Chân dung bè bạn một thời

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 85 - 95)

CHƢƠNG 3 : HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP

3.1. Chủ thể qua những chân dung văn học

3.1.2. Chân dung bè bạn một thời

Cùng với các thể loại văn học khác, hồi ký trƣớc 1985 hƣớng tới khuynh hƣớng sử thi vì vậy các tác giả dựng chân dung nhân vật hoặc là ngƣời cách mạng

1985, hình tƣợng tác giả để lại dấu ấn qua việc dựng hình ảnh của những ngƣời bạn, những ngƣời gắn bó với mình không chỉ trong công việc mà những chạm va của cuộc sống hàng ngày.

Tô Hoài một nhà văn lão làng trong văn chƣơng, đặc biệt trong các tác phẩm hồi ký, ông đã từng tâm sự: viết hồi ký là một cuộc đấu tranh để viết ra, đấu tranh để nói lên sự thật và một nhà văn thực sự dũng cảm mới thử tài mình trong thể loại này. Trong cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, ông cũng chân thành bộc bạch quan điểm khi dựng chân dung về bạn bè, đồng nghiệp: “Ngƣời ta ra ngƣời ta thì ngƣời ta phải là ngƣời ta đã chứ”. Hồi ký không chấp nhận sự hƣ cấu, tƣởng tƣợng, phóng đại, nói quá, bởi nhƣ vậy là đi ngƣợc với mã sự thật mà đặc trƣng thể loại này đặt ra. Vì vậy, muốn biết “con ngƣời bên trong con ngƣời” ở mỗi cá nhân ngƣời nghệ sĩ, thể loại này chắc chắn sẽ đáp ứng ngƣời đọc và ngƣợc lại ngƣời đọc đƣợc đón nhận những điều thú vị mà họ tò mò muốn biết.

Viết về Nguyễn Tuân, Tô Hoài và các nhà văn khác cho bạn đọc thấy chàng Nguyễn là một ngƣời đƣợc bạn văn viết nhiều nhất. Ông có cái “ngông” trong văn chƣơng, cái ngông của một con ngƣời tài hoa, uyên bác, lấy cái tài và nhân cách của mình đặt lên trên thiên hạ. Một con ngƣời sống có bản lĩnh, không chịu uốn mình theo thời thế. Cát bụi chân aiChiều chiều của Tô Hoài đã dựng nên một Nguyễn Tuân nhƣ thế, một Nguyễn Tuân “chơi chua” khác ngƣời. Nguyễn Tuân khác ngƣời không chỉ trong cách ăn mặc “khăn lƣợt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt thƣớc thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định”. Đi xe đạp thì không sơn, xe “cởi truồng”, không mắc gác đờ bu. Ăn thì rất khảnh: “Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không chỉ dễ dãi vì miếng ăn, miếng uống mà phải là hợp khẩu vị, ngon theo ý mình… Nguyễn Tuân sành ăn và kỹ tính tuyệt nhiên không xô bồ” [68, tr.29].

Con ngƣời đó thích đi và khao khát đƣợc đi bởi với ông đi là nhu cầu, là lẽ sống, đi để “thay đổi thực đơn cho giác quan”, “Cả đời Nguyễn Tuân. Làm thế nào đi đƣợc, chỉ cốt đi đƣợc” [68, tr.15]. Dù bị căn bệnh thấp khớp hành hạ, Nguyễn Tuân vẫn luôn thích đi đến những vùng Tây Bắc xa xôi, thích trèo lên cả dãy Hi Mã

Lạp Sơn để khám phá những điều kỳ thú. Khi không đƣợc đi xa, ông đành cứ “tối tối tôi lại rƣớc tôi ra đƣờng”, “mà cái thúc giục vẫn là những cơn đói đi” [68, tr.15]. Với Nguyễn Tuân, đi đã trở thành một nghề: nghề đi. Ông “cẩn thận đã thành thói quen và cầu kỳ đến đam mê”. Với ông, đi là một nghề nên “sửa soạn cũng là khai thác để thƣởng thức đƣợc chu đáo” [68, tr.19] vì “khó nhọc của nghề đi không biết thế nào là cùng. Lo cho việc đi là yêu đi và biết hƣởng thụ đi. Mải mê quên ngày tháng, nhƣng tính đếm sửa soạn cho mải mê thì phải nhớ từng li” [68, tr.21].

Hơn hết, Tô Hoài nhận ra Nguyễn Tuân là ngƣời trực tính, yêu ghét rõ ràng, thù lâu, nhớ dai. Nguyễn Tuân sẵn sàng “đuổi một ngƣời gõ nhầm cửa. Dửng dƣng trƣớc một ngƣời mình không ƣa, dù ngƣời ta giơ tay định bắt tay. Lại thấy cái ông ấy vào cùng buồng trong bệnh viện, nhất định sang buồng khác” [68, tr.77]. Thậm chí, Nguyễn Tuân đã đuổi cả họa sĩ Nguyễn Sáng - ngƣời bạn thân của mình ra khỏi nhà hôm mùng ba Tết vì anh ta dám nói “chỉ một Nguyễn Sáng này thôi còn đâu là vứt hết”. Đôi lúc, Nguyễn Tuân còn là ngƣời ác mồm, ác miệng: “Khi tôi chết nhớ chôn tôi với mấy thằng phê bình”. Nhƣng rồi lại dễ dãi và buông tuồng “nếu dƣới đó mấy thằng phê bình mời ông đi uống rƣợu và chơi đảo Cát Hải chắc ông cũng cƣời xoà, làm lành ngay” [68, tr.78]. Nguyễn Tuân là thế đấy, để lựa chọn bất cứ cái gì với việc đi, ông chọn không đắn đo, đi ngay.

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn Tô Hoài yêu quý nhất. Chính vì thế qua Cát bụi chân ai, hình ảnh chân dung Nguyễn Tuân đƣợc đặc tả rõ nét, trong

Chiều chiều, Nguyễn Tuân thấp thoáng ẩn hiện mà vẫn đủ để ngƣời đọc nhận ra con

ngƣời và cá tính của ông. Thông qua cách dựng chân dung Nguyễn Tuân, ngƣời đọc nhận thấy hình tƣợng tác giả - ngƣời trần thuật Tô Hoài thật ấm áp, nhất là với bạn bè thân thiết.

Ngoài ra, trong ký ức của Đào Xuân Quý, Nguyễn Tuân thuộc lớp nhà văn đàn anh đáng để các thế hệ văn nghệ sĩ lớp sau ngả mũ khâm phục, kính nể cả về tài năng và nhân cách. Ông không bao giờ biết “luồn cúi, bợ đỡ, nịnh hót ai dù ngƣời đó ở cƣơng vị nào cũng vậy” [153, tr.139]. Ông cả đời chỉ phụng sự cho nghệ thuật, không lãng phí thời gian vào những chuyện bon chen, chạy vạy vì danh, vì lợi. Với

những nhà văn trẻ, ông luôn gần gũi, ân cần và thân ái. Ông tha thiết truyền cho họ những kinh nghiệm trong nghề của một ngƣời đi trƣớc, đã khẳng định đƣợc tên tuổi trên diễn đàn văn học Việt Nam.

Qua những trang văn của Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân hiện lên với chân dung con ngƣời hồn hậu, dung dị, nụ cƣời đầm ấm, thân thiện dƣới “bộ ria mép đốm bạc rất đƣợc tƣớng”. Hơn hết, Nguyễn Tuân là ngƣời ƣa xê dịch, từng chi tiết nhỏ của đời sống, thiên nhiên, tạo vật qua lăng kính của Nguyễn Tuân đều gây sự say mê, hứng thú cho ngƣời đọc. Một Nguyễn Tuân “đi không ngƣng nghỉ”, coi đi là một “nghiệp chƣớng của nghề viết” [88, tr.488].

Trong con mắt của hầu hết các văn nghệ sĩ cùng thời, Nguyễn Tuân hiện lên thật sinh động từ đời thƣờng đến trang văn. Nguyễn Tuân là ngƣời cầu kỳ, kiêu bạc, nhƣng chân tình và chu đáo với bạn bè. Ông duy mỹ trong cuộc sống và cẩn trọng trong từng con chữ. Cũng dễ hiểu thôi, chỉ con ngƣời ấy, tính cách ấy, mới có thể viết nên Vang bóng một thời và những trang tùy bút với ngôn ngữ tài hoa và điêu luyện đến vậy.

Cũng là một nhà văn đƣợc viết nhiều trong các trang hồi ký sau 1985, Nguyên Hồng - hiện lên gắn với hình ảnh những ngƣời cùng khổ ở vùng đất Hải Phòng. Mà cái khổ nhất là tâm tƣ, là những giọt nƣớc mắt đàn ông đa cảm. Ông yếu đuối, dễ xúc động, thƣơng ngƣời, mau nƣớc mắt. Kháng chiến bùng nổ, theo cách mạng, đi thoát ly, nhớ nhà, khóc, phải về. Kể về nhân vật trong truyện của mình, thấy thƣơng khóc. Truyện ngắn của Nguyên Hồng có vấn đề, họp kiểm điểm, những lời đao búa truy dồn, khùng lên, khóc oà. Tờ báo Văn bị kiểm điểm vì có tƣ tƣởng hữu khuynh, bị lũng đoạn, ông vừa kể lể công lao, sự cống hiến quên mình, vừa mếu máo, nƣớc mắt ròng ròng, hai tay mê mẩn, xót xa. Lão Tiểu Lạc Viên đuổi ông ra khỏi quán vì mang theo đùm thịt chó, nƣớc mắt lƣng tròng. Đƣợc ăn món bánh cuốn năm xƣa ở phố Khách, Hải Phòng hồi còn niên thiếu, tay nâng chén mà đầm đìa nƣớc mắt. Ma Văn Kháng lần đầu tiên gặp Nguyên Hồng ở lớp Bồi dƣỡng những ngƣời viết văn trẻ Hà Nội, ông ấn tƣợng mãi với hình ảnh: “Nguyên Hồng đến, nói về Sóng gầm, rồi vừa đọc Cửu Long giang ta ơi! vừa khóc nghẹn ngào”.

Mọi lúc, mọi nơi, trƣớc mọi sự việc Nguyên Hồng đều hồn nhiên, chân chất, không bao giờ kìm nén cảm xúc.

Bên cạnh một Nguyên Hồng có vẻ “nông dân” ta còn bất ngờ trƣớc một Nguyên Hồng trăng gió, đa đoan, dan díu, vụng trộm với một bà “nạ dòng”, vợ con kéo đến đánh ghen, chả tiếc cái gì, chỉ tiếc nuối: mất mẹ nó cái màn.

Nguyên Hồng có nhiều cái khoái. Ngoài món chả “Sài Goòng” đƣợc ca tụng nhƣ là thần dƣợc, ông còn rất “khoái tỉ” món tầm quất tra tấn, một cái thú của Hà Nội. Đi đâu xa, ông cũng phải tìm bằng đƣợc món sảng khoái này.

Với tƣ cách một nhà văn, Nguyên Hồng là ngƣời có trách nhiệm, tận tụy, cần mẫn trong công việc. Ông đặc biệt chú trọng những trang bản thảo, luôn cẩn thận mang theo trong cặp và giữ khƣ khƣ bên mình. Khi cần quyết đoán, ông cũng đã đƣa ra những quyết định không dễ mấy ai làm đƣợc và dám làm. Đó là việc Nguyên Hồng nghỉ hƣu non, đƣa cả nhà về Nhã Nam sống, tránh xa mọi danh lợi, bon chen, mọi lời chê trách. Nguyên Hồng trƣớc sau vẫn là chính mình. Ông thích sự chân thành, lối sống giản dị, thậm chí thoải mái đến buông tuồng, suồng sã. “Về Nhã Nam” là sự lựa chọn đầy tự trọng của con ngƣời đã trải qua bao tai ách, mƣa gió, tráo trở của cuộc đời đen bạc. Về Nhã Nam là Nguyên Hồng về với giá trị mình.

Riêng Bùi Ngọc Tấn dành gần hai trăm trang trong Một thời để mất kể chuyện Nguyên Hồng. Chân dung Nguyên Hồng lần lƣợt đƣợc mở ra. Đáng chú ý nhất là một Nguyên Hồng với bộ dạng khác ngƣời khi phƣơng tiện đi lại của ông là chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô, ngƣời lớn ngồi lên trông nhƣ gấu, chân đạp luôn chạm ghi đông. Một Nguyên Hồng đam mê bóng đá đến cuồng nhiệt. Khoái chí vì một cú sút đẹp, có thể ôm hôn bất cứ ngƣời nào đang ngồi cạnh bên, không cần biết họ là ai. Một Nguyên Hồng rất sành ăn thịt chó, sành mua thịt chó. Một Nguyên Hồng rất yêu trẻ con, biết chơi và nựng trẻ.

Có đọc các trang hồi ký mới thấy rõ tại sao từ Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ, Nguyên Hồng đã hiện ra là một nhà văn đa cảm. Từ ấu thơ đến sau này khi đã là nhà văn có tên tuổi trong nghề, cuộc đời ông ngày buồn nhiều hơn ngày vui; nƣớc

mắt nhiều hơn nụ cƣời. Qua các trang hồi ký văn học sau 1985, Nguyên Hồng thật sự là nhà văn “cùng khổ” với đời thực của mình và bạn bè.

Nếu nhƣ ai đó đọc thơ Nguyễn Bính vẫn hình dung đây là “ngƣời nhà quê” giản dị, mộc mạc, chân chất thì con ngƣời thực Nguyễn Bính lại đối lập đến ngỡ ngàng.

Nguyễn Bính xuất hiện trong nhiều trang hồi ký là một ngƣời có lối sống tùy tiện, phóng túng, say khƣớt tối ngày, thích chơi bời, hút xách. Quan niệm của ông: “Đời là một cuộc chơi dài, mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ”. “Làm biên tập báo, xuất bản nhƣ làm khoán, chẳng cần giờ giấc, bàn giấy” [68, tr.60]. Có mỗi việc tự mình tuyển thơ mình in thành tập Nước giếng thơi mà trầy trật mãi không xong. Hứng làm thơ lên, tung hê tất cả, kể cả công việc. Thích lên, vay tiền đi chơi. Tối ngày, Nguyễn Bính chìm trong ma men, lâng lâng nhƣ lên đồng làm ngƣời xung quanh khó chịu. Cũng vì tính say sƣa, Nguyễn Bính đã đánh mất đứa con trai của mình: “Một tối kia bố say rƣợu rồi bế Hiền thẩn thơ ra phố, dúi vào tay một ngƣời đàn ông… Trở về cơn say vật bố thiếp đi. Quá nửa đêm, quờ tay không thấy con, bố vụt nhớ lại tất cả… Nguyễn Bính thất thểu suốt đêm. Sáng ra nhợt nhạt thẫn thờ bƣớc giữa trống không” [68, tr.64]. Nỗi đau ấy chẳng bao giờ nguôi ngoai trong lòng ngƣời cha tội nghiệp. Sau này, mỗi lần nhớ đến, Nguyễn Bính chỉ biết khóc.

Nguyễn Bính là ngƣời đa tình và đa đoan. Dễ yêu, dễ chán, nhiều cuộc tình của ông chóng vánh nhƣ cảm hứng xuất thần của một bài thơ. Ông “thấy gái nhƣ quạ vào chuồng lợn, nhƣ ếch vồ hoa. Thề bồi đấy rồi lại nhăng cuội ngay đấy” [68, tr.63].

Với nữ sĩ Anh Thơ, ngƣời từng một thời làm Nguyễn Bính “say nhƣ điếu đổ”, ông đã dành cả tập thơ Hương cố nhân (in năm 1941) để tặng cho một ngƣời con gái tài hoa, mà Nguyễn Bính gọi nàng dƣới nhiều cái tên: Hƣơng, Mai Thơ, Tây Thi... thực ra đó là nữ sĩ Anh Thơ (tên thật là Vƣơng Kiều Ân, đây cũng là lí do Nguyễn Bính lấy bút hiệu là Vƣơng Kiều Mộc). Nguyễn Bính cũng đã có thơ tặng mà nếu ghép tất cả những chữ đầu của 8 câu thơ, sẽ đọc ra thông điệp của tác giả "Anh chỉ muốn hôn môi Anh Thơ. Nhƣng đây cũng là mối tình đau khổ nhất của Nguyễn Bính: “Xây bao nhiêu mộng thế mà/ Đến nay phải gọi ngƣời là cố nhân!”. Trong hồi ký của Anh Thơ, chân dung Nguyễn Bính đƣợc nhìn với “cự ly gần”,

trong mối quan hệ thời tuổi trẻ của nhân vật tên B với chính tác giả. Khi thì B hiện lên là một ngƣời có lối sống tùy tiện, phóng túng; khi thì lãng mạn, mộng mơ, yếu đuối trong tình cảm. Thẳng thắn kể lại những vụn vặt đời thƣờng, những chuyện nhiều ngƣời cho rằng không nên, không cần thiết phải kể, nhƣng với nhiều bạn đọc hôm nay đó là những câu chuyện chân thực và chứa chan cảm xúc. Chính cái phần xúc cảm ấy, khiến bức chân dung quen thuộc về gã nhà quê Nguyễn Bính bớt quê mùa, thêm vào đó lại nặng chất thành thị.

Nguyễn Bính hiện lên có thể không hoàn toàn giống với tƣởng tƣợng của ngƣời với những bẽn lẽn quê mùa, khăn the, quần lĩnh, hội làng du xuân trong thơ ông. Qua các trang hồi ký Nguyễn Bính đƣợc nhìn dƣới nhiều góc cạnh vì thế mà “đời” và “thực” hơn bao giờ hết. Các tác giả hồi ký văn học Việt Nam từ sau 1985 đến nay giúp chúng ta biết thêm nhiều góc cạnh, những nỗi ƣu tƣ của nhà thơ mà mình yêu quý để có cái nhìn cảm thông, sẻ chia.

Xuân Diệu là một ngƣời nhiều tính nữ, chi li, tính toán, tiết kiệm đặc biệt đối với bản thân. Cái gì cũng đặt kế hoạch hẳn hoi chứ không phải ngẫu hứng nhƣ đặc tính thông thƣờng của các thi sĩ lãng mạn. Từ việc viết lách, nói chuyện thơ, đến cách tiêu pha, sinh hoạt, cái ăn, cái mặc. Thậm chí, việc thay một cái quần kaki đã rách bợt cả hai bên mông cũng phải đến lịch mới thay. Từng bài nói, phát biểu, ông đều chăm chút chu đáo, “trau dồi đến thuộc lòng rồi lại còn chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng, nhấn giọng, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cƣời, và mỉm cƣời” [68, tr.199]. Mỗi bài nói chuyện phải nhằm nhiều mục đích, nhiều việc cùng lúc: nói ở đài hoặc đăng báo, in thành sách, nếu không không viết. Đi công tác ở đâu, cũng dự trữ đủ thứ. Mỗi bữa ăn phải tính toán, cơ cấu hợp lý. Ông chẳng ăn đƣợc bao nhiêu nhƣng hay cố. Tính “tham ăn”, “cái miệng làm khổ cái bụng” đã làm Xuân Diệu nhiều lần phải vào bệnh viện nhƣng thói quen đó không sao sửa đƣợc. Nhiều lúc, hình nhƣ “không phải Xuân Diệu ăn, mà một ngƣời nào khỏe gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thƣơng” [68, tr.201].

Với bạn bè, Xuân Diệu tình cảm, chu tất, hay nhắc nhở, dặn dò tỉ mỉ, quan tâm cả những việc nhỏ nhặt. Xuân Diệu khuyên Tô Hoài “không nên phí chữ”, viết

phải tính toán nhiều bề, lại khuyên Tô Hoài phải biết quý miếng ăn. Thỉnh thoảng đi đâu xa hoặc đến thăm bạn bè, Xuân Diệu đều có quà: nào là chiếc khăn mùi xoa, đôi bít tất…

Những trang hồi ký của Tô Hoài lại giúp ta hiểu sâu thêm bi kịch, những nỗi ẩn ức, khát khao khó nói thành lời. “Thi sĩ tình yêu” mang nỗi đau tinh thần không thể giải tỏa, đó là bi kịch “tình trai”: thấy đàn ông xoắn xuýt, vòng trong, vòng ngoài, “cái bắt tay vồ vập”, “bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả”. Ngƣời đọc còn mãi ám ảnh, rùng mình khi Tô Hoài miêu tả bàn tay Xuân Diệu nhƣ “ma chơi” quờ quạng khi màn đêm buông xuống. Và với Tô Hoài “mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thƣơng và đáng yêu, chỉ đáng yêu” [68, tr.200].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)