Một số loại hình tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 52 - 59)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các kiểu hình tƣợng tác giả trong văn học

2.1.1. Một số loại hình tác giả

Để xác định rõ đƣợc các đặc điểm loại hình tác giả văn học trƣớc hết cần nhận thức đúng mối quan hệ cơ hữu giữa lịch sử - văn hóa của thời đại với tác giả văn học giai đoạn ấy. Từ đó xác định đặc trƣng loại hình tác giả và mức độ các kiểu loại, đội ngũ, trào lƣu, dòng văn của từng nhóm tác giả, từng giai đoạn, thời kỳ và thời đại. Cuối cùng, cần nhấn mạnh tính quy luật, tính phổ biến của loại hình và

kiểu loại tác giả cũng nhƣ tìm hiểu quan niệm phân kỳ văn học sử gắn với loại hình tác giả.

Trong Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đã dành toàn bộ chƣơng VI để bàn về tác giả và kiểu tác giả theo hai vấn đề trọng tâm: “Khái niệm tác giả nhƣ một phạm trù của thi pháp” và “Kiểu tác giả nhƣ một phạm trù của thi pháp học lịch sử”. Ngay từ những dòng mở đầu, ông xác định: “Tác giả cũng nhƣ tác phẩm là những khái niệm cơ bản, đƣợc sử dụng nhiều nhất trong lịch sử văn học và phê bình văn học, tiếc thay, lại rất ít đƣợc nghiên cứu. Có thể nói lý luận về tác phẩm và tác giả đang trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chƣa có một lý luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này” [159, tr.134].

Ông đi sâu phân biệt tác giả tiểu sử với “nhân vật và ngƣời kể chuyện tác phẩm”, “hình tƣợng tác giả hiện hình trong tác phẩm”. Sau khi tập trung phân tích biểu hiện của hình tƣợng tác giả từ ba phƣơng diện “cái nhìn nghệ thuật” (bao gồm điểm nhìn của ngƣời trần thuật và nhân vật; cái nhìn thể hiện trong khách thể) - “giọng điệu” (bao gồm giọng điệu cơ bản, ngữ điệu và cảm hứng chủ đạo) - “sự thể hiện của tác giả thành hình tƣợng” (khả năng tự hình dung, khách thể hóa hình tƣợng tác giả), Trần Đình Sử đi đến xác định những đặc điểm, đặc trƣng riêng của các kiểu loại và loại hình tác giả nói chung và loại hình tác giả trong văn học trung đại nói riêng: “Vấn đề kiểu tác giả văn học trung đại rất đáng đƣợc xem xét. Văn học trung đại với tƣ cách là một loại hình có những thủ pháp sáng tác đặc thù khác với văn học cổ đại và văn học cận đại” [159, tr.135].

Đi từ xác định khái niệm “tác giả văn học trung đại” đến “loại hình tác giả văn học trung đại” là để chỉ ra những đặc điểm mang tính ƣớc lệ của con ngƣời thời đại - tác giả thời đại đến nhận thức về kiểu loại, loại hình, hệ hình tác giả đặt trong tƣơng quan với mọi thành phần làm nên cơ cấu lịch sử văn học. Sự nhận thức này, thứ nhất thể hiện ở định hƣớng quan niệm chung, có tính cách phƣơng pháp luận chỉ đạo việc quan sát, khảo sát, nghiên cứu vấn đề kiểu tác giả trung đại theo phƣơng pháp loại hình. Thứ hai, đi sâu phân tích, mô tả, nhận diện kiểu tác giả trong tƣơng quan với cơ sở căn rễ văn hóa - lịch sử thời trung đại, với nội dung hƣớng về thần

quyền và vƣơng quyền, kèm theo đó là những đặc điểm hình thức nghệ thuật tƣơng ứng mà biểu lộ rõ nhất chính là những quy phạm, ƣớc thúc của các thể loại văn học. Tất cả làm nên đặc điểm có tính loại hình của hệ thống tác gia văn học trung đại có tính cách toàn thế giới, cả trên bình diện lý thuyết cũng nhƣ hiện thực của mỗi nền văn học khu vực và dân tộc.

Nhắc đến văn học Việt Nam trung đại, không thể không nhắc đến 4 loại hình tác giả: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử và nhà nho yêu nƣớc. Mặc dù, trong mỗi loại hình nhà nho này lại có bóng dáng của loại hình nhà nho kia, tuy vậy, dựa trên những đặc điểm nổi trội mà các nhà nghiên cứu văn học trung đại phân chia. Vào những năm 1970, khái niệm nhà nho tài tử đã đƣợc Trần Đình Hƣợu đề xuất. Đến năm 1983, Trần Đình Hƣợu khẳng định rằng: “Tài tử cũng là nho sĩ nhƣng lí tƣởng làm ngƣời của họ không ở chỗ tu thân, hành đạo, trí quân trạch dân mà là thoả mãn tính cách thị tài và đa tình. Họ không quan tâm nhiều đến nghĩa quân thần, đến trách nhiệm với xã hội và còn đi xa hơn nữa đối lập tình với tính, tài với đức, tự coi là những cá nhân chứ không còn là thần tử. Ƣớc mong tự do và hạnh phúc chỉ mới đặt ra trong một phạm vi hẹp là tình yêu. Tài tử là những nhà nho chƣa thể gọi là “bội đạo”, “li kinh” nhƣng rõ ràng đã xa rời quỹ đạo chính thống, tức là những nhà nho tu thân hành đạo hay ẩn dật theo lẽ xuất xử” [84, tr.131].

Loại hình tác giả nhà nho tài tử chủ yếu nằm trong giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Họ là những ngƣời đã qua “cửa Khổng sân trình”, học đạo thánh hiền nhƣng suy nghĩ theo lối thị dân. Họ coi tài và tình chứ không phải đạo đức làm nên giá trị con ngƣời. Họ mong muốn đƣợc thể hiện hoài bão cá nhân của mình: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Các nhà nho tài tử nhƣ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… đã cho ra đời một loạt tác phẩm với dấu ấn khác biệt của thời đại. Họ trở thành một hình tƣợng văn học đặc sắc của thời kỳ trung đại.

Bên cạnh nhà nho tài tử là những nhà nho yêu nước. Họ xuất hiện với tƣ cách là ngƣời phát ngôn cho quyền độc lập tự chủ của dân tộc nhƣ Trần Quang Khải, Lý Thƣờng Kiệt, Nguyễn Trãi... Họ là những ngƣời có bản lĩnh và khí phách

xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử văn học Việt Nam trung đại, song đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện của hàng loạt tác giả không chỉ biểu hiện tinh thần yêu nƣớc trong các tác phẩm văn chƣơng, họ ngoài đời cũng là những ngƣời đề cao tƣ tƣởng ái quốc và nhân nghĩa nhƣ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Tuấn Khải…

Đến văn học hiện đại, một cách tƣơng đối, có thể nhận diện loại hình tác giả theo các nhóm phái với chung một tuyên ngôn nhƣ kiểu loại hình tác giả văn xuôi

Tự lực văn đoàn, Nam phong, Đông dương... loại hình tác giả theo phong trào thể

loại: Thơ mới, hay loại hình tác giả cùng chung một hệ đề tài, chủ đề nhƣ loại hình tác giả viết về lịch sử, về văn hóa, loại hình tác giả tự sự, trữ tình, kịch…

Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học đầu tiên của nƣớc ta mang đầy đủ tính

chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Hội đoàn này chính thức tuyên bố thành lập vào tháng 3/1934, bắt đầu bằng tờ Phong hóa, với tôn chỉ xây dựng một nền văn chƣơng tiếng Việt đại chúng; Tiếp thu phƣơng pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc; đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nƣớc trên cơ sở lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng; vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dƣ Nho giáo đang ngự trị trong xã hội; lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác. Chính những tôn chỉ ấy đã khiến Tự lực văn đoàn hiện ra trong tƣ cách một trƣờng phái văn học hoàn chỉnh, khu biệt với mọi kiểu tổ chức văn học xuất hiện trƣớc đó, vốn chỉ lấy việc ngâm vịnh văn chƣơng để chơi làm mục đích, nên rất ít mở rộng ảnh hƣởng ra ngoài thi xã. Sự ra đời của Tự

lực văn đoàn có tác dụng kích thích phong trào sáng tác văn học của cả nƣớc nhƣ là

một tất yếu, một nhu cầu nội tại, với tƣ cách một sự tìm kiếm và tự thực hiện của khát vọng tự do. Chính tinh thần dân chủ đã tạo niềm phấn hứng sáng tạo để Khái Hƣng, Nhất Linh, Thạch Lam bộc lộ hết tài hoa của mình.

Đi vào thế giới nghệ thuật của Tự lực văn đoàn là đi vào cái “tôi” một cách bình đẳng, họ dù gắng giữ những lễ nghi truyền thống, nhƣng với khát khao sống thành thực với những đam mê và ẩn ức. Ngoài ra, họ cũng khẳng định vị trí của mình với đời, và giá trị của mình với cuộc sống. Điều mà sau gần 80 năm kể từ khi

Tự lực văn đoàn chấm dứt hoạt động thực tế vào năm 1940, ngƣời đọc càng nhận ra cái phong vị khó lẫn, và họ đã tạo nên dấu ấn, đánh dấu một kiểu loại hình tác giả văn học.

Bên cạnh loại hình tác giả văn xuôi Tự lực văn đoàn, các nhóm phái khác nhƣ Nam phong, Đông dƣơng, Tân dân, Tri tân, Thanh Nghị… tuy có những thành tựu và những điểm chung trong hoạt động của mỗi nhóm phái song lại chƣa thể hiện nét khu biệt, cái riêng của họ để không hòa trộng vào các nhóm phái khác.

Giai đoạn 1932 – 1945, loại hình tác giả Thơ mới nổi lên nhƣ một hiện tƣợng. Ngay từ khi xuất hiện, “Tình già” của Phan Khôi đăng trên “Phụ nữ tân văn” đã đƣợc xem nhƣ “cuộc cách mạng trong thi ca đã nhóm dậy” (Hoài Thanh - Hoài Chân). Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã khẳng định: “Không lấy một ngƣời so sánh với một ngƣời, hãy lấy thời đại so sánh với thời đại. Tôi quyết rằng chƣa có thời đại nào phong phú nhƣ thời đại này trong lịch sử thi ca Việt Nam” [170, tr.15].

Các tác giả thơ mới đề cao “cái tôi” cá nhân. Đó là cái tôi của một tầng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, là chủ thể của nền văn hoá mới. Họ luôn ý thức khẳng định mình nhƣ một thực thể duy nhất không lặp lại. Tuy vậy, vì quá mới mà thơ của các tác giả nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh thƣờng buồn, cái buồn bơ vơ và cô đơn trƣớc thời cuộc. Nhƣng cái buồn đó không ủy mị, bạc nhƣợc và là cái buồn vì chƣa tìm ra lối đi.

Tình yêu lứa đôi chính là đề tài lớn và niềm cảm hứng của các tác giả thơ mới. Đó là một thứ tình mê đắm và trong trẻo. Nếu Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ”, vừa mới bƣớc vào vƣờn thơ “đã đƣợc ngƣời ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” [170, tr.106] với những khát khao, đắm say cuồng dại: Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta muốn

say cánh bướm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều; thì Hàn Mặc

Tử lại yêu với một trái tim mong manh đầy nhạy cảm. “Tình tôi ghen hết thú vô

biên/ Ai cho châu báu cho thinh sắc/ Miệng lưỡi khô khan, hết cả thèm”. Nguyễn

xuống giếng, rắc ta vào nàng?/ Ai đem nhuộm lá cho vàng?/ Nhuộm đời cho bạc,

cho nàng phụ ta?”…

Bên cạnh Thơ mới, Xuân Thu cũng là một nhóm phái khá nhận đƣợc sự quan tâm của độc giả với sách Xuân Thu nhã tập. Đó là nỗ lực tìm kiếm một con đƣờng để thoát khỏi những bế tắc, dằn vặt của một số văn nghệ sĩ trí thức. Họ quá ghét sự nhàm chán, sự bắt chƣớc đã thành công thức, sự ủy mị nhạt nhẽo của một bộ phận thơ ca lãng mạn và họ khao khát tìm đến cái mới, phủ nhận và vƣợt lên cái cũ, cái lỗi thời... Ngay trang đầu sách Xuân Thu nhã tập có dòng đề tựa: “Dƣới bóng Xuân Thu sẽ thực hiện: Trí thức - Sáng tạo - Đạo đức” và đây cũng chính là phƣơng châm sáng tác của họ.

Tuy vậy, sau hơn 85 năm, kể từ khi ra đời cho đến nay, phong trào Thơ mới đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn học Việt, và mỗi tác giả lại tạo dựng cho mình một phong cách riêng trong dòng chảy chung của Thơ mới. Đó là sự cách tân thể loại, sự đề cao cái tôi cá nhân, và cất lên những tiếng thơ tình tự do, đầy khoái cảm.

Giai đoạn 1945 - 1975, văn nghệ sĩ chứng kiến và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các nhà văn là ngƣời lính và cũng là lực lƣợng chính đóng góp cho nền văn học của nƣớc nhà. Vì thế, loại hình tác giả văn nhân quân đội đã có vị trí và vai trò trong dòng chảy văn học giai đoạn này. Sự xuất hiện của các nhà văn nhƣ: Hồ Phƣơng, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Chu Lai, Trần Đăng Khoa, Vƣơng Trọng, Trần Anh Thái, Lê Thành Nghị, Đào Thắng… họ đã đi qua thời chiến, mang sao vạch của ngành quân đội, và đã cất lên tiếng nói của những ngƣời trong cuộc. Dù nguồn mạch cảm hứng chính của các văn nhân quân đội là những câu chuyện và con ngƣời đã sinh ra, trải qua và tham gia vào cuộc chiến, thì cũng vẫn là sự khai thác đến cùng tâm trạng, nỗi đau, sự hy sinh, mất mát và cả niềm vui, hạnh phúc, sự thăng hoa của những số phận, những con ngƣời khi đi qua cuộc chiến. Có thể coi nhà văn, văn nhân quân đội là một loại hình tác giả đặc thù của Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành: “Chiến tranh và thơ ca vốn là hai thái cực, súng đạn và bút giấy cũng là hai thứ

công cụ có thiên chức trái ngƣợc nhau, thế nhƣng ở Việt Nam, chiến tranh và thơ ca, bút giấy và súng đạn vào những năm 1945 - 1975 lại tìm đến nhau, nƣơng tựa vào nhau và làm nên một thời đại rực rỡ của văn chƣơng dân tộc. Ảnh hƣởng của loại hình tác giả quân đội đối với văn học nƣớc nhà là vô cùng to lớn và kéo dài đến hết thế kỷ XX” [175].

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của đƣờng lối văn hóa văn nghệ giai đoạn sau 1985, chúng ta có thể điểm qua một số loại hình tác giả có chung một hệ đề tài, chủ đề. Nếu nhƣ loại hình tác giả viết về lịch sử với các tác giả nhƣ: Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Lƣu Sơn Minh… Ngoài việc dựa vào nguồn tài liệu chính sử các tác giả phải huy động nguồn tài liệu khác từ trong dân gian, từ trong những nguồn khác cả ở trong và ngoài nƣớc, đồng thời không quên cậy nhờ căn bản vào trí tƣởng tƣợng. Đó là bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý với gần 2.000 trang/4 tập của Hoàng Quốc Hải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản của Lƣu Sơn Minh; Hồ

Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. Với quyền

năng của mình, các tác giả phán xét, phản biện lịch sử, giúp nhận thức thêm, thậm chí nhận thức lại lịch sử. Nhƣng suy cho cùng viết về lịch sử cũng chính là viết và cảm thông với những nỗi đau nhân thế, những rung cảm riêng tƣ của con ngƣời.

Bên cạnh đó, loại hình các tác giả viết về văn hóa cũng là một loại hình đƣợc chú ý nhiều trong đời sống văn học những năm gần đây. Khi rất nhiều giá trị văn hóa bị mai một, vòng xoáy cơm áo gạo tiền đã khiến không ít ngƣời quên đi những giá trị truyền thống thì các tác phẩm viết về văn hóa nhƣ một cách đánh thức bạn đọc khỏi sự lãng quên này. Với sự góp mặt của các trang viết của Vƣơng Hồng Sển bạn đọc không chỉ hiểu biết thêm về của đời sống của những năm đầu thế kỷ XX mà còn nhận ra nét văn hóa, chất hƣơng xƣa độc đáo. Đặc biệt, bạn đọc của thời đại hôm nay hiểu hơn về việc đọc sách, số phận long đong của những cuốn sách, thú chơi sách đã trở thành nghệ thuật của một thời. Ngoài ra, mảnh đất Nam bộ còn có sự góp mặt của Sơn Nam - ngƣời đƣợc mệnh danh là nhà văn hóa của vùng đất

thấm đẫm đất và ngƣời nơi này. Đọc Sơn Nam, độc giả hiểu rằng ngoài sự tra cứu,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)