Lục bát Thơ mới và Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 125 - 135)

6. Cấu trúc luận án

4.3. Thơ lục bát hiện đại tiêu biểu

4.3.2. Lục bát Thơ mới và Nguyễn Bính

Thể lục bát giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các thể thơ của Thơ mới 1932 - 1945. Khảo sát các thể thơ trong Thơ mới thống kê từ 1.083 tác phẩm của 89 nhà thơ được tuyển chọn trong cuốn Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm do Lại Nguyên Ân tập hợp và biên tập có thể thấy về số lượng, thể lục bát có 147 tác phẩm, chiếm 13,6%. Nếu so với hai thể được Thơ mới sử dụng nhiều nhất là thể 7 chữ và 8 chữ thì lục bát chiếm gần bằng 1/3. Hai thể tứ tuyệt và bát cú Đường luật chính thống của văn học trung đại đã bị lục bát vượt xa cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt thể lục bát còn tỏ ra chiếm ưu thế hơn hẳn thể thơ “tự do” được thế hệ các nhà thơ mới sáng tạo nên. Các nhà thơ của phong trào Thơ mới hình như ít ai không một lần đến với thể thơ này, thậm chí nhiều người còn đạt con số hàng chục bài. Trước nhất phải kể đến Nguyễn Bính với 29 tác phẩm toàn bằng thể lục bát trong tổng số 57 sáng tác của ông. Thứ đến là các tên tuổi như: Hồ Dzếnh: 15 bài, Trần Huyền Trân: 20 bài, Xuân Diệu: 6 bài và Huy Cận, Mộng Sơn, Thế Lữ mỗi người đều 7 bài... Thể lục bát không chỉ khẳng định mình trên thi đàn chỉ bằng số lượng mà ý nghĩa hơn, lục bát còn sống mãi trong lòng người bằng những tác phẩm mang giá trị cổ điển như: Chân quê, Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính), Buồn đêm mưa (Huy Cận), Tiếng sáo Thiên Thai (Thế Lữ), Chiều (Xuân Diệu)... Thực tế này cho thấy lục bát - một thể thơ cổ truyền của dân tộc đến thời hiện đại, trong thế “cạnh tranh” với nhiều thể thơ của Thơ mới, vẫn có vị thế vững chắc trên thi đàn. Đây là điều mà chỉ duy nhất thể lục bát có được so với các thể thơ truyền thống khác. Hình thức khẳng định chủ yếu của lục bát trong Thơ mới là các tác phẩm trữ tình có dung lượng nhìn chung là nhỏ. Tác phẩm có dung lượng ngắn nhất là Hoa cỏ may (Nguyễn Bính) với một cặp lục bát tương đương 2 đơn vị dòng câu. Chiếm phần nhiều là những bài thơ lục bát chứa khoảng 2 cặp 6/8 (15 bài), 4 cặp 6/8 (14 bài), 5 cặp 6/8 (10 bài), 6 cặp 6/8 (17 bài) và 7 cặp 6/8 (11 bài). Thuộc vào loại dung lượng lớn phải kể đến các tác phẩm: Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính) với 55 cặp lục bát, Lòng son sắt (Phạm Huy Thông) với 49 cặp, Độc hành ca (Trần

Huyền Trân) với 46 cặp. Tác phẩm dài nhất là bài thơ Bóng ai (Cẩm Lai) cũng chỉ có 70 cặp lục bát tương ứng với 140 đơn vị dòng - câu.

Lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 đã khai thác triệt để, đa dạng các chức năng và nội dung thể thơ nhằm thể hiện những cung bậc cảm xúc, những trạng huống tâm hồn phong phú, tinh vi của những hồn Thơ mới. Trong đó nổi bật nhất là chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ tư tưởng, tình cảm của cái Tôi cá nhân cá thể. Trước hết, xét trên phương diện đặc điểm thi luật, có thể thấy các nhà thơ mới có nhiều tâm đắc với thể thơ này (tiêu biểu như Thế Lữ, Huy Cận, Nguyễn Bính, Xuân Diệu...) đều đảm bảo mô hình “chính thể” (tức mô hình chuẩn, đơn vị cơ bản của bài thơ là một cặp câu lục bát chiếm 2 dòng thơ, dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng) của thơ truyền thống. Hầu hết, những bài thơ làm theo thể lục bát trong Thơ mới đều kế thừa trọn vẹn cấu trúc câu thơ lục bát xưa. Thứ hai, về cách thức gieo vần và phối nhịp, hầu hết các nhà thơ mới đều tận dụng triệt để sự kết hợp hai loại vần lưng và vần chân phổ biến trong lục bát truyền thống. Lục bát Thơ mới thiên về thanh bằng và chủ yếu sử dụng thanh bằng tạo tính nhạc du dương, êm đềm... Chẳng hạn, ở 3 cặp câu lục bát sau đây, tất cả đều gieo vần bằng: “Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/ Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn” (Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ); “Đêm mưa làm nhớ không gian/ Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la” (Buồn đêm mưa - Huy Cận); “Không gian như có dây tơ/ Bước đi sẽ dứt động hờ sẽ tiêu” (Chiều - Xuân Diệu). Thứ ba, lục bát Thơ mới cũng kế thừa cách ngắt nhịp đôi thường thấy trong lục bát ca dao, lục bát Truyện Kiều. 147 bài thơ lục bát nguyên thể, kể cả những bài thơ lục bát phối xen trong Thơ mới chủ yếu là ngắt nhịp này. Ví dụ, ngắt nhịp 2/ 2/ 2 - 2/ 2/ 2/ 2: “Nghe đi/ rời rạc/ trong hồn - Những chân/ xa vắng/ dặm mòn/ lẻ loi” (Buồn đêm mưa - Huy Cận); ngắt nhịp 2/ 2/ 2 - 4/ 4: “Đường xa/ ngoảnh lại/ ngẩn ngơ - Trông theo mây trắng/ thẫn thờ mắt xanh” (Lòng quê - Hằng Phương). Thứ tư, cùng với việc kế thừa những đặc trưng của lục bát cổ điển truyền thống, để diễn tả tâm tình của một thế hệ mới, bảo đảm được cái ấn tượng chuẩn mực cho thể thơ, các nhà thơ mới khi cần thiết đã biết xử lý linh hoạt các yếu tố thi luật của thể loại trên những dòng thơ cụ thể, tạo nên những đặc sắc thi pháp

của lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945. Khảo sát 147 bài thơ lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, có thể thấy một hiện tượng đặc biệt nổi lên xét về mặt cấu trúc, đó là hiện tượng lẻ một dòng lục (6 chữ) cuối bài (nghĩa là kết bài không phải là dòng bát - tám chữ như thường thấy). Việc trao vai trò kết bài cho dòng lục (6 chữ) hẳn không phải là không có nguyên cớ. Một mặt, có thể do ảnh hưởng của cách kết ở thể loại hát nói (bài hát nói chính cách bao giờ cũng kết thúc bằng câu 6 chữ), mặt khác, có lẽ với dụng ý diễn tả những sắc thái cảm xúc bất thường xảy ra trên dòng mạch đều đều của tâm trạng (được tạo nên từ kiểu kiến trúc dòng 6 tiếp dòng 8 lần lượt luân phiên đều đặn của thể lục bát) mà các nhà thơ mới nảy sinh ý tưởng đặt dòng 6 cuối bài vừa có vai trò kết, vừa có vai trò mở, gợi nhiều liên tưởng cho cảm nhận của người đọc. Dòng mạch cảm xúc của thi nhân đương buồn rầu bỗng dưng chững lại một niềm thảng thốt, ngậm ngùi, hoặc bâng khuâng, lơ lửng, kéo dài không dứt: “Dỗ lòng, nguôi nhớ thương đâu/ Kim nam châm lựa hướng sầu trở ra/ Gió buồn chiều lạnh vai sa...” (Bản đồ - Lưu Quang Thuận). Về cơ bản, các bài thơ lục bát của Thơ mới 1932 - 1945 vẫn hướng tới mô hình cấu trúc đã trở thành chuẩn mực, điển phạm của lục bát cổ điển.

Việc gieo vần của lục bát Thơ mới 1932 - 1945 cũng được làm mới. Trước hết, cần phân biệt hai khía cạnh trong hiện tượng này, một là âm điệu của vần, hai là vị trí gieo vần. Ở khía cạnh thứ nhất, các nhà thơ hoàn toàn hướng tới sự chuẩn mực của thơ cách luật, nghĩa là hoàn toàn sử dụng vần bằng. Hơn thế, họ còn cố gắng đạt được mức độ hòa âm cao bằng cách triệt để sử dụng vần chính. Chẳng hạn, ở các bài thơ lục bát dài hơi như Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính), Độc hành ca (Trần Huyền Trân), tỷ lệ các dòng thơ sử dụng các bộ vần có khuôn âm trùng khít là: 87/110 dòng (Lỡ bước sang ngang), 50/92 dòng (Độc hành ca); số vần còn lại tuy gieo vần thông nhưng mức độ hòa âm cũng khá rõ, như đời gieo với cười... Về vị trí gieo vần, cũng không đổi khác so với hình mẫu lục bát cổ điển truyền thống. Khả năng gieo vần ở tiếng thứ tư dòng bát, vốn khá quen thuộc với dân gian không được Thơ mới quan tâm vận dụng nhiều.

Bên cạnh cách thức gieo vần là nhịp điệu của thể thơ. Nhịp ngắt thông thường phổ biến trong thể lục bát là nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng. Cách ngắt nhịp lẻ, mỗi nhịp 3 tiếng trong một số tác phẩm lục bát cổ điển cũng lặp lại phần nhiều trong các bài lục bát Thơ mới. Tuy nhiên, các nhà thơ mới đã không cố giữ nguyên diện mạo cũ mà đã tìm cách đa dạng hoá cách thức ngắt nhịp. Chẳng hạn, ngắt nhịp 2/4 - 2/2/2: “Hôm nay/ trời nhẹ lên cao Tôi buồn/ không hiểu/ vì sao/ tôi buồn” (Chiều - Xuân Diệu); nhịp 2/4 - 2/1/3/2: “Non xanh/ ngây cả buổi chiều - Nhân gian/ e/ cũng tiêu điều/ dưới kia” (Thu rừng - Huy Cận). Đặc biệt, có không ít câu thơ được ngắt nhịp hết sức mới lạ, hiện đại, ví dụ, nhịp 1/1/1/3 - 1/3/2/2: “Bóng,/ tôi,/ tôi,/ bóng trùng trình - Nàng,/ tôi đuổi mãi/ ...canh tà,/ tà canh” (Đuổi bóng - Cẩm Lai). Sự đa dạng, phong phú trong cách ngắt nhịp câu thơ đã góp phần biểu hiện những “phức điệu tâm hồn” của con người thời đại mới mà lục bát nhịp đôi khó có khả năng biểu đạt. Về phối thanh (luật bằng trắc), ngoài phần nhiều những bài lục bát theo sát khuôn mẫu đã được xác lập, trong lục bát Thơ mới, có một số ít trường hợp “phạm luật”. Tiếng thứ 2, tiếng thứ 4 dòng lục từ bằng chuyển thành trắc và từ trắc chuyển thành bằng. Sự thay đổi này là do sự chi phối của dòng cảm xúc nhân vật trữ tình. Âm điệu câu thơ có lúc trúc trắc do nhiều thanh trắc đi liền nhau: “Úp mặt vào hai bàn tay - Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm” (Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính). Sở thích sử dụng thanh bằng là một đặc tính của các nhà thơ mới. Trong quyền tự do lựa chọn của mình đối với những tiếng nằm ở vị trí lẻ (tự do về bằng trắc) trong mô hình phối điệu, các nhà thơ đã đặt vào đó rất nhiều thanh bằng liền nhau để diễn tả những cung bậc buồn vui của lòng người. Huy Cận trong bài Buồn đêm mưa đã khéo dùng nhiều thanh bằng nối tiếp nhau suốt chiều dài bài thơ để diễn tả cái buồn nhẹ nhàng mà thấm thía, dư ba trong lòng người theo tiếng mưa rơi: “Rơi rơi dìu dịu... rơi rơi - Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ...”.

Về giọng điệu, âm hưởng chung của Thơ mới 1932 - 1945 là buồn đau, u sầu (cũng là giọng điệu chính của thơ lãng mạn). Âm điệu ấy tràn vào Thơ mới ở tất cả các thể loại, đặc biệt rất phù hợp với thể lục bát. Vốn là một thể thơ có nguồn gốc dân gian nên lục bát có một chất giọng rất đặc trưng - trữ tình nhẹ nhàng, êm ái và

sâu lắng, thiết tha với nhịp “đưa nôi”. Giọng điệu này cộng hưởng với âm điệu buồn đau, u sầu của thời đại Thơ mới, tạo nên tiếng lòng đầy bâng khuâng, man mác, cô liêu: “Vườn hoang, nhà vắng, cây thưa/ Lòng tôi sầu tủi đã vừa mấy xuân” (Vườn hoang - Mộng Huyền)... Có những phong cách vốn hợp với giọng tráng ca nhưng khi tìm về với lục bát dường như cũng bị “mềm hoá” đi. Thay cho âm hưởng tráng ca - lịch sử trong những vần thơ tự do là giọng điệu đầy hoài niệm, da diết, khắc khoải, thấm đẫm nhân tình trong thơ lục bát: “Mưa bay trắng lá rau tần/ Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa/ Có người về khép song thưa/ Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng” (Thu - Trần Huyền Trân). Ở thời đại Thơ mới, ý thức về cái tôi cá nhân cá thể trỗi dậy mạnh mẽ, cái tôi này đòi hỏi được giải phóng, được khẳng định, vì thế “những sợi tơ lòng” lãng mạn của những cái tôi ấy, theo đó, cũng rung lên, rất nhạy cảm với những đường nét, sắc thái riêng. Lục bát Thơ mới, trên cái “giọng nền” buồn thương - u sầu, có vô vàn những “nghịch âm” không thể trộn lẫn: giọng tươi vui, yêu đời của Thế Lữ trong Tiếng sáo Thiên Thai; giọng thuần hậu, dễ thương của Đoàn Văn Cừ trong , Đêm đông, Chơi xuân; giọng “quê mùa” dễ thương và tình tứ của Nguyễn Bính trong Chân quê, Người hàng xóm, Mười hai bến nước... Lục bát của Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, hay Hằng Phương, Lưu Kỳ Linh, v.v... một mặt có mang âm hưởng của ca dao, ngọt ngào như khúc nhạc đồng quê, nhưng mặt khác vẫn mang đậm dấu ấn phong cách thời đại Thơ mới và dấu ấn riêng của phong cách cá nhân. Lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 còn có giọng trào phúng, mỉa mai khá độc đáo: “Lạ lùng! ở nước Nam ta/ Lòng nhân đạo cũng đổi ra trái mùa” (Hội bảo trợ súc vật - Tú Mỡ)... Có thể nói, khá nhiều nhà thơ mới tài hoa bằng những sáng tạo riêng của mình đã “làm mới” thể loại lục bát, hoặc trên phương diện chức năng, phương diện nội dung hoặc trên phương diện thi pháp của thể loại, tạo nên tính đa thanh cho lục bát Thơ mới 1932 - 1945. Với giọng điệu buồn thương, u sầu, các nghệ sĩ lục bát Thơ mới đã khai thác, vận dụng hệ thống từ láy tiếng Việt với mật độ đậm đặc. Chẳng hạn ngay trong một cặp câu lục bát đã có đến 3 từ láy: “Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều/ Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn” (Chiều - Xuân Diệu). Trong khuynh hướng trở về với âm hưởng của các làn điệu ca

dao quê mùa, dân dã, các tác giả lại đưa vào thể lục bát rất nhiều những từ ngữ “quê”, những hình ảnh, biểu tượng có tính ẩn dụ cao (vườn cau, ao bèo, giậu mồng tơi...) hay các thành ngữ quen thuộc (chín nhớ mười thương, một nắng hai sương,

ngang sông đắm đò..). Nhiều hình ảnh, thi liệu quen thuộc trong ca dao, dân ca được vận dụng linh hoạt uyển chuyển (hoa, bướm, cam, bưởi, trầu, cau...). Và cả cách nói duyên dáng, tình tứ, e thẹn của những cô gái quê nữa: “Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình… với nhau” (Chờ nhau - Nguyễn Bính). Ở dòng thơ lục bát trào phúng, còn có những lời ăn tiếng nói hàng ngày, đặc biệt là thứ ngôn ngữ hài tiếu với cách nói mỉa mai, gây cười: “Mấy ngài cật ấm lòng no/ Nhàn công rỗi việc chẳng lo lắng gì/ Bỗng dưng giở dạ từ bi/ Mủi lòng thương giống vô tri trên đời” (Hội bảo trợ súc vật - Tú Mỡ).

Bên cạnh việc cho phép xử lý các yếu tố nằm trong cơ cấu luật vừa nêu, lục bát còn cho phép có những biến đổi thi pháp, diễn ra trên các dòng thơ. Có thể quan sát những biến đổi này trên hai biểu hiện chủ yếu: hiện tượng vắt dòng, hiện tượng nhiều câu trên một dòng. Với ý đồ “mới hoá” cú pháp câu thơ lục bát, năm 1932 trong bài Tiếng sáo Thiên Thai, Thế Lữ đã thực sự tạo nên một “đột biến” với kiểu câu vắt dòng: “Trời cao xanh ngắt/ Ô kìa! Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai”. Kiểu cấu trúc câu thơ độc đáo này được các nhà thơ mới phát huy và hưởng ứng nhiệt tình: “Mùa thi sắp tới!/ Em thơ. Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau” (Mùa thi - Xuân Diệu); “Từ xưa muốn ngỏ mà sao/ Bâng khuâng, chẳng biết rằng trao gửi gì” (Bức khăn mừng cưới - Vũ Hoàng Chương). Lục bát Thơ mới cũng vận dụng biện pháp nghệ thuật tiểu đối của câu thơ lục bát truyền thống (3/3, 4/4) nhằm hướng tới xác lập những vế tương ứng trong nội bộ dòng thơ, khiến dòng thơ có vẻ đẹp hài hoà, cân đối: “Trai tơ khăn lục // gái hồng thắm môi” (Chiều xuân Trung kỳ - Hồ Dzếnh); “Cánh rầu rã cánh // lòng tê tái lòng” (Khóc Tản Đà - Trần Huyền Trân)... Đặt nghệ thuật đối bên cạnh các biện pháp vắt dòng hay tạo nhiều cú pháp trên một dòng thơ để thấy được ý nghĩa sâu xa của cách tân nghệ thuật này là nhằm hướng tới việc diễn tả một cách tự nhiên những trạng thái cảm xúc đời thường. Một số tác giả còn chia tách câu chữ trong dòng thơ lục bát sắp xếp chúng theo mô hình bậc

thang: “Trong thôn/ văng vẳng/ gà trưa - Lắng nghe/ đúng ngọ/ chuông chùa.../ nện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 125 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)