Hồi ký văn học trƣớc 1985

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 64 - 69)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Diện mạo của hồi ký văn học Việt Nam

2.2.1. Hồi ký văn học trƣớc 1985

Có thể nói hồi ký xuất hiện từ thời kỳ trung đại, khoảng thế kỉ XIV nhƣng cũng không để lại nhiều thành tựu. Các tác phẩm hồi ký giai đoạn này thƣờng là những thiên tự thuật kể về cuộc đời, chí hƣớng nhân cách của bản thân tác giả dƣới cái nhìn về lí tƣởng đạo đức, lí tƣởng quân tử. Và với bình diện đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi cho rằng đó chƣa phải là hồi ký văn học nhƣ quan niệm ngày nay. Cái nhìn, quan niệm của cái tôi cá nhân nghệ sĩ chƣa mấy phát triển. Các tác phẩm có thể kể đến là Thượng sĩ hành trạng (Trần Nhân Tông), Băng Hồ di sự lục

(Nguyễn Trãi) ra đời vào thế kỉ XIV; Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng) ra đời vào thế kỉ XV; Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác, năm 1782), Bắc hành tùng ký (Lê Quýnh) cuối thế kỉ XVIII, Vũ Trung tùy bút (Phạm Đình Hổ) thế kỉ XIX, Công thần

Nguyễn Án phủ sứ truyện (Nguyễn Bá Xuyến) thế kỉ XIX...

Bƣớc sang giai đoạn văn học hiện đại cho đến 1945, hồi ký không có nhiều thành tựu đáng kể. Đầu thế kỉ XX, chỉ lác đác một vài tác phẩm đƣợc xem là hồi ký (dù chƣa đúng với quan niệm về thể loại) nhƣ Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu (Phan Bội Châu), Giấc mộng lớn (Tản Đà)... Những tác phẩm này, ngay từ tên gọi đã thiên về tính tiểu sử, lí lịch và văn luận thuyết, thậm chí là truyện hƣ cấu.

Không tạo đƣợc dấu ấn và khép nép trong ngôi nhà thể loại, hồi ký trƣớc 1945 khá im ắng. Nếu có chăng thì cũng là những tác phẩm của những nhà văn có cuộc đời, đặc biệt là tuổi thơ khốn khổ, đau xót đã khiến cho họ già hơn trƣớc tuổi, hoặc nhập vai để khám phá xã hội và bắt tay viết hồi ký cuộc đời mình nhƣ một kinh nghiệm, một sự chia sẻ phần nào đó với độc giả. Tuy nhiên, đa số các hồi ký trƣớc 1945 đƣợc viết theo lối “tự truyện” (viết chuyện đời mình theo lối khách quan hóa và có hƣ cấu) hoặc phóng sự điều tra (viết theo lối khách quan hóa cộng tính thời sự) hay nhật ký, ký sự nhƣ: Ngục Kon Tum (Lê Văn Hiến, 1938), Những ngày

thơ ấu (Nguyên Hồng, 1941), Cai (Vũ Bằng, 1942)...

Số lƣợng không nhiều tác phẩm, và rất ít tác phẩm tạo dấu ấn với bạn đọc đã khiến sự vận động của thể hồi ký giai đoạn trƣớc 1945 chƣa thực sự khẳng định đƣợc vị trí trong đời sống văn học. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ở giai đoạn này,

ý thức tự giác về thể loại còn chƣa rõ ràng. Vì vậy, hình tƣợng tác giả trong hồi ký trƣớc 1945 cũng không thực sự định hình rõ nét và rất khó để phân xuất.

Đến giai đoạn 1945 - 1985, hồi ký là không đƣợc độc giả và các nhà nghiên cứu chú ý nhiều. Theo thống kê có hơn 100 tác phẩm văn học ký từ 1945 đến 1975, trong đó có rất ít tác phẩm hồi ký. Hồi ký giai đoạn này chủ yếu là những tác phẩm đứng trên lập trƣờng “văn học cách mạng”, “văn học xã hội chủ nghĩa” viết theo tinh thần biểu dƣơng với khuynh hƣớng chính là khuynh hƣớng sử thi và dòng cảm hứng lãng mạn cách mạng. Vì thế, các nhà nghiên cứu gọi hồi ký thời kỳ này là hồi ký cách mạng, do chủ thể viết phần nhiều là những chiến sĩ, hay những ngƣời đi theo cách mạng. Thông qua lăng kính của một cá nhân nào đó nhƣ là nạn nhân hoặc chứng nhân để kể lại quá khứ đau thƣơng của không chỉ bản thân mà còn của dân tộc; tái hiện lại quá trình tìm đƣờng, nhận đƣờng đầy quanh co và gian khổ; đồng thời hƣớng đến việc tái hiện những quá khứ gần của những cuộc cách mạng, sự trỗi dậy của cả dân tộc. Đáng chú ý là Hồi ký và tác phẩm của Thƣợng tƣớng Song Hào, ngƣời có nhiều năm gắn bó và phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa Thanh La (Sơn Dƣơng – Tuyên Quang) giành chính quyền thành công, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền sau đó. Không thể không nhắc tới

Tổng tập hồi ký của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp do Nxb Quân đội nhân dân in năm

2006 đƣợc nhà văn Hữu Mai và Ðại tá Phạm Chí Nhân thể hiện với bút pháp nghiêm túc, chân thực, chuẩn xác, mang lại sự bổ ích và nhiều hứng thú cho những ngƣời quan tâm đến lịch sử chiến tranh hiện đại Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến

Hai lần vượt ngục (Trần Đăng Ninh); Nhân dân ta rất anh hùng (Hoàng Quốc Việt

do nhà báo Thép Mới ghi); Không còn con đường nào khác (Nguyễn Thị Định)... Trong hồi ký cách mạng, dấu ấn ngƣời trần thuật phụ thuộc vào ngôi trần thuật. Nếu đứng ở ngôi thứ nhất, ngƣời trần thuật bộc lộ mình nhiều hơn, tham gia trực tiếp vào quá trình của câu chuyện thì ở ngôi thứ ba, ngƣời trần thuật lại ẩn thân. Chúng ta dễ dàng nhận ra trong nhiều tác phẩm, ngƣời kể là ngƣời chiến sĩ cách mạng với vai trò là nhân chứng, ngƣời ghi là nhà văn đƣợc ngƣời kể trao quyền để viết lại. Tuy vậy, ngƣời ghi hồi ký có vai trò quan trọng trong việc tổ chức trần

thuật và xây dựng hình tƣợng nghệ thuật trong quá trình trần thuật lại những điều đã đƣợc ngƣời kể cung cấp. Có thể kể ra những tác phẩm nhƣ: Ở chiến khu 2 (Lê Thanh Nghị kể, Thép Mới ghi); Từ khám tù vị thành niên đến trường học Xô Viết -

Nghệ Tĩnh (Nguyễn Duy Trinh kể - Thép Mới ghi); Chị Tư già (Nguyễn Thị Thuận

kể, Lê Minh ghi)... Nhƣng cũng có khi ngƣời kể chuyện và ngƣời ghi hồi ký xuất hiện đồng thời. Ngƣời ghi không phải chỉ ghi chép giống hệt những gì đƣợc ngƣời kể cung cấp mà họ có thể phải sản xuất, tổ chức những tƣ liệu phong phú, bộn bề để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh có giá trị nghệ thuật. Tác phẩm Sống như anh

(Phan Thị Quyên kể, Trần Đình Vân ghi) là một ví dụ. Ngoài việc lấy tƣ liệu từ chị Quyên - vợ anh Trỗi, Trần Đình Vân còn gặp gỡ và tiếp xúc với các tƣớng lĩnh đã vào sinh ra tử với anh Nguyễn Văn Trỗi để có nguồn tƣ liệu chính xác và phong phú về cuộc đời cá nhân và cuộc đời cách mạng của anh Trỗi.

Có thể nói cùng với ăm áp tƣ liệu, hình ảnh thì hồi ký giai đoạn này ít có yếu tố hƣ cấu, lại thêm cảm hứng ngợi ca gắn liền với khuynh hƣớng sử thi đã khiến hồi ký cách mạng ít đề cập đến số phận cá nhân. Vì thế, ngƣời đọc khó có thể bắt gặp nỗi buồn, sự bi lụy trong các trang hồi ký dù có đề cập đến hiện thực hy sinh, mất mát. Các tác giả đã tạo nên âm hƣởng bi tráng, tràn đầy lạc quan và niềm tin vào lý tƣởng cộng sản, vào tƣơng lai của đất nƣớc. Với mục đích cổ vũ, ngợi ca, hồi ký cách mạng cũng mang định hƣớng hƣớng ngoại, bộc lộ hơn là hƣớng nội, suy tƣ.

Đối với các tác phẩm hồi ký văn học giai đoạn này, cảm hứng sử thi cũng chi phối một phần không nhỏ. Hồi ký thực ra bị/ đƣợc biến thành dạng ghi chép tƣ liệu, ghi chép lịch sử theo lối “ký sự” tƣởng chừng rất khách quan thẳng thắn nhƣng lại khá chủ quan, duy ý chí vì nó đƣợc định hƣớng, hoặc bản thân ngƣời viết tự định hƣớng cho chính mình; đƣợc uốn nắn theo quan niệm có sẵn, khá đơn nhất, thống nhất về con đƣờng cách mạng. Những vấn đề thuộc về cá nhân, cảm nhận riêng tƣ, cái nhìn đa chiều, thậm chí mang bản tính giới, nghề nghiệp, thân phận... không xuất hiện nhiều. Nghệ thuật viết hồi ký đôi khi rơi vào khuôn thức khá đơn giản, cứng nhắc. Thực chất, đó là những cuốn hồi ký pha lẫn tiểu luận, phê bình, tạp bút (chủ yếu dung lƣợng khá ngắn). Nói nhƣ vậy, không đồng nghĩa hồi ký trƣớc 1985

không có nhiều thành tựu. Phải khẳng định, các tác phẩm hồi ký tiêu biểu: Những

bước đường tư tưởng của tôi (Xuân Diệu, 1958), Con đường dẫn tôi vào nghề văn

(Nguyễn Khải, 1963); Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn (Tú Mỡ, 1969); Bước đường viết văn (Nguyên Hồng, 1970); Đời viết văn của tôi (Nguyễn Công Hoan, 1971); Tự truyện (Tô Hoài, 1973)... đã cho bạn đọc cái nhìn đa chiều đa dạng về đời sống con ngƣời, đời sống văn học của một giai đoạn. Đây chính là “khoảng lặng” của hồi ký, khi mà tất cả đang sục sôi với cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc.

Tiếp sau là giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn có ít thời gian để hồi tƣởng, và cũng chƣa đủ thời gian để nhìn lại một chặng đƣờng còn nóng hổi vừa qua đi. Số lƣợng các tác phẩmvăn học giai đoạn này thực sự khiêm tốn, vì vậy, nếu nói tƣ duy nghệ thuật trong hồi ký giai đoạn này thì có thể thấy ngay tính chất đơn phiến, công thức, tính “minh họa” khá cổ điển, và chịu sự chi phối của quan điểm sáng tác định hƣớng văn hóa văn nghệ của Đảng. Vì lẽ đó, nó cũng không phải là đối tƣợng có nhiều vấn đề và đặc biệt lại càng không đủ sức “vẫy gọi” giới nghiên cứu, phê bình.

Ngoài ra, hồi ký văn học giai đoạn 1945 - 1985 không thể không nhắc đến những tác phẩm hồi ký đƣợc viết ở đô thị miền Nam trƣớc 1975 mang cảm hứng chính là tự bạch và hoài niệm. Với nội dung bó hẹp mang tính cá nhân đời tƣ nhƣ việc tự dựng chân dung, kỉ niệm cho nên sự phản ánh hiện thực rộng lớn bên ngoài có phần hạn chế nhất định. Các tác phẩm tiêu biểu của bộ phận này là: Văn thi sĩ

tiền chiến (Nguyễn Vỹ, 1962); Bốn mươi năm nói láo (Vũ Bằng, 1969); Ta đã làm

chi đời ta (Vũ Hoàng Chƣơng, 1974); Khúc tiêu đồng (Hà Ngại, trƣớc 1976)...

Sau 1975, một trong những cuốn sách có những ghi nhận đúng đắn về sinh hoạt văn học miền Nam là cuốn hồi ký Đời viết văn của tôi do Nguyễn Hiến Lê (viết tại Long Xuyên năm 1980) và Nxb Văn Nghệ in năm 1986, tại Cali. Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê chủ yếu viết về đời văn, cách làm việc, cách đọc và dịch của ông; chỉ có một chƣơng ngắn dành cho sinh hoạt báo chí trong Nam, nhƣng đã cho chúng ta ấn tƣợng đầu tiên về không khí văn học miền Nam, nhất là những nhận xét

về tờ Bách khoa, mà ông là một trong những ngƣời cộng tác chính. Một vài bộ hồi ký khác của Nguyên Sa, Thanh Nam... ngoài việc chia sẻ về cuộc đời cầm bút của mình, còn có nhiều tƣ liệu chính trị, xã hội, và tôn giáo, về miền Nam cho bạn đọc hiểu thêm một góc của những ngƣời đã sống và viết trong suốt thời kỳ chia đôi đất nƣớc.

Do vấn đề lịch sử và thời gian nhiều tác phẩm hồi ký ở đô thị miền Nam trƣớc và sau 1975 dƣờng nhƣ có phần bị lãng quên, không đƣợc chú ý nghiên cứu nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng đây cũng chính là một khoảng trống trong việc nghiên cứu lịch sử thể loại ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)