Sự vận động của hình tƣợng tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 59 - 62)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các kiểu hình tƣợng tác giả trong văn học

2.1.2. Sự vận động của hình tƣợng tác giả

Ở mỗi thể loại văn học, hình tƣợng tác giả lại có cách biểu hiện riêng. Dƣới góc độ chủ thể sáng tạo, hình tƣợng tác giả vừa mang tính chất loại hình sâu sắc, vừa thể hiện đậm nét cá tính của “cái tôi” chủ thể. Phạm trù hình tƣợng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong cách cá nhân, mà còn giúp ngƣời đọc tìm hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ của nó với ý thức về vai trò xã hội và văn học của bản thân văn học. Trong nghệ thuật trữ tình, hình tƣợng tác giả thƣờng khó phân định do nhân vật trữ tình và tác giả thƣờng xuyên phân thân, hòa lẫn vào nhau. Tự hình dung mình trong tác phẩm là biểu hiện đầu tiên và rõ nét của hình tƣợng tác giả trong thơ trữ tình. Dễ thấy nhất là biểu hiện qua cách xƣng tôi - là chủ thể trữ tình. Đó là cái tôi giãi bày, cái tôi của một nhân cách văn hóa, của

quan niệm xã hội thẩm mỹ về cuộc sống và con ngƣời đƣợc biểu hiện trong tác phẩm. Hình tƣợng tác giả trong thơ tự biểu hiện qua bóng dáng, qua tên riêng, nét tính cách, những cảm xúc bất chợt, hay những ẩn ức ảm ảnh. Vì thế, hình tƣợng tác giả trong thơ trữ tình có cấu tạo đặc biệt, ít yếu tố tạo hình mà chủ yếu mang yếu tố biểu hiện. Tuy vậy, so với thơ thời chiến, thông qua hình tƣợng tác giả - cái tôi trữ tình trong thơ sau 1985 trở thành tiếng nói của số đông, không chỉ bộc lộ cảm xúc cá nhân mà còn cất lên tiếng nói của con ngƣời và tiếng nói thời đại.

Trong văn xuôi, hình tƣợng tác giả gần gũi với ngƣời đứng ra kể chuyện, ngƣời trần thuật. Tuy vậy, nhiều khi tác giả lùi lại để giao chức năng kể chuyện cho một nhân vật nào đó. Thậm chí, cùng một cái tôi, tác giả sẽ ban phát vào nhiều nhân vật, chứ không phải chỉ cho một nhân vật. Chính vì thế, cái tôi chủ thể sáng tạo đƣợc hóa thân vào những kiểu loại nhân vật khác nhau. Đó có thể là ngƣời trần thuật, cũng có thể là bản thân nhân vật, vì trong văn xuôi có cả một thế giới nhân vật với đủ gƣơng mặt, đủ tính cách, và đủ thân phận.

Trong khi đó, kịch kể lại một câu chuyện thông qua thế giới nhân vật, và tác giả có thể chọn bất cứ một nhân vật nào đó nhƣ một phiên bản của mình, nhƣ sự khúc xạ gián tiếp chứ không phải trực tiếp. Cần phải khẳng định trong thế giới nhân vật kịch, tác giả không có chỗ đứng. Dù có dấu ấn cá nhân thì hình tƣợng tác giả cũng dã chuyển hóa gián tiếp vào một nhân vật nào đó.

Còn với ký - một thể loại luôn tôn trọng hiện thực khách quan, mang tiếng nói trực tiếp của chủ thể sáng tạo. Hình tƣợng tác giả trong ký, đặc biệt là ký văn học thƣờng bộc lộ quan điểm, tình cảm một cách thẳng thắn trực tiếp, thể hiện cụ thể ở vai trò của ngƣời trần thuật - nhân vật xâu chuỗi, và là yếu tố liên kết chính của tác phẩm. Chính vì thế trong ký, hình tƣợng tác giả không thể thiếu bóng dáng sự thật. Một nhân vật có thể không có tên, có thể đứng sau những nhân vật khác, nhƣng bóng dáng, quan điểm của họ lại rất sáng rõ. Với đặc trƣng thể loại, hình tƣợng tác giả trong ký đƣợc biểu hiện rõ ràng và dƣới nhiều cách thức. Chính tính sự kiện của nội dung ký tạo ra cốt cách và trọng lƣợng của thể loại này, ký đòi hỏi sự trung thực và chính xác cao. Những sự hồ đồ do cẩu thả dù là rất nhỏ hay những

sự hƣ cấu không đúng chỗ có thể phải trả giá rất đắt. Sức thuyết phục lay động của tác phẩm ký không còn, đồng thời mất đi sự tin cậy của độc giả.

Là tiểu thể loại ký, trong hồi ký, hình tƣợng tác giả vừa mang tính chất loại hình sâu sắc, vừa thể hiện đậm nét cá tính của “cái tôi” chủ thể. Cái tôi chủ thể hiện diện nhƣ một nhân vật, vì vậy dấu ấn tác giả để lại rất lớn. Họ ghi lại những chuyện đã qua, những con ngƣời của một thời, nhƣng vẫn đảm bảo tính đối thoại. Thế hệ sau muốn tìm những đáp số về chuyện “Nhân văn giai phẩm”, hoặc câu chuyện “sửa sai” thì đã có Rễ bèo chân sóng (Vũ Bão) trả lời bằng những chi tiết, những con ngƣời rất chân thực, sinh động. Nói về sai lầm của hợp tác hóa và những bức bối của văn nghệ sĩ chúng ta có thể tìm đọc Tô Hoài với những câu chuyện về Hoàng Trung Thông đi cấy lúa, Nguyên Hồng đến Hà Nội rồi lại quay về Nhã Nam buồn bã thế nào.

Sau 1985 là giai đoạn đất nƣớc có những đổi thay rõ rệt và đáng kể về đời sống kinh tế xã hội, văn hóa văn nghệ, cũng nhƣ sự bung phá trong cách nghĩ, cách sáng tạo của ngƣời làm nghệ thuật. Trong đó, văn nghệ sĩ là những ngƣời đầu tiên hƣởng ứng làn gió đổi mới, và ngƣợc lại làn gió mới ấy đã kích thích sự sáng tạo, dám thể hiện mình của các nhà văn viết hồi ký thời kỳ này.

Dám thể hiện mình cũng có nghĩa là dám xây dựng một hình tƣợng tác giả đa chiều với đủ sắc thái. Chính từ những câu chuyện thật các tác giả hồi ký đã phác họa nên hình tƣợng nhân vật, hình tƣợng tác giả, thông qua đó, bạn đọc có thể nhận diện đƣợc một thời kỳ lịch sử xã hội, văn hóa, văn học, điều đó không hề dễ. Các tác giả nhƣ Tô Hoài, Vũ Bão, Đặng Thai Mai, Bùi Ngọc Tấn… đã cho chúng ta nhận ra góc nhìn nhiều chiều về những nhân vật văn nghệ sĩ, và cuộc sống khổ ải của ngƣời lao động trong một giai đoạn lịch sử. Trƣớc năm 1985, các nhà văn khi viết hồi ký thƣờng tránh né những số phận hẩm hiu, đen bạc, họ tạo dựng nên những nhân vật điển hình với những tính cách điển hình mang tầm vĩ mô, cất lên tiếng nói của chúng ta, của mọi ngƣời. Các nhà văn viết hồi ký sau 1985, trong quá trình tái dựng ký ức thời gian đã mất, họ xây dựng hình tƣợng nhân vật bám sát cái

vi mô với cái muôn mặt đời thƣờng, cái tiếng nói của cá nhân, tiếng nói của nhân vật “tôi”.

Với vai trò là chủ thể sáng tạo, việc xây dựng hình tƣợng tác giả xuyên suốt sẽ đóng vai trò dẫn dắt, kết nối và thể hiện tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm. Chính vì thế mỗi câu chuyện, mỗi hình ảnh và chi tiết đều mang tính chủ quan của ngƣời viết. Đây chính là thế mạnh của hồi ký song chúng tôi cho rằng đây cũng chính là một phần hạn chế của hồi ký văn học sau 1985. Do những câu chuyện đã bị đẩy lùi phía xa, với một thời gian không hề ngắn lại thêm trùng trùng những chi tiết, vì thế không ít chi tiết đã bị hƣ cấu khiến một số ngƣời phản ứng, thậm chí nhiều hình tƣợng đã bị/ đƣợc xây dựng quá lên so với con ngƣời nguyên mẫu.

Hồi ký nằm trong thể loại ký đòi hỏi sự trung thực, chính vì thế có những chi tiết, sự kiện có thể bồi đắp, hƣ cấu, nhƣng có những chuyện không thể và không có lí do gì để bồi đắp. Tô Hoài đã từng bị phản ứng khi ông kể chuyện sang Nga gặp nhà văn Pasternak, trong khi thời điểm ấy nhà văn này đã không còn sống. Điều này gây không ít phản ứng của độc giả, khiến họ còn nghi ngờ nhiều chuyện mà các tác giả hồi ký kể lại, vì chẳng ai có thể kiểm chứng. Ngoài ra, không ít nhà văn mƣợn hồi ký để giả ân giả oán, họ kể lại chuyện cũ và thêm thắt vào đó không ít những chuyện đầy cảm tính, và cá nhân.

Thêm nữa, việc mở rộng đƣờng biên thể loại từ phía chủ thể, phía của quan niệm về hiện thực, con ngƣời; của ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu... khiến cho bản thân ranh giới các thể loại gần với hồi ký bị nhòe và lung lay. Điều này đôi lúc có làm bạn đọc phân tâm, nghi ngờ về một hình tƣợng nhân vật nào đó.

2.1.3. Sự giao thoa giữa hình tƣợng tác giả - ngƣời kể chuyện với ngƣời trần thuật trong hồi ký văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)