Hình tƣợng tác giả dƣới điểm nhìn chủ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 45 - 52)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Hình tƣợng tác giả dƣới điểm nhìn chủ thể

Khi đề cập đến hình tƣợng tác giả, Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn

Khải và tư duy tiểu thuyết (1998) đã chỉ ra một hình tƣợng ngƣời kể chuyện đặc biệt

trong sáng tác của Nguyễn Khải: “Có một ngƣời kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là “chú Khải”, “ông Khải”... cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử nhƣ biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối tƣợng của văn chƣơng (...) Nhân vật này góp phần tạo ra giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các trang văn Nguyễn Khải” [19, tr.141]. Bởi vì, thông qua tác phẩm văn chƣơng, ngƣời nghệ sĩ thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của mình đối với cuộc sống và con ngƣời. Nếu cơ sở tâm lý của hình tƣợng tác giả là hình tƣợng cái “tôi” thể hiện trong vai giao tiếp thì cơ sở nghệ thuật của hình tƣợng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: lời của ngƣời trần thuật, ngƣời kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tƣợng ngƣời phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định.

Năm 2006, tác giả Đào Thuỷ Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại đã lƣu ý tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con ngƣời đƣơng thời: con ngƣời trong thời gian và lịch sử, trong các khả năng lựa chọn và thích ứng; các mối quan hệ gia đình; trong mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ...: “Từ thế giới con ngƣời mới trong phê phán và đấu tranh với thế giới con ngƣời cũ, hoặc với cái cũ trong con ngƣời, đến thế giới ngƣời trong nhiều lứa tuổi, nhiều vị trí xã hội với mênh mông những buồn vui của kiếp ngƣời... là con đƣờng vận động và phát triển của thế giới nhân vật Nguyễn Khải” [124, tr.7].

Nguyễn Thị Nga (2010), trong LATS viết về Hình tượng tác giả nữ trong

thơ thời chống Mĩ đã khẳng định hình tƣợng tác giả là kiểu nhân vật đặc biệt: “Có

thể coi nhƣ là một kiểu nhân vật tồn tại trong thế giới nghệ thuật nhƣng là một kiểu nhân vật đặc biệt không giống bất cứ nhân vật nào khác trong tác phẩm” [119, tr.2].

Trong thơ, hình tƣợng cái tôi giữ vị trí quan trọng với tƣ cách là chủ thể sáng tạo có thế giới nội tâm phong phú và phức tạp. Nhà thơ nói về cuộc sống thông qua

những cảm nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là phƣơng thức biểu hiện của thơ trữ tình dựa chủ yếu vào chủ thể sáng tạo. Cái tôi trong thơ là cái tôi tự biểu hiện, tự giãi bày, tự tạo cho mình một gƣơng mặt riêng mà mọi ngƣời có thể tìm thấy để chia sẻ những cảm nghĩ của mình.

Đặt trong sự đối sánh với tiểu thuyết, chúng ta nhận thấy nhân vật là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là điểm quan trọng để nhà văn lí giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội. Trong tiểu thuyết, hình tƣợng tác giả đƣợc thể hiện thông qua thế giới nhân vật. Đó có thể là sự hóa thân của chính tác giả, cũng có thể đƣợc xây dựng từ những nguyên mẫu của đời sống.

Khác với thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… cái tôi tác giả trong thể loại ký lại tồn tại dƣới một phƣơng thức khác. Trong các tác phẩm ký, nhân vật trần thuật hầu hết chính là cái tôi tác giả. Sự có mặt của nhân vật trần thuật, nhất là tác giả vừa đóng vai trò ngƣời chứng kiến để tăng cƣờng tính xác thực đồng thời cũng để bộc lộ khuynh hƣớng tƣ tƣởng của mình. Ngƣời viết ký phải đặc biệt tôn trọng, phải truyền đạt trung thực, chính xác những sự kiện của đời thực, việc thực, và ngay cả xúc cảm thực, dẫu cho cái xác thực đó thuộc về khách thể hay chủ thể sáng tạo. Và các tác phẩm ký, do trần thuật về ngƣời thật, việc thật nên có giá trị cung cấp cho ngƣời tiếp nhận tri thức về cuộc sống và những tƣ liệu lịch sử. Tuy nhiên, hình tƣợng cái tôi trong tác phẩm ký không mang tính chất ghi chép và phản ánh một cách thụ động, máy móc mà ngƣợc lại rất năng động, chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống. Trong nghệ thuật viết ký, điều quan trọng nhất là ngƣời viết ký phải lựa chọn ra những nét đặc sắc, riêng biệt từ những cái thân quen, gần gũi mà không làm mất đi vẻ đẹp nguyên bản với sự chân thực vốn có của nó. Điều này đòi hỏi nhà văn, những ngƣời viết ký ngoài tài năng ra còn cần lắm cái tâm đặt ở ngòi bút.

Trần Thị Mai Phƣơng (2017), trong LATS “Tư duy nghệ thuật trong hồi ký

văn học Việt Nam từ 1986 đến nay” đã chia cái tôi trong ký thành 3 loại: “loại viết

về cái chung, bên ngoài (hồi ký xã hội, hồi ký thế sự, lịch sử...) cái tôi tác giả ít biểu hiện mình hơn hoặc biểu hiện kín đáo hơn nhằm giữ đƣợc sự khách quan nhất định. Ở loại viết về cái riêng, cái cá nhân (hồi ký đời tƣ, hồi ký tự truyện...) thì cái tôi tác

giả có thể bộc lộ trực tiếp và đậm nét hơn. Ở loại kết hợp giữa cả hai loại trên, cái tôi tác giả cũng mang cả hai đặc điểm của hai loại trên. Hồi ký chính là thể loại kết hợp giữa việc viết về cái chung và cái riêng nhƣ thế. Cái tôi tác giả trong hồi ký, có lúc đƣợc biểu hiện một cách ngầm ẩn, khách quan, lạnh lùng; có lúc lại đƣợc thể hiện trực tiếp, chủ quan, mãnh liệt. Sự biểu hiện cái tôi tác giả trong hồi kí vì thế cũng rất đa dạng, phức tạp” [149, tr.77]. Luận án này đã tập trung nghiên cứu tƣ duy nghệ thuật và xem đây là loại hình tƣ duy đặc thù trong quá trình cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật. Cụ thể là tác giả đã khai thác tƣ duy nghệ thuật trong hồi ký văn học Việt Nam từ 1986 đến nay qua các mã quan niệm, các hình tƣợng nghệ thuật, và các phƣơng thức trần thuật.

Lấy cái tôi của mình để dẫn chuyện, đƣa chuyện, dĩ nhiên cái tôi trong hồi ký nói chung và hồi ký văn học Việt Nam sau 1985 nói riêng là một sự “bảo lãnh” để cam kết tính sự thật của sự việc, sự kiện. Trong hồi ký, hình tƣợng tác giả “Tôi” là nhân vật chính tự kể về mình. Cái tôi của ngƣời kể chuyện nhiều khi trùng hợp với các sự kiện đời sống và tâm tƣ tình cảm của bản thân nhà văn. Nhƣng cũng có khi chỉ để thể hiện “cái ngoài mình”, một hiện thực cuộc sống đƣợc “khúc xạ qua lăng kính của nhà văn”. Và khi đó cái “tôi” không hoàn toàn đồng nhất với số phận, tính cách của nhà văn “hình thức trần thuật có tính bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao độ”. Ngƣời trần thuật ở đây hoàn toàn nhập vào nhân vật để quan sát, giãi bày, tự mổ xẻ, phân tích nội tâm của mình. Tác giả là ngƣời hƣớng vào diễn biến tâm lý bên trong của cái tôi đang ở vai trò ngƣời kể chuyện.

Trong khi đó, cái tôi trong các tác phẩm hồi ký trƣớc 1985 thể hiện trong tính cộng đồng, hòa vào cái chung vì điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Cái tôi e dè trƣớc việc thể hiện mình, tiếng nói chung dù khiến cái tôi chìm ẩn nhƣng lại an toàn và tự tin hơn.

Một điều cần khẳng định nữa là sự bộc lộ cá tính, bản sắc, phong cách của những cái tôi tác giả ấy cũng rất phong phú. Đó là những cái tôi chiêm nghiệm với quá khứ, cái tôi yêu thƣơng và trách nhiệm, cái tôi uyên bác và hào hoa. Nếu nhƣ cái tôi tác giả trong hồi ký trƣớc 1985 dù có đề cập đến việc nhận đƣờng, tìm đƣờng trong hành trình viết văn, thì điểm cuối cùng vẫn là hƣớng cái chung về phía nhân

dân, phía cách mạng, viết nhƣ việc chiến đấu để dành lấy hy vọng và niềm tin vào cuộc sống mới. Trong khi ấy, cái tôi trong hồi ký sau 1985 lại luôn giằng co giữa thân phận con ngƣời và sự biến thiên của thời cuộc. Một mặt họ chấp nhận sống trong thời cuộc ấy, nhƣng một mặt muốn bứt ra khỏi những vần xoay; một mặt muốn chỉ làm văn chƣơng nhƣng lại bị “cơm áo không đùa với khách thơ”; một mặt muốn làm trƣợng phu nhƣng phải chấp nhận cái con ngƣời tiểu nhân, bé mọn, ích kỉ, nhỏ nhoi, cùn mòn, héo úa. Vì thế mà Bùi Ngọc Tấn, Vũ Bão, Phùng Quán có điểm nhìn khác với Tô Hoài, Sơn Nam, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... Họ là những ngƣời đã nếm trải mọi buồn vui của cuộc sống, “vào tù ra tội” và bị ngƣời đời nhìn với con mắt ghẻ lạnh. Song những trang hồi ký của họ, dẫu có ấm ức nhƣng vẫn ấm áp; dẫu có nƣớc mắt nhƣng không thiếu những nụ cƣời, dẫu có bất hạnh nhƣng đôi lúc vẫn có may mắn. Trên tinh thần lạc quan ấy, hồi ký sau 1985 càng cho bạn đọc thấy sự cởi mở về cách nhìn và quan điểm sống.

Đọc hồi kí Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương chúng ta thấy Ma Văn Kháng sử dụng hình thức ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” để trần thuật, nhà văn không chỉ tái hiện bức tranh hiện thực lịch sử xã hội và đời sống con ngƣời một cách đa diện, đa chiều mà còn khẳng định đƣợc hình tƣợng cái “tôi” nghệ sĩ rất sâu sắc. Đây cũng là một trong những tiền đề cốt lõi khẳng định dấu ấn riêng của nhà văn đối với một thể loại mà không phải ai cũng thành công. Hồi ký Năm tháng nhọc

nhằn, năm tháng nhớ thương, với lối kể chuyện thiên về một giọng ngƣời kể chuyện

xƣng “tôi”, song cái “tôi” tác giả hiện lên khá trọn vẹn, góp phần tạo nên sức lôi cuốn đối với ngƣời đọc.

Dù đọc Tô Hoài ngƣời ta nhận diện từng khuôn mặt ngƣời song nhân vật Tôi chính là nhân vật có sức cuốn hút nhất trong các trang hồi ký của ông. Bởi nó có cả rồng phƣợng lẫn với rắn rết, có cả cái xấu và cái tốt. Đó không chỉ là một con ngƣời thông minh, dí dỏm, mà còn là ngƣời biết nhìn đời với sự chín chắn, nghĩ nhiều hơn nói. Nói, nhắc lại những sự đã qua mà rất mới mẻ và sinh động. Đọc và khám phá nhân vật “tôi” chính là khám phá thế giới xung quanh “tôi” với đủ những gƣơng mặt ngƣời, và cả những gƣơng mặt không ra ngƣời. “Tôi” của Tô Hoài là nhân vật đầy ma lực, kêu gọi sự khám phá của ngƣời đọc.

Yêu cầu tiên quyết với ngƣời kể chuyện - nhân vật “tôi” của hồi ký đó chính là: “Không cho phép nhà văn tùy tiện hƣ cấu, tức là không đƣợc tự mình thêm bớt vào tác phẩm những điều không có trong thực tế của lịch sử, những suy nghĩ không tƣơng thích với tâm trạng con ngƣời trong bối cảnh lịch sử đã mặc định. Hồi ký văn học hay đòi hỏi sự lão thực trong cái tình, cái tâm và chân tài của nhà văn đƣợc thể hiện trọn vẹn trong một cái tôi đặc sắc, nhiều giá trị độc lập, khách quan có ý nghĩa chung lâu dài” [185, tr.40].

Với hồi ký sau 1985, cái tôi hình tƣợng tác giả đã có bƣớc di chuyển mới so với hồi ký ở các giai đoạn trƣớc đó. Dù cuộc đời bầm dập, dù trải qua những biến thiên thì các tác giả hồi ký sau 1985 vẫn luôn lạc quan. Suy cho cùng, ngƣời đọc vẫn nhận ra hình ảnh nhân vật tôi trân trọng quá khứ, lạc quan ở hiện tại vì họ đã phần nào có sự thành công trong sự nghiệp, có tên tuổi và vị trí trên văn đàn, họ đƣợc sống là chính mình. Hầu hết các tác phẩm hồi ký giai đoạn này mở đầu đều nóivề tuổi thơ buồn thƣơng với những gƣơng mặt u buồn, là nỗi nhớ mẹ khôn nguôi, hay là làng quê yên bình, những năm tháng chiến tranh với cái đói và nỗi sợ mất mát, chia ly. Để rồi sau đó họ đƣợc gặp những con ngƣời kiên trung trong chiến đấu, những ngƣời bạn văn nhiệt huyết và trăn trở với nghề. Cuối cùng là phút giây chiêm nghiệm lại quá khứ vì họ đã sống có ý nghĩa với cuộc đời, có ích với xã hội. Chính điều này đã tạo nên vị trí của các tác phẩm hồi ký, sự ảnh hƣởng và định hƣớng thẩm mỹ nghệ thuật tới độc giả.

Viết hồi ký là quá trình nhà văn tự nhận thức về đời sống và lịch sử bằng thái độ sòng phẳng với quá khứ. Với độ lùi của thời gian nhất định, mỗi ngƣời viết có kiến giải và đánh giá khác nhau trên tinh thần nói ra sự thật và tôn trọng sự thật. Đồng thời, cũng là cơ hội để họ trả lời, lý giải cho những ngƣời đƣơng đại hiểu về những câu chuyện đã qua. Có lẽ chính điều đó mà nhiều cuốn hồi ký thời kì đổi mới là tác phẩm văn chƣơng thực thụ chứ không đơn thuần là hồi tƣởng, ghi chép, tƣờng thuật sự kiện. Có thể khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của hồi ký từ sau đổi mới trƣớc hết xuất phát từ nhu cầu nội tại của nhà văn, muốn lƣu giữ lại những câu chuyện đã xảy ra, những ký ức xa xƣa, những sự thật chƣa đƣợc khám phá. Tô Hoài từng thừa nhận: Viết hồi ký là một cuộc đấu tranh tƣ tƣởng để thấy ra sự thực. Vì là

quá trình đấu tranh, sợ mất lòng, sợ phản ứng của mọi ngƣời mà không nhiều nhà văn viết hồi ký, hoặc nếu có viết thì cũng cất giữ làm của riêng, “của để dành”. Đơn giản nếu không có độ gián cách nhất định, hồi ký dễ dẫn đến sự tô vẽ cho hình ảnh bản thân, “đánh bóng tên tuổi” hoặc “giả ân giả oán” và cũng dễ gây mất lòng với những nhân vật, những chi tiết liên quan. Có lẽ vì thế mà hầu hết khi về già, ở tuổi tri thiên mệnh, các nhà văn mới nghĩ đến công việc viết hồi ký.

TIỂU KẾT

Hình tƣợng tác giả là một kiểu nhân vật đặc trƣng của văn học nói chung và tự sự nói riêng. Riêng đối với hồi ký, hình tƣợng tác giả là một nhân vật đặc biệt. Chính vì thế hình tƣợng tác giả có vai trò quan trọng trong lý thuyết thể loại, đặc biệt với hồi ký, chủ thể sáng tạo luôn là kiểu nhân vật đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.

Hầu hết các bài viết đều nhấn mạnh nội dung, cách viết của các tác giả hồi ký. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chƣa lý giải phong cách, lý giải thi pháp qua hình tƣợng tác giả. Đây chính là vấn đề bỏ ngỏ, chƣa đƣợc quan tâm, đánh giá đúng mà chúng tôi muốn nhìn nhận lại.

Việc nghiên cứu hình tƣợng tác giả trong hồi ký thời kỳ đổi mới là cần thiết, góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu một cái nhìn toàn diện hơn về đời sống văn học sau năm 1985. Đồng thời, thông qua hình tƣợng tác giả, chúng tôi có thể khẳng định đƣợc phong cách nghệ thuật của các nhà văn.

Trong luận án này, chúng tôi khảo sát hình tƣợng tác giả qua các tác phẩm hồi ký văn học giai đoạn đổi mới (sau 1985) có giá trị và tạo đƣợc chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Đây là thời điểm chuyển giao, cởi trói cho đời sống của ngƣời dân nói chung và đời sống văn nghệ sĩ nói riêng. Chính lẽ đó, đây cũng là giai đoạn mà nhiều tác phẩm hồi ký ra đời, và đem lại những giá trị phong phú trong đời sống văn chƣơng. Bên cạnh những thể loại văn học khác, thể loại ký nói chung và thể hồi ký nói riêng đã khẳng định sự khởi sắc, sự vận động và có nhiều thành tựu. Giai đoạn đầu thời kì đổi mới, phóng sự bật lên ở vị trí cao, sau đó chững lại. Riêng hồi ký vẫn giữ đƣợc phong độ, nếu không muốn nói là có xu hƣớng phát triển hơn, đặc biệt là trong vài năm gần đây, khi xu hƣớng nhìn nhận lại những sự thật trong quá khứ, nhiều cuốn hồi ký đã ra đời và đƣợc bạn đọc đón nhận.

Hy vọng rằng, với cái nhìn tổng quan, xuyên suốt công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)