Sự kết hợp giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 142 - 147)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

4.2. Các phƣơng thức trần thuật

4.2.2.1. Sự kết hợp giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc

Với đặc trƣng riêng, hồi ký thuộc thể loại ký, kể lại những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả là ngƣời tham dự hoặc chứng kiến. Do vậy ngôn ngữ kể trong hồi ký mang tính chủ quan, định hƣớng xác định bản chất và sự việc của nhân vật, tính hiển ngôn nhiều hơn tính hàm ngôn. Tuy nhiên, nếu chỉ kể, dòng sự việc cứ thế đắp đổi, hiển hiện thì hồi ký sẽ rất nhàm chán, khô khan. Bởi vậy để chuỗi sự việc đƣợc sinh động, để từ chuyện của một ngƣời nói đƣợc chuyện của nhiều ngƣời, chuyện cá nhân nhƣng là chuyện xã hội, ngƣời viết phải đắp da, đắp thịt cho cái khung sự việc của mình bằng ngôn ngữ miêu tả và bộc lộ cảm xúc.

Nếu nhƣ trƣớc đây hồi ký nặng về tính chất kể và tả thì hồi ký văn học Việt Nam sau 1985 chêm xen nhiều giọng điệu. Trong số các tác giả viết hồi ký, Tô Hoài nổi lên là một hồi ký gia có nghề, tinh thông về nghề. Ông có tài quan sát và miêu tả đối tƣợng rất tài tình. Trong khi kể ông có thói quen luôn miêu tả để đóng đinh hình ảnh sự việc vào ký ức ngƣời đọc, kể cả đó là những hình ảnh vụn vặt, linh tinh của cuộc sống đời thƣờng.

Đến với Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng, bạn đọc cảm thấy thích thú khi đƣợc sống trong buổi lễ Vu Lan linh thiêng, thanh tịnh: “Trƣớc chiếu lễ, cạnh cái mõ lớn hơn quả dừa đại, chiếc chuông reo còn lắc lƣ trong một dao động phản hồi, tạo ra cái cảm xúc rƣng rƣng, và tôn nghiêm vốn là cái không khí đặc trƣng của ngôi bàn thờ lớn chiếm cả một gian giữa lộng lẫy vàng son; ở đó ngần ngật ảnh tƣợng Phật tổ, các chƣ phật và các đồ thờ, lúc này đang mờ mờ khói hƣơng và phăng phắc những ngọn bạch lạp cháy dựng đứng hình búp đa” [81, tr.7].

Trong hồi ký của các nhà thơ nhƣ Anh Thơ, Huy Cận, Đào Xuân Quý, Tố Hữu, Hoàng Minh Châu, Thanh Thảo… ngôn ngữ trần thuật của họ không chỉ có sự

phối hợp kể, tả, biểu cảm, bên cạnh những lời văn xuôi còn là những vần thơ, họ tức cảnh sinh tình sáng tác nên những trang hồi ký đƣợm chất trữ tình, đằm thắm.

Trong Hồi ký Song đôi của nhà thơ Huy Cận, nhiều câu, nhiều đoạn đọc lên nhƣ có “ý - tình - hình - nhạc” của thơ. Có những đoạn cảm xúc dồn nén, nhịp điệu câu văn trở nên gấp gáp, dồn dập, lại có lúc thổn thức, phấp phỏng với từng dấu chấm, dấu phẩy, để rồi thở phào nhẹ nhõm. Ngôn ngữ kể, tả, bộc lộ cảm xúc hoà thấm trong nhau nhuần nhuyễn.

Trong Nhớ lại, Đào Xuân Quý rất hay bộc lộ những dòng cảm xúc, đánh giá, nhìn nhận trực diện của bản thân về mọi hiện tƣợng đời sống xã hội, đời sống văn chƣơng bên cạnh những đoạn miêu tả cảnh vật.

Vốn là các tác phẩm hồi ký văn học - những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đích thực, các tác giả sau 1985 rất có tài trong việc miêu tả, bộc lộ cảm xúc. Từng bức tranh cuộc sống hiện ra sống động nhƣ những thƣớc phim của một nhà quay phim lành nghề. Tuy vậy, bằng việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, các nhà văn biết nhấn nhá, dừng nghỉ, thậm chí chạy qua nhanh chóng khiến thế giới nhân vật và câu chuyện của họ sống động hơn cả bộ phim.

Kể về chuyện mua vé số, nhà văn Bùi Ngọc Tấn cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Một chi tiết đơn giản nhƣng có đủ những hỉ nộ ái ố, những hy vọng và cả thất vọng: “Tôi không dò, không đối chiếu, không xem. Vì tôi không mua nữa. Tôi đã thử vận may. Và tôi đã biết vận may của mình. „Chẳng cuộc tôm-bô-la

vui nào‟. Tôi chả bỏ tiền ra mua thất vọng nữa. Nguyên Hồng quay ra. Anh xé tấm

vé xổ số của anh. Chẳng hiểu sao, tất cả những vé không trúng đều bị xé. Có lẽ là để xé đi một niềm hy vọng. Đó là cái đƣợc phép làm của mỗi ngƣời đối với tấm vé mình mua. Những mảnh giấy bay trắng mặt hè. Chúng tôi lên xe đi không nói. Chúng tôi im lặng nhìn bánh xe lăn. Chiếc bánh xe nào cũng phải lăn từng vòng, không thể nào khác đƣợc” [167, tr.425]. Đây tƣởng nhƣ chỉ là sự thất vọng về việc may rủi, song mang ý nghĩa cấu thành sự bất lực của con ngƣời trong cuộc sống. Và càng thực sự buồn khi biết mình có thể thất vọng mà vẫn cố lao vào để mong chờ hy vọng.

Hay nhƣ kể về chiếc xe đạp của Nguyên Hồng, Bùi Ngọc Tấn không thể không nhắc đến cái tên Cún: “Nguyên Hồng yêu quý chiếc xe đạp của anh nhƣ một ngƣời bạn trung thành. Anh kể cho tôi nghe không biết bao chuyện về nó. Anh gọi nó là Cún, một tên gọi thân yêu, ta thƣờng gọi con cháu ta khi chúng còn nhỏ. Tôi rất giận cho trí nhớ của mình. Giờ đây tôi chỉ còn nhớ mỗi chuyện về anh với Cún” [167, tr.426]. Kể chuyện ngƣời khác mà Bùi Ngọc Tấn vẫn cho ngƣời đọc cảm giác về sự ấm áp trong trái tim ông.

Còn Đặng Thị Hạnh, kể về dì Tân, một ngƣời trong kí ức của bà lúc nào cũng đẹp từ vẻ bề ngoài tới tính tình. Trong một lần tới thăm dì ốm: “Bƣớc vào phòng bệnh từ ngoài trời nắng chang chang, tôi chìm ngay vào mùi hƣơng mát rƣợi của một bó hoa quỳ rất to mà mẹ tôi đã cắm ở giữa phòng cho dì tôi. Hình nhƣ trên tƣờng có một bức tranh tĩnh vật êm ả nhƣ không khí căn phòng. Dì tôi ngồi trên ghế xô pha, mặt trắng xanh, mỏng mảnh chẳng khác gì một bông sen trắng.

Trong nhiều năm dài, kí ức về dì tôi khép lại trên hình ảnh và mùi hƣơng ấy, bởi vì sau đó không bao giờ còn gặp lại dì tôi nữa [58, tr.36]. Cái thứ mùi hƣơng ám ảnh bà trong nhiều trang viết. Một tâm hồn đa cảm nhƣ Đặng Thị Hạnh, nghĩ về những ngƣời thân yêu của mình, bà hay nghĩ đến cái mùi vị vừa thơm mát vừa ngát hƣơng.

Có lẽ những trang viết lãng mạn giàu cảm xúc nhất của Tố Hữu chính là những ngày tháng xa xƣa nơi lƣu dấu nhiều kỷ niệm ấu thơ: “Trong ký ức của tôi, khi lên tám, nhà tôi là một nếp nhà tranh, ở đằng sau Tòa Sứ, có mảnh vƣờn nho nhỏ, với mấy cây ổi, cây xoài và một giếng nƣớc rất trong, cả xóm đều khen là pha trà rất đậm và thơm. Đối với tôi, Hội An rất thân thiết, mặc dù hồi đó tôi không hiểu vì về lịch sử của cái thị trấn cổ kính này… Tôi rất nhớ cảnh phố Hội An với sông Thu Bồn nƣớc mầu xanh lục, bên kia bờ có hàng dừa cao đầy trái, ghe thuyền qua lại thơm nức mùi nƣớc mắm, càng rất thèm cái món cao lầu sao mà ngon thế” [85, tr.14-15].

Với việc kết hợp sử dụng ngôn ngữ tả, kể nhiều cảm xúc, các tác giả hồi ký sau 1985 đã thêm một lần nữa khám phá chính tâm hồn mình. Hầu hết trong số họ, khi viết hồi ký đã không còn trẻ nữa, đều ở tuổi “tri thiên mệnh” nhƣng sự lƣu giữ ký ức, phả hồn vào những cảm xúc xƣa cũ khiến từng con chữ trở nên có màu sắc,

lấp lánh gọi mời độc giả. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ này, bạn đọc càng hiểu hơn sự găm giữ, những ẩn ức, tiếc thƣơng của các nhân vật.

4.2.2.2. Ngôn ngữ dung dị, đời thường

Nếu trƣớc 1985, hầu hết các tác phẩm hồi ký hoặc là viết với ngôn ngữ ngợi ca, hoặc đậm chất anh hùng, thì sau 1985, hồi ký văn học Việt Nam đã đƣợc phả làn gió đổi mới, chính vì thế mà đậm chất sống, chất đời thƣờng.

Theo Tô Hoài “tinh thông về chữ là một điều cần thiết”. Với ông, nghề văn là một nghề công phu, vất vả, trong đó lao động câu chữ là nhiệm vụ hàng đầu. Tô Hoài luôn có ý thức tinh lọc ngôn ngữ trong lời ăn tiếng nói của nhân dân đƣa vào tác phẩm của mình một cách sinh động, đa dạng. Ông biết khai thác kho của cải vô tận để bổ sung vốn ngôn từ cho mình, để phản ánh cuộc đời nhƣ nó vốn có, dung dị và đời thƣờng.

Cái hay trong việc sử dụng ngôn ngữ của Tô Hoài là ông đã đƣa vào hồi ký những từ ngữ hết sức đời thƣờng, thậm chí thô tục nhƣng là lời ăn tiếng nói hàng ngày của đông đảo quần chúng nhân dân, của các bạn văn vốn bỗ bã, dân dã, không kiểu cách, cầu kỳ.

Trƣớc sự hiện diện chân dung của những ngƣời nông dân, Tô Hoài đã thể hiện sự bức xúc: Họ xƣng hô với nhau: ông - tôi, ông - mày, mày - tao, tao - thằng… Họ nói với nhau những câu đốp chát. Thậm chí trong hồi ký của mình, Tô Hoài còn sử dụng cả những từ ngữ rất thô tục. Phùng Quán về xóm Đồng đi thực tế và nhận ra: “Trí thức tiểu tƣ sản không bằng cục cứt”. Bị dân nói móc về chuyện đi hót phân, Phùng Quán xỉa xói: “Dân ở bờ bãi quen xơi cả cứt có khác. Chúng nó nói nặng hơn chửi, tôi không dám đối đáp lại” [70, tr.83]. Rồi những cụm từ dái ngựa, dái dê, dái chó, đéo chơi với chúng mày nữa, ỉa, đái… cũng đƣợc Tô Hoài khuân vào trang viết của mình.

Thực chất việc đƣa ngôn ngữ dân dã, đời thƣờng, thậm chí thô tục là chủ ý của Tô Hoài. Ông muốn trang văn là trang đời. Trang văn hãy cứ phản ánh nhƣ những gì có thật ngoài đời, không cần trau chuốt, hoa mỹ, không cần những lời có cánh. Đó cũng chính là cảm quan nhân bản đời thƣờng trong văn ông. Bởi vậy, đọc

hồi ký Tô Hoài ta ngỡ nhƣ mình đang sống, đang đƣợc tiếp cận trực tiếp với những nhân vật ở ngoài đời. Cuộc sống đang bƣớc đi, vận động nhƣ nó vốn có.

Trong ký ức của Bùi Ngọc Tấn, ngôn ngữ Nguyên Hồng gần gũi, thân tính: Một buổi sớm, tôi còn đang ngủ, anh khe khẽ: Tấn dậy chưa (...)Đi chơi phố đi... (...) Chốc về đánh răng rửa mặt” [167, tr.62-63].

Hồi ký Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng cũng sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thƣờng với những lời ăn, tiếng nói của cuộc sống nhà văn trải nghiệm. Đó có thể là cuộc họp của nông dân hợp tác xã với những rối ren, thắc mắc, mâu thuẫn không thể hoá giải: “Mẹ nó, ngô tháng giêng ăn mẹ nó hết rồi, còn bắt thống kê! Làm bỏ mẹ chẳng đủ ăn đây này” [88, tr.94], “Đ. mẹ nó, không có mặt nó vứt toàn xƣơng xẩu cho ngƣời ta. Ông đút c. vào mua nữa” [88, tr.103]. Rồi mỗi khi cái ngõ nhỏ, lầy lụa phân bùn nơi gia đình ông ở lên cơn sài giật là lại vang lên những tiếng chửi: “Có ăn cứt mới xấu! Tao dắt trai về, tao ngủ với nó, việc gì mà xấu. Việc đ. gì đến mày!” [88, tr.239]; “Mày còn nói nữa tao đập vào mặt mày” [88, tr.239]; “Tiên sƣ đồ chửa hoang! Mày không câm mồm bà nhét cứt vào mồm mày bây giờ!” [88, tr.240]. Ngoài ra, Ma Văn Kháng còn dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ và cả những lối nói quen thuộc của dân gian để nói về nhân tình thế thái.

Nhớ lại của Đào Xuân Quý rất nhiều đoạn văn sử dụng cách nói dân dã, đậm

chất khẩu ngữ của ngƣời kể chuyện, của các nhân vật. Nhớ lại một thời của Tố Hữu hay sử dụng những phƣơng ngữ của ngƣời Huế. Mất để mà còn của Hoàng Minh Châu ngoài việc sử dụng những phƣơng ngữ nhƣ: o, tui, eng, rứa, mô, tê, con mệ

nầy, nỏ biết, tau, mi… và những thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ dân gian nhƣ: tìm kế

sinh nhai, ăn không nói có, gắp lửa bỏ tay người, làm ăn cò con, mạnh ai nấy lo, buôn phải có bạn, bán cũng có phường; có một không hai; cơ hội ngàn năm có một… đôi chỗ đã ghi lại cả đoạn đối thoại dài giữa những dân công hoả tuyến và bộ đội hành quân ra trận.

Đặt các nhân vật đối thoại với nhau, các tác phẩm hồi ký sau 1985 đã tạo nên sự uyển chuyển và đa dạng trong sử dụng ngôn ngữ. Không đơn thuần là kể, qua

ngôn ngữ đối đáp đời thƣờng các nhân vật tự cho độc giả thấy đƣợc xuất thân, hoàn cảnh và cả những nghiệt ngã của cuộc đời. Không chỉ hồi ký của Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Tố Hữu, Đào Xuân Quý, Hoàng Minh Châu, ngay cả trong hồi ký của Anh Thơ, Bùi Ngọc Tấn, Huy Cận… ngôn ngữ đời sống, dân dã, tự nhiên, đôi chỗ đậm chất khẩu ngữ cũng ùa tràn vào. Ký ức trong họ đƣợc tái dựng nhƣ cuộc sống đang bƣớc đi, đang hiển hiện. Cuộc sống ấy có những thơ mộng, lãng mạn nhƣng không thiếu những va đập, đối lập để từ đó các nhân vật bộc lộ hơn quan điểm về cuộc sống và cách nhìn ngƣời của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)