CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các kiểu hình tƣợng tác giả trong văn học
2.1.3. Sự giao thoa giữa hình tƣợng tác giả ngƣời kể chuyện với ngƣời trần
Về mặt lý thuyết, tự sự nào cũng có ngƣời kể chuyện hoặc ngƣời trần thuật. Ngƣời kể chuyện thƣờng đóng vai trò nhƣ một nhân vật trung gian chuyển tải câu chuyện. Tác phẩm tự sự nào cũng là một câu chuyện đƣợc kể lại bởi ngƣời xƣng tôi hoặc không xƣng danh và thƣờng tỏ ra là khách quan nhƣng đằng sau cái khách quan đó cũng không giấu đƣợc tính chủ quan của nhà văn.
Hồi ký là câu chuyện có thật mặc dù những tác phẩm chúng tôi khảo sát đều do tác giả tự viết (không phải tác phẩm một ngƣời kể cho một ngƣời ghi). Tính chủ quan đậm hơn vì đó là câu chuyện của chính họ, họ mang vào tác phẩm những câu chuyện thực của mình và mọi ngƣời. Đồng thời, họ muốn gửi đến cộng đồng tiếp nhận những quan niệm để thêm lần nữa đánh giá lại những giá trị của một thời với những câu chuyện có thể gần gũi hoặc bí ẩn, hay những chuyện lần đầu đƣợc nhà văn kể ra.
Phải khẳng định rằng, trong tác phẩm hồi ký vẫn có sự khác nhau giữa ngƣời kể chuyện và ngƣời trần thuật vì rõ ràng không có cái trùng khít. Cái nhìn của ngƣời kể chuyện vƣợt ra ngoài con ngƣời cá nhân, không giới hạn con ngƣời cá nhân với những chi tiết “ngƣời thực việc thực”. Từ một hình ảnh, một sự kiện, một con ngƣời có khi mang tâm thế của cả một lớp ngƣời, một giai đoạn.
Khi bàn về ký nói chung và hồi ký văn học nói riêng, chúng ta thƣờng nhắc đến mã sự thật và mã nghệ thuật. Trong đó, ngƣời trần thuật xƣng tôi kể lại sự thật không phải nhƣ chụp lại một bức ảnh, mà đúng hơn, nhƣ một ngƣời họa sĩ vẽ ký họa, trong đó có sự thật của cuộc sống nhƣng lại có điểm dừng, có thể biểu lộ cảm xúc trƣớc sự thật, có quyền lựa chọn chi tiết nào để kể với thái độ chủ quan qua giọng điệu cá nhân. Khi sự giao thoa của ngƣời kể chuyện - ngƣời trần thuật càng trùng khít thì mã sự thật càng lớn, mã nghệ thuật ít đƣợc quan tâm. Ngƣợc lại khoảng cách vai trò ngƣời kể chuyện và ngƣời trần thuật càng xa nhau, mã nghệ thuật càng tăng cao, còn mã sự thật lại suy giảm.
Trong tác phẩm hƣ cấu, khoảng giao thoa này rõ hơn tác phẩm hồi ký - thuộc dòng văn chƣơng “phi hƣ cấu”. Với thể hồi ký, ngƣời kể chuyện và ngƣời trần thuật dễ nhập làm một. Song dù vậy, không có nguyên mẫu nào là 100% đi vào tác phẩm vì tác phẩm luôn đƣợc nghệ thuật hóa thông qua lăng kính chủ quan của ngƣời viết. Nếu hồi ký trƣớc 1985, với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh do các tƣớng lĩnh viết, hoặc do ngƣời khác ghi chép lại, mã sự thật luôn đóng vai trò chiếm ƣu thế với những quy phạm và quy tắc sáng tạo chuẩn mực; thì hồi ký văn học Việt Nam sau 1985, với việc đề cao tính dân chủ và ý thức sáng tạo của ngƣời viết, mã nghệ thuật
lại có phần lấn lƣớt. Đặc trƣng mã nghệ thuật và mã sự thật khiến hồi ký hấp dẫn chẳng kém gì một cuốn tiểu thuyết, đồng thời lại đáp ứng sự tò mò, nhu cầu tìm hiểu sự thật của độc giả. Tuy vậy, chúng tôi vẫn khẳng định rằng, với ý thức thể loại, những quy định về mặt thi pháp học, tự sự học, hồi ký luôn đề cao mã sự thật hơn mã nghệ thuật. Đây cũng chính là sức hấp dẫn bạn đọc của hồi ký.
Tiếp cận hồi ký từ mã sự thật chúng ta thấy vai trò, dấu ấn của ngƣời trần thuật trong vai giao tiếp dấn thân, nhập cuộc, can dự trực tiếp vào diễn biến đời sống. Họ đã cho bạn đọc thấy đƣợc chân dung chính mình, những ngƣời thân yêu, và cuộc sống nhọc nhằn, với những nỗi đắng cay, niềm vui của cả một thời kỳ chuyển giao tƣ tƣởng, văn hóa của xã hội. Đồng thời chủ thể phát ngôn, ngƣời trần thuật, ngƣời kể chuyện trong hồi ký lại là những nhà văn hóa lớn, họ là ngƣời chứng kiến, trải nghiệm qua những cú sốc va đập trƣớc những biến thiên của mình và xã hội. Họ còn là những cây viết có nghề, biết kiểm soát và lựa chọn những chi tiết chân thực, linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ khiến chúng ta khi đọc hồi ký sau 1985 nhƣ xem một cuốn phim tài liệu đầy chất nghệ thuật.
Nhƣ vậy, ngƣời kể chuyện dù xƣng tôi ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba thì với hồi ký điều tiên quyết để một tác phẩm thành công chính là khiến bạn đọc tin vào mã sự thật mà tác giả đƣa ra. Chỉ một sự nghi ngờ, dù nhỏ, cũng dễ gây phản ứng ngƣợc với bạn đọc.
Đọc hồi ký Quách Tấn, Tô Hoài, Bùi Ngọc Tấn, Tố Hữu, Vũ Bão... những nhà văn khi bƣớc vào tuổi tri thiên mệnh, với sự trải đời, trải nghề, họ coi thể loại này là nơi có thể suy tƣ, khám phá lại quá khứ trên cơ sở hồi ức có thật và sự linh hoạt trong việc vận dụng những phƣơng thức nghệ thuật độc đáo. Vì thế, tác phẩm của họ có sức hấp dẫn nhƣ một cuốn tiểu thuyết có khung thời gian dài, thế giới nhân vật đông đúc, và những giằng co của cảm xúc cá nhân, trong khi tƣ liệu thì nhƣ một thƣớc phim lịch sử quý đƣợc lật giở từng trang.