phá, rũ bỏ hết để đến với thơ ca, làm báo, in sách và cả những lúc buôn thúng bán mẹt. Hình ảnh một nữ sĩ Anh Thơ hiện lên nhiều màu sắc, và ở mỗi giai đoạn thời gian khác nhau lại có một phong thái, suy nghĩ khác nhau.

Việc đặt nhân vật vào một thời gian cụ thể, không chỉ đem lại tính chân thực cho các sự kiện, mà còn giúp các nhân vật thể hiện đủ đầy những tính cách của mình. Nhƣng đây cũng chính là thách thức với các tác giả hồi ký sau 1985, bởi nếu các sự kiện thiếu độ chính xác sẽ gây hiệu ứng ngƣợc với ngƣời đọc.

4.1.2.2. Thời gian đời tư

Thời gian đời tƣ là thời gian mà các sự kiện trong cuộc đời nhân vật đƣợc hiện diện theo một trình tự rất linh hoạt và đa dạng. Thời gian đời tƣ của nhân vật có thể đƣợc tác giả sắp xếp theo một trình tự tuyến tính nhƣng cũng có khi đƣợc tổ chức theo kiểu thời gian gấp khúc, đảo chiều. Đây chính là điểm mạnh của các tác giả hồi ký sau 1985. Nhiều sự kiện chi tiết có thể đƣợc sắp xếp không theo trật tự, hoặc đảo ngƣợc trật tự, hoặc rút ngắn khoảng cách để đặt cạnh nhau, nhiều sự kiện đƣợc nhắc đi nhắc lại trong sự liên tƣởng kết nối. Đặc biệt thời gian quá khứ đƣợc các tác giả chú ý tập trung khai thác. Các tác giả nhƣ Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Bùi Ngọc Tấn, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào… rất biết khai thác điểm mạnh của đặc trƣng thể loại, khai thác thời gian quá khứ để khẳng định thời gian hiện tại.

Thời gian trong hồi ký Tô Hoài thƣờng là thời gian đồng hiện giữa quá khứ gần và quá khứ xa. Có rất nhiều nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam đƣợc Tô Hoài nhắc đến trong Cát bụi chân ai và mỗi nhà văn đều đƣợc gắn với những sự kiện đáng nhớ khiến họ hiện diện bằng xƣơng bằng thịt. Liên tục đảo thời gian qua nhiều câu chuyện, khiến ngƣời đọc kiểm chứng đƣợc hình tƣợng tác giả. Đó là sự xuyên suốt, kết nối và cá tính.

Nhà văn xuất hiện với tần số đậm đặc trong cuốn hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài là “ngƣời bạn vong niên” [71, tr.399] Nguyễn Tuân. Hình ảnh Nguyễn Tuân đƣợc xuất hiện bắt đầu từ một mốc thời gian ƣớc lệ: “Năm ấy, Nguyễn Tuân

cũng chỉ khoảng trên ba mƣơi đôi chút” [71, tr.383], nhƣng đã có cách ăn mặc, đi đứng khác ngƣời. Để khắc họa hình ảnh và cá tính của Nguyễn Tuân, Tô Hoài lựa chọn những mốc thời gian giãn cách. Các sự kiện trong cuộc đời của nhà văn không đƣợc miêu tả theo trật tự thời gian xuôi chảy mà theo diễn biến cuộc đời nhân vật theo dòng hồi tƣởng của tác giả. “Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu” [71, tr.385]. “Đi và đi, thực và mộng cả đời Nguyễn Tuân. Làm thế nào đi đƣợc, chỉ cốt đi đƣợc. Năm 1937, Nguyễn Tuân ra Hƣơng Cảng làm tài tử màn bạc” [71, tr.391]. “Mùa hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn Thủ đô tiến quân vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang bờ sông Thao án ngữ Tây Bắc, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi Mác, Mã Yên Sơn lên đến đồn tiểu khu Phố Ràng” [71, tr.394]. “Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh thành đƣờng Bắc Quang - Hoàng Su Phì” [71, tr.395]. Với việc liệt kê ra các mốc thời gian cụ thể, Tô Hoài đã giúp ngƣời đọc hiểu hơn về chân dung một nhà văn ƣa xê dịch nhƣ Nguyễn Tuân. Không nơi nào ông không muốn đến, rất nhiều trong số những nơi ông đến đã lấp lánh trong các trang tùy bút sau này.

Bùi Ngọc Tấn trong hơn 200 trang của hồi ký Một thời để mất đã giành 2/3 thời gian và sự kiện kể về Nguyên Hồng. Từ cuộc gặp nhau lần đầu khi Bùi Ngọc Tấn 20 tuổi, đến khi Nguyên Hồng mất năm 1982, gần 30 năm họ sống bên cạnh nhau, nếm mọi buồn vui lẽ đời, ông hiểu hạnh phúc lớn nhất là “đƣợc hoàn toàn là mình [167, tr.401]. Qua nhân vật Nguyên Hồng, ngƣời đọc nhận ra thứ tình cảm, tình thƣơng của Bùi Ngọc Tấn với bạn bè. Ông chứng kiến niềm vui của Nguyên Hồng khi nhận “nhuận bút tái bản Bỉ vỏ, tái bản Những ngày thơ ấu, chỉ là cơn gió nhẹ vào căn nhà trống tuềnh toàng của anh” [165, tr.424]. Ngƣời đọc nhận ra sự nhân ái của những văn nhân dành cho nhau chỉ bằng một câu rất ngắn Nguyên Hồng gọi: “Bùi Ngọc Tấn rất thƣơng” [167, tr.509].

Không riêng gì Tô Hoài, các tác giả hồi ký văn học sau 1985 đã sử dụng nghệ thuật đảo ngƣợc trình tự thời gian kể và trình tự các sự kiện trong chuỗi sự kiện gắn với cuộc đời nhân vật để tạo ấn tƣợng sâu sắc cho ngƣời đọc.

Nhắc lại kỷ niệm xƣa cũ, khi đọc Tầm xuân của Đặng Anh Đào, ngƣời đọc không hề thấy những ngày tháng cụ thể, nhƣng từ các hình ảnh đủ để chúng ta nhận ra màu thời gian đã xa xa lắm: “Từ khi sinh ra, tôi về Lƣơng Điền quê nội lần này (năm 1994) là lần thứ hai, với khoảng cách hơn 40 năm” [37, tr.120]. Rồi đƣờng về quê ngoại, “những cái mốc xƣa cắm trong ký ức đã bị nhổ sạch” [37, tr.127]. Ở đó con ngƣời cũng đã thay đổi. Mự Nho “ngƣời đàn bà cao lớn khỏe mạnh xƣa, nay trái tim yếu đến nỗi không chịu đựng đƣợc cả nỗi vui mừng” [37, tr.129]. Hoặc nhắc đến một nơi “không phải quê hƣơng, thế mà tôi lại trở về Sầm Sơn sau quãng ngắt của cách mạng và chiến tranh (1945-1954) rất nhiều lần. Nhƣng chính lần này, khi trở về đây để dựng lại một đoạn phim của quá khứ - theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – lại là lúc tôi nhận ra rằng Sầm Sơn của tuổi thơ, cái phần tƣởng nhƣ không thể hủy diệt vẫn còn lại trƣớc đây vài năm, nay cũng không còn nữa” [37, tr.131]. Với Đặng Anh Đào, thời gian đời tƣ đôi khi chỉ là sự yên lặng: “Đêm cuối cùng của tháng Chạp năm 1972. Mƣời hai giờ - giờ giao tiếp với năm mới – tôi không hề bị thức tỉnh bởi tiếng rú rít B52 thƣờng lệ. Nixon ngừng đợt ném bom rải thảm. Yên lặng khác thƣờng. Tiếng chuông nhà thờ Lớn đổ hồi” [37, tr.117]. Đó là trái tim một phụ nữ, chỉ có những nhân vật phụ nữ mới có cái cảm nhận rất thơ, rất nhẹ và đầy nữ tính đến vậy.

Nghĩ về thời gian, nếu Đặng Anh Đào để sự lặng im tự thời gian trôi chảy, thì với Bùi Ngọc Tấn thời gian đôi khi là tiếng ồn ào của cái loa trong thành phố: “Ấy thế mà có những buổi sáng trở dậy, thấy tĩnh lặng quá chừng, tôi không hiểu thiếu một cái gì, mãi mới biết là thiếu tiếng loa phát thanh, tôi lại thấy nhơ nhớ. Thì ra con ngƣời ta có thể nhớ cả sự tra tấn”; “Hình nhƣ thành phố dạo này ngủ sớm hơn bây giờ. Mƣời giờ rƣỡi đã thấy yên tĩnh lắm. Hay chỉ là cái yên tĩnh do cảm giác tất cả các loa truyền thanh trong thành phố vừa tắt tạo nên” [167, tr.394]. Bùi Ngọc Tấn không cần đƣa ra những chi tiết cụ thể ngày tháng, nhƣng ngƣời đọc đều hiểu về một thời với những quan niệm giá trị khác nhau.

Còn Thanh Thảo khi viết về những tháng ngày Cơ nhỡ trong hòa bình. Sau cuộc chiến tranh, với một nhà thơ – nhà báo nhƣ ông, thời gian chính để dành cho

công việc viết: “Niềm vui hòa bình thống nhất đã qua, tôi và bao ngƣời bình thƣờng khác lại trở về những chuyện hàng ngày với cuộc sống hàng ngày... Tôi chữa bệnh bằng cách... viết (chứ không phải giết). Khi viết, mình nhƣ đang trút bỏ, lại nhƣ đang tự bồi đắp. Đó là di động, là lƣu chuyển. Mỗi ngày viết vài trang, cảm thấy rất thoải mái. Coi nhƣ một liệu pháp thể dục cho tâm trí” [ 178, tr.90-91].

Mỗi ngƣời có cách thể hiện thời gian khác nhau, nếu Tô Hoài, Tố Hữu chú ý nhiều đến ngày tháng, thì với những nữ văn nhân nhƣ Anh Thơ, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào lại lồng ghép thời gian với sự đổi thay của sự vật và con ngƣời. Tô Hoài miên man theo thời gian giãn cách, khiến các sự kiện không hiện diện theo trình tự, vừa có sự đồng hiện chồng chéo để các sự kiện về xã hội lịch sử, về đời tƣ của mỗi nhà văn hiện lên khá đầy đủ. Từ đó ngƣời đọc có sự hình dung rõ nét về cuộc sống của mỗi nhân vật trong những thời điểm lịch sử khác nhau và từ đó bộc lộ tính cách của họ. Đặng Thai Mai nhẩn nha kể, những chuyện buồn vui cho thấy cái nhìn nhân sinh về cuộc đời của ông thật nhẹ nhàng. Huy Cận kể chuyện xa nhà từ nhỏ đi học đến những nỗi cô đơn nhớ mẹ mà thấy thời gian cứ đằng đẵng. Đây cũng chính là phong cách của mỗi ngƣời viết. Với nghệ thuật tạo dựng thời gian, hình tƣợng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam sau 1985 nhƣ đƣợc tiếp thêm đôi cánh. Đôi cánh thời gian không hề làm hoen màu với lớp bụi phủ, mà còn giúp bạn đọc sáng tỏ những chân dung con ngƣời một thời, những số phận cuộc đời, và cả lịch sử đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 130 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)