Nguồn gốc, sự hình thành thể lục bát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc luận án

2.1.1. Nguồn gốc, sự hình thành thể lục bát

Cội nguồn bao giờ cũng là mối băn khoăn khôn cầm của nhân gian. Cội nguồn của lục bát cũng thế. Nó vẫn luôn là một bí mật đầy hấp dẫn, luôn mời gọi những cuộc khám phá đầy phiêu lưu của các nhà thi học, đặc biệt là “lục bát học”. Chắc chắn sẽ còn nhiều cuộc lội ngược về ngọn nguồn của tiếng Việt, lội ngược về cái vùng được xem là tiền sử của văn học và thơ ca Việt để mà khảo sát, tìm kiếm, lục lọi, để truy tìm bằng được khởi thuỷ của thể loại này. Tuy nhiên, từ xa xưa đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả, nhà biên khảo đặt ra câu hỏi lục bát là thể thơ hoàn toàn thuần Việt hay là thể thơ ngoại lai vay mượn từ Trung Hoa? Nhiều người đã tìm hiểu và đưa ra những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thể thơ này. Cách đây khoảng 120 năm, có một người rất yêu thơ lục bát, muốn được biết về phát tích của nó, là nhà thơ Phạm Đình Toái đã từng than thở: “Không biết thể này bắt đầu từ đời nào, được người nào xướng xuất?” (Quốc âm từ điện). Đầu thế kỷ XX, Dương Quảng Hàm đã nhận định: “Lục bát là lối văn riêng của ta mà Tàu không có” (Việt Nam văn học sử yếu). Nguyễn Xuân Kính lại có quan điểm: “Ở văn học người Hán của Trung Quốc không có thể lục bát. Trong lịch sử văn học Việt Nam, lục bát có vai trò đặc biệt và có sức sống mạnh mẽ” [79; tr.215]. Sau này, Phan Diễm Phương trong công trình nghiên cứu Ngọn nguồn của hai thể thơ dân tộc: lục bát và song thất lục bát (Tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 12-2000) cũng khẳng định: “Trên thực tế chưa ai tìm thấy ở Trung Hoa những bài thơ như thế”.

Đi sâu tìm hiểu các nghiên cứu, ta thấy hai hướng tiếp cận chủ yếu về nguồn gốc thể loại:

Thứ nhất, lục bát có dấu vết của tục ngữ, ca dao, tức là có ngọn nguồn từ văn học dân gian. Nguyễn Can Mộng đã viết trong cuốn Ngạn ngữ phong dao: “Văn

vần nước ta phôi thai từ ngạn ngữ, rồi đến phong dao/ca dao thì thành điều, thành chương, có thể ngâm nga được. Văn lục bát, hay song thất sau này đều từ ở đấy cả”. Chu Xuân Diên trong Tục ngữ Việt Nam, Nguyễn Xuân Đức trong Đi tìm nguồn gốc thể loại lục bát Việt Nam (Tạp chí Văn học, số 6/2004), … cũng đồng quan điểm. Trong văn học dân gian, văn học truyền miệng, đa số những câu tục ngữ, ca dao từ vần, điệu, tình, ý đều dưới hình thức thể lục bát. Chúng là lời ăn tiếng nói của nhân dân, không chỉ thể hiện những kinh nghiệm sống, những triết lý dân gian, mà còn là tình cảm, ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống tươi đẹp, một cuộc sống lý tưởng, một cuộc sống “nên có”. Cấu trúc hình thức của thể lục bát có nguồn gốc sâu xa từ thành ngữ nhưng bắt đầu bộc lộ rõ ở tục ngữ. Chỉ ra loại vần cách 3-5 trong tục ngữ, đối chiếu với qui tắc hiệp vần của thể lục bát, chỉ ra dấu vết của sự phối thanh, hội ý... là để hình dung ra đường dẫn của một tiến trình hình thành và phát triển của thể thơ lục bát bắt đầu từ tục ngữ, bởi tục ngữ trước tiên là lời nói. Những lối nói cách điệu hẳn phải có trước những sáng tạo văn chương và chính là cơ sở để tạo nên những tác phẩm văn chương dài hơi hơn lời nói.

Tuy nhiên đến đây lại cần phải nói thêm rằng, không phải thể lục bát đã được hoàn thiện trong tục ngữ. Tục ngữ và ca dao tuy có thời điểm ra đời khác nhau về phương diện thể loại nhưng lại có thời gian phát triển cùng nhau rất dài trong lịch sử văn hoá dân tộc, vì vậy sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau đã góp phần hoàn thiện thể thơ lục bát. Điều này giải thích tại sao ta vẫn bắt gặp nhiều lời tục ngữ đã có kết cấu hoàn chỉnh của thể lục bát và cũng gặp một số những lời ca dao còn ở dạng lục bát chưa chỉnh thể của thời kỳ đầu. Lục bát ca dao cổ có giai đoạn sơ khai hết sức lỏng lẻo với cấu trúc câu 4/4+4 (Người đẹp như tiên/ Tắm nước Đồng Triền cũng xấu như ma) hoặc 4+4/6 (Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò/ Chín tháng lò dò biết đi), rồi dần dần mới đi đến hình thức chỉnh thể 6/8.

Thứ hai, lục bát xuất phát, hình thành từ đặc trưng, sự vận động nội tại của tiếng Việt, văn hoá Việt (Phan Diễm Phương trong Ngọn nguồn của hai thể thơ dân tộc: lục bát và song thất lục bát; Nguyễn Thái Hoà trong Tiếng Việt và thể lục bát, Tạp chí Văn học số 2/1999…). Lý giải điều này, Nguyễn Phan Cảnh cho rằng thơ lục bát

mang trong mình “những đặc trưng dân tộc về mặt văn hóa đã nén lại trong dạng dân gian để tồn tại” [17; tr.188-189].

Một cách khái quát và khách quan có thể nói dòng chảy lục bát là hợp lưu của cả hai ngọn nguồn trên, nó được hình thành từ tiến trình vận động của văn học dân gian, từ chính đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt và xu hướng thẩm mỹ mang tính chất tâm lý xã hội riêng của dân tộc Việt trong việc xây dựng âm luật thơ ca, nhất là sở thích sử dụng vần và nhịp.

Trong sách Quốc âm từ điện (1886), tác giả Phạm Đình Toái nhận định rằng thể lục bát đã trở nên khá thông dụng đối với việc sáng tác thi ca chữ Nôm từ các đời Trần Lê, thế kỷ XIII đến XVI. Bài thơ lục bát sớm nhất còn được lưu trữ trong thư tịch là một bài hát cửa đình của Lê Đức Mao (1462-1529), đó là bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào. Trong sách Nam phong giải trào, ông Trần Danh Án cũng ghi được một số bài hát cửa đình theo thể lục bát từ thời Lê. Nhưng có lẽ bài thơ lục bát cổ xưa nhất có niên đại rõ ràng, còn lưu giữ lại đến nay là bài Cảm tác

của Nguyễn Hy Quang, được sáng tác năm 1674: “Bốn bề cây cối lơ thơ/ Thung thăng con cá, vật vờ đàn ong/ Ngẫm thay người thật khách song/ Nhân tri kinh Phật sinh không có lời/ Đồng lần vật đổi sao dời/ Một nền trải mấy mươi đời dân gia/ Tới ta rằng của riêng ta/ Nào trăm năm trước ắt là của ai/ Làm chi cho vẩn lòng người/ Của đời ắt để cho đời phân minh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)