Nghiên cứu các hiện tượng, tác giả, tác phẩm, phong cách tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 26 - 28)

6. Cấu trúc luận án

1.2. Tình hình nghiên cứu thơ lục bát

1.2.2. Nghiên cứu các hiện tượng, tác giả, tác phẩm, phong cách tiêu

thơ lục bát

Trong tiến trình vận động, phát triển, thơ lục bát để lại dấu ấn đậm nét ở những hiện tượng tiêu biểu, những trường hợp điển hình. Trước hết, các nhà nghiên cứu tập trung chú ý vào lục bát ca dao, lục bát dân gian, lục bát của người bình dân Việt Nam từ xa xưa. Trên báo Tiểu thuyết Thứ bảy (loại mới, số 10, ngày 4/6/1949), Sơn Tùng có nhiều khám phá về vẻ đẹp cả nội dung và nghệ thuật của lục bát ca dao trong bài viết Thử tìm cái đẹp trong ca dao. Trong cuốn sách sưu tầm và khảo luận

Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978), Vũ Ngọc Phan dành nhiều trang viết tường giải khả năng phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm hồn người Việt của ca dao. Nhấn mạnh những giá trị văn hoá của lục bát dân gian, Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình viết Thử bàn thêm về thể thơ lục bát văn hoá dân gian (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3+4/1985). Nguyễn Xuân Đức tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật của lục bát ca dao trong bài viết Về thể lục bát trong ca dao (Tạp chí Văn học, số 2/2002). Qua bài viết Lục bát dân gian (lucbat.vn, 31/1/2012), Đỗ Đình Tuân chú ý tới nét đẹp giản dị, mộc mạc trong tâm hồn và cuộc sống người bình dân Việt Nam biểu hiện ở những câu ca dao trữ tình. Sau ca dao, một lĩnh vực mà nội dung tự sự và trữ tình được truyền tải bằng lục bát là truyện Nôm, từ những truyện Nôm khuyết danh như Nhị độ mai, Bích Câu kỳ ngộ, Phạm Công Cúc Hoa, … đến truyện Nôm của các tác giả nổi danh như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên,… Nghiên cứu hiện tượng đó, Lại Nguyên Ân viết Nhu cầu diễn Nôm - diễn ca và khả năng của thơ lục bát (Tạp chí Văn học, số 6/1995). Lại có tác giả triển khai hướng nghiên cứu từ mạch nguồn lục bát đến những truyện thơ Nôm nổi tiếng (Nguyễn Văn Hoàn, Thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều,Tạp chí Văn học, số 1/1974; Nguyễn Xuân Kính, Lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều… ,Tạp chí Văn học, số 9/1999). Trong sách chuyên luận Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2003), Phan Ngọc đã dành nhiều trang viết nêu rõ thành công của thể lục bát trong tuyệt phẩm đỉnh cao truyện thơ Nôm. Đi sâu hơn vào thành công đó, Đỗ Đình Tuân viết Lục bát Truyện Kiều (lucbat.vn,

30/8/2011). Ở phương Nam, thành công của thể lục bát trong truyện thơ Nôm phải kể tới thi phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Văn Bon viết Vài suy nghĩ về nền đạo lý nhân bản nhân đọc lại truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (Tạp chí Nghiên cứu văn hoá Đồng Nai và Cửu Long, số 4/2006), Dương Thuỳ Linh viết Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

(Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ, 2015), cả hai tác giả đều lý giải đặc điểm và thành công của thể lục bát trong truyện thơ này. Mở rộng hơn, Bông Tràm khảo sát thơ lục bát ở Nam Bộ qua bài viết Thơ lục bát - một cõi trời mênh mông (Diễn đàn văn học nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long, 12/12/2014). Những năm ba mươi đầu thế kỷ XX, Phong trào Thơ mới dù tôn vinh thể thơ tự do nhưng vẫn có những thành công đáng kể ở thể lục bát. Đặng Diệu Trang viết Về sự khác nhau giữa lục bát trong ca dao và lục bát trong Thơ mới (Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1/1999). Vũ Thị Hằng tìm hiểu Thơ lục bát Việt Nam trong Phong trào Thơ mới 1932 - 1945

(Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHXH&NVHN, 2011) v.v…

Nhiều nhất là các bài viết, các công trình nghiên cứu các tác giả, tác phẩm, các phong cách thơ lục bát tiêu biểu. Thi nhân có nhiều thành công ở thể lục bát trong giai đoạn giao thời là Tản Đà; nhiều bài viết trong sách chuyên khảo Tản Đà - về tác gia, tác phẩm (Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu tuyển chọn, giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000) đã phân tích và khẳng định điều đó. Đoàn Đức Phương khảo sát lục bát Nguyễn Bính trong Nguyễn Bính hành trình sáng tạo thi ca (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005). Nguyễn Sĩ Đại viết Đóng góp của Trần Huyền Trân cho thơ lục bát (lucbat.vn, 21/1/2014). Nguyễn Phú Trọng viết Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu (báo Nhân Dân, 24/1/1965). Trong chuyên luận Thơ Tố Hữu

(Nxb Đại học và THCN, Hà Nội, 1979), Lê Đình Kỵ nhấn mạnh thành công của nhà thơ cách mạng tiêu biểu khi chú ý sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Trần Đình Thu viết về thể lục bát biến ảo dưới bàn tay tài hoa của thi sĩ Bùi Giáng (Bùi Giáng - thi sĩ kỳ dị, Nxb Trẻ, 2005). Nguyễn Trọng Tạo viết Đồng Đức Bốn bắc cầu lục bát (lucbat.vn, 4/5/2011). Một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu tác giả/cụm tác giả lục bát như: Nhịp trong thơ lục bát của Tố Hữu (Phạm Minh Thúy, ĐHSPHN,

1982), Thơ lục bát Nguyễn Duy (Nguyễn Thị Bích Nga, ĐHSPHN, 2000), Thơ lục bát qua ba tác giả Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Phạm Công Trứ (Đặng Liên Hương, ĐHKHXH&NVHN, 2007), Văn hóa làng quê trong thơ lục bát đương đại - qua Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ (Nguyễn Văn Đồng, ĐHKHXH&NVHN, 2011), v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)