Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 137 - 141)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

4.2. Các phƣơng thức trần thuật

4.2.1. Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật là phạm trù quan trọng trong tự sự học. Điểm nhìn không chỉ giúp ngƣời trần thuật xác định vị trí để miêu tả và quan sát, mà còn biểu thị thái độ, cách tiếp cận của nhà văn với các sự việc và con ngƣời. Với thể hồi ký, một thể loại mà sức hấp dẫn, cái hay phụ thuộc phần nhiều vào nghệ thuật kể chuyện, tái hiện hồi ức của ngƣời trần thuật, việc xác định điểm nhìn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tác phẩm hồi ký. Đặc biệt, khi khảo sát những tác phẩm hồi ký văn học Việt Nam sau năm 1985, sự kết hợp giữa các điểm nhìn càng phong phú, đa dạng, càng gây hứng thú bất ngờ cho ngƣời đọc, khiến hồi ký không chỉ đơn thuần là những lời kể dông dài, tẻ nhạt, đầy rẫy sự việc mà thực sự trở thành một tác phẩm văn học nghệ thuật, đƣờng biên thể loại đƣợc mở rộng linh hoạt và đa dạng hơn.

Nhiều ngƣời cho rằng điểm nhìn trần thuật dựa trên trường nhìn tác giả

(ngƣời trần thuật đứng ngôi thứ ba, không bị hạn chế tầm nhìn để kể lại sự việc theo sự quan sát, hiểu biết); Trường nhìn nhân vật (ngƣời trần thuật đứng ngôi thứ nhất, dù có lúc bị hạn chế bởi địa vị, hiểu biết, lập trƣờng của nhân vật nhƣng lại mang những quan điểm riêng, sắc thái tâm lý, cá tính); Hoặc có thể là điểm nhìn bên trong

điểm nhìn bên ngoài. Tuy vậy, sự phân chia đôi khi chỉ mang tính lý thuyết. Không riêng gì hồi ký, các thể loại văn học khác cũng mang nhiều điểm nhìn để soi chiếu các mối quan hệ, sự giằng co giữa các nét tính cách trong một con ngƣời.

Trƣớc 1985, hầu hết các tác phẩm hồi ký thƣờng mang điểm nhìn cứng nhắc, không linh hoạt và đa dạng. Ngƣời kể chuyện dù ở ngôi thứ nhất, nhƣng lại mang nhãn quan, cái nhìn của tập thể, của cộng đồng, ít biểu hiện cái tôi cá thể.

Hồi ký văn học Việt Nam sau 1985, ngƣời kể chuyện luôn là nhân vật “tôi” đứng ở ngôi thứ nhất số ít để kể về đời mình, về những việc liên quan đến mình. Ngƣời kể chuyện vừa là chủ thể trần thuật, vừa là đối tƣợng phản ánh. Sự kết hợp này đã cho ngƣời đọc thấy bên cạnh hình thức nghệ thuật còn là nội dung hàm chứa những triết lí, những khát vọng sống của con ngƣời.

Từ đặc điểm của thể loại, hồi ký là tác phẩm kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là ngƣời tham dự hoặc chứng kiến. Nhân vật kể chuyện chính là tác giả, xƣng tôi đứng ở ngôi thứ nhất số ít kể về cuộc đời mình, kể về những ngƣời mình đã gặp, những việc mình đã làm, những biến cố mình đƣợc tham dự hoặc chứng kiến. Trong hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ngƣời kể chuyện là Tô Hoài. Cát bụi chân ai của Tô Hoài kể về kỷ niệm với các bạn văn, đặc biệt ngƣời bạn vong niên Nguyễn Tuân. Nhiều chân dung văn học đƣợc tái dựng một cách sinh động, hấp dẫn, đời thƣờng. Chiều chiều kể lại những ngày Tô Hoài đi thực tế ở xóm Đồng, Thái Bình, những ngày học ở Trƣờng Đảng Nguyễn Ái Quốc, những ngày trong vai trò là trƣởng ban khu phố với bao công việc bộn bề; tiếp đó là những chuyến đi công tác nƣớc ngoài, gặp gỡ và chứng kiến số phận của các bạn văn khiến ông không khỏi ngậm ngùi. Trong Nhớ lại một thời của Tố Hữu, với tƣ cách ngƣời kể chuyện - ngƣời trần thuật, Tố Hữu đã tái hiện lại cuộc đời với những đổi thay, va đập cùng những biến cố của dân tộc. Từ một cậu bé xuất thân trong gia đình nhà Nho, đƣợc tắm mình trong bầu không khí của ca dao, dân ca Huế đến một thanh niên giác ngộ lý tƣởng cách mạng, hoạt động, tù đày, rồi ra tù và tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc. Trong Nhớ lại, Đào Xuân Quý mang tâm tƣ, tình cảm của một chàng trai có chút năng khiếu văn chƣơng, thích thẩm bình, ham học hỏi và sẵn sàng tham gia hoạt động cách mạng, từng kinh qua nhiều nhiệm vụ, công tác, cuối cùng trở về với văn chƣơng nhƣ một thứ nghiệp gắn vào thân. Trong Năm tháng

đời mình từ khi là một cậu bé đến khi ngót 80 tuổi đời, 50 tuổi nghề, trở thành một nhà văn nổi tiếng, sự nghiệp văn học đồ sộ. Qua hồi ký của ông, ta thấy thế giới hiện thực sắc nét, sống động, đang cựa quậy, phập phồng và một con ngƣời không ngừng thể hiện mình trong cuộc vận lộn mƣu sinh ấy. Anh Thơ, Huy Cận, Đào Xuân Quý, Hoàng Minh Châu… đều trực tiếp đứng ở ngôi thứ nhất số ít kể về cuộc đời mình với những hành trình, biến cố, những kỷ niệm không thể mờ phai

Tô Hoài khơi khơi kể ra những việc mình đã làm trong đợt cải cách ruộng đất, song ông đã bộc bạch những nghĩ suy, xúc cảm trên cơ sở hiểu biết và có độ lùi thời gian cần thiết: “Nghĩ lại giật mình vì sự bắt chƣớc kỳ quặc” [68, tr.36], “nhớ lại vẫn còn hốt” [68, tr.37], “đến bây giờ vẫn nhƣ còn mê ngủ, chƣa hết ngạc nhiên, ngơ ngẩn về đợt công tác dài hạn” [68, tr.35]. Tô Hoài không nói nhiều nhƣng những gì ông bộc bạch cho thấy những tháng ngày làm cải cách đến giờ vẫn ám ảnh ông, khiến ông giật mình thảng thốt, trăn trở khôn nguôi.

Tố Hữu, một thanh niên hai mƣơi tuổi xuân, nhiệt huyết sống, cống hiến đang dâng tràn, lần đầu tiên bị tù đày, phải đối mặt với cái chết, tâm sự: “Lần đầu trong đời tôi mới biết thế nào là “đói đến chết” [85, tr.62], “Đối mặt với cái chết đã khó nhƣng thắng cho đƣợc bản năng sống còn khó hơn... Cơm nóng sốt có thức ăn ngon hơn mọi ngày. Mình biệt giam xa anh em, chỉ cần “tặc lƣỡi” là có thể đổ sông đổ bể sự cố gắng của mình và của cả anh em. Thực sự đó là một cuộc đấu tranh rất căng thẳng giữa lý trí và bản năng. Tôi mƣợn thơ để trợ lực cho mình... nó nhƣ một ngƣời bạn, ngƣời đồng chí giúp tôi vƣợt qua gian nan” [85, tr.65-66]. Cuộc đấu tranh cam go nhất không phải là cuộc đấu tranh trên chiến trƣờng với kẻ thù tàn bạo mà là cuộc đấu tranh trong chính mỗi ngƣời. Cuộc đấu tranh giữa lý trí và bản năng.

Anh Thơ đi theo cách mạng, thấy cuộc đời mình tƣơi đẹp hơn, không còn cô độc, lãng mạn, buồn vẩn vơ nhƣng nhiều băn khoăn, trăn trở: “Tôi ngớ ra: thế lại là kỷ luật à? Mà kỷ luật gì? Kỷ luật về tội yêu và bị lừa đảo chăng?... thấy cay đắng cho bƣớc đầu mình đi vào cách mạng, tin tƣởng ở cách mạng” [187, tr.437].

Huy Cận nghĩ về tuổi thơ và những ngƣời thân yêu luôn với một nỗi buồn: “Dù sao thì lúc nhỏ tôi sống giữa những ngƣời thân thích nhất của tôi với một cảm

quan nặng nề về số mệnh. Tôi thƣơng tất cả mọi ngƣời thân mà lại thấy những ngƣời thân dày vò nhau: có bi kịch nào đau đớn hơn cho một đứa trẻ” [22, tr.3].

Bùi Ngọc Tấn sau khi trở lại với nghề cũng trải lòng mình cùng bạn đọc: “Viết trở lại đâu dễ. Tôi đang đánh vật với chính tôi... Tôi viết để chơi. Viết để cân bằng sinh thái, cân bằng đầu óc, để tập thể dục cho trí não. Tôi viết ít. Và chỉ viết những gì tôi thấy cần thiết. Những gì tôi sợ sẽ rồi sẽ bị lãng quên đi” [167, tr.146]. Bên cạnh đó, ngƣời viết luôn phối kết hợp cả điểm nhìn từ bên ngoài, điểm nhìn của ngƣời kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật khi cần thiết. Nhờ có sự di chuyển điểm nhìn trần thuật mà cái nhìn về con ngƣời, cuộc sống đƣợc mở rộng, trải ra dƣới nhiều góc độ.

Rõ ràng ở hồi ký văn học sau 1985, điểm nhìn của các tác giả gần trùng khít với điểm nhìn của nhân vật. Quan điểm, thái độ của ngƣời kể chuyện cũng chính là quan điểm thái độ của nhân vật. Trƣờng nhìn của tác giả cũng xuất phát từ nội tâm nhân vật. Bởi vậy, mà hình tƣợng tác giả bộc lộ rất rõ với những nét tính cách, những suy nghĩ, những cách hành xử với mọi ngƣời.

Nếu ở ngôi kể thứ nhất Tô Hoài bộc lộ mình là ngƣời sống toan tính, khôn ngoan thì Đặng Thị Hạnh bắt đầu điểm nhìn về làng quê nơi ký ức xa nhất thời thơ ấu đƣợc đặt ở một làng quê Nghệ An: “Suốt đời chúng ta đã theo đuổi những ảo mộng”… “Về bản thân tôi, tôi biết rõ, tôi hoàn toàn không phải là một ngƣời lãng mạn: hạnh phúc trong cuộc đời này là đƣợc sống bình thƣờng trong một gia đình êm ấm, giữa những mối quan hệ xã hội thân thiện” [58, tr.388]; “Khu vƣờn của tôi đơn giản chỉ là một khoảnh đất cứ đầy dần nhờ các thứ cây chồng tôi mang về (rất lộn xộn) hoặc do cô em út tôi cho [58, tr.394]. Hay tự nhận xét về mình, thăm dò cảm xúc của mình, đứng trong vai trò ngƣời kể chuyện, Đặng Thị Hạnh, kể về chính mình, với nhiều điểm nhìn dịch chuyển. Song, kể về mình mà ngƣời đọc vẫn thấy thoải mái và dễ chịu.

Không chỉ trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, Tô Hoài còn khéo léo đặt điểm nhìn vào nhân vật khác để đảm bảo tính khách quan của lời kể. Việc trao điểm nhìn cho nhân vật Nguyễn Tuân, thể hiện Tô Hoài là ngƣời khá khôn ngoan. Về

điểm này chúng ta thấy điểm nhìn trần thuật của Tô Hoài gần với nghệ thuật tiểu thuyết. Rồi cũng có lúc điểm nhìn trần thuật đƣợc Tô Hoài đặt vào nhà văn Phùng Quán để minh họa khách quan thời kỳ các nhà văn đi thực tế. Trao điểm nhìn cho nhân vật khác trong các tác phẩm hồi ký không hề dễ dàng. Bởi ngƣời đọc có thể cho rằng tác giả đang né tránh, muốn gỡ rối, thậm chí che bớt đi một phần sự thật. Tuy vậy, đọc Tô Hoài hay Ma Văn Kháng, Bùi Ngọc Tấn chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, tác giả dẫu là chủ thể nghệ thuật ngôi thứ ba thì vẫn là một nhân chứng quan trọng và đủ độ tin cậy. Sự luân chuyển điểm nhìn trần thuật khiến câu chuyện quá khứ không đơn điệu, hiện thực đời sống, chân dung nhân vật trở nên sinh động. Việc di chuyển điểm nhìn hoặc trao quyền cho nhân vật khác kể chuyện, hoặc mờ hóa điểm nhìn chủ quan: “Nghe kể hồi năm ngoái, năm kia còn chặt chẽ hơn nhiều..” (Trong mưa núi); “Tôi không nhớ rõ vì sao xảy ra chuyện đốt nhà”, “Tôi nghe cậu tôi kể lại…”; “Tôi không nhớ rõ đầu đuôi câu chuyện” (Hồi kí Song đôi)... tạo ra độ mở của những câu chuyện quá khứ.

Nhƣ vậy, khác với điểm nhìn trần thuật trong thể loại hƣ cấu nhƣ truyện ngắn, tiểu thuyết - ngƣời kể chuyện đƣợc quyền hƣ cấu và thƣờng đứng ở điểm nhìn của ngôi thứ ba thì với hồi ký - thể loại phi hƣ cấu - chủ thể trần thuật, ngƣời kể chuyện dẫu đứng ở ngôi nào đi chăng nữa đều là nhân chứng đáng tin cậy kể những điều mắt thấy tai nghe, những câu chuyện đã xảy ra. Điều quan trọng hơn hết là chủ thể trần thuật chính là ngƣời phải có trách nhiệm với những tƣ liệu đã đƣa ra trong tác phẩm, những câu chuyện về những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt và có vị trí trong xã hội, trong lòng độc giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)