Lục bát Lục Vân Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 99 - 104)

6. Cấu trúc luận án

3.3. Thơ lục bát truyền thốn g những trường hợp điển hình

3.3.5. Lục bát Lục Vân Tiên

Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình

Chiểu, được sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỷ XIX và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam. Tác phẩm được dịch giả Abel des Michels chuyển ngữ sang tiếng Pháp với tên gọi Lục Vân Tiên cổ tích truyện (Histoire de Luc Van Tien) năm 1899.

Truyện Lục Vân Tiên (mà người miền Nam thường gọi thơ Lục Vân Tiên) là một cuốn tiểu thuyết về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường - đạo nghĩa.Truyện được viết bằng thể lục bát, vì được in nhiều lần nên có nhiều văn bản khác nhau, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2.082 câu thơ lục bát, kết cấu theo lối chương hồi.

Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, một truyện thơ nôm mang tính chất là truyện để kể nhiều hơn là truyện để đọc và để xem. Truyện có kết cấu ước lệ gần như đã thành khuôn mẫu. Tác phẩm khắc họa thành công những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Cho đến bây giờ, truyện Lục Vân Tiên vẫn giữ được vị trí của nó trong nền văn học Việt Nam. Với ngôn ngữ bình dân gần gũi nên mọi tầng lớp trong xã hội đều nhớ thuộc lòng nhiều đoạn thơ dài, có khi thuộc cả truyện thơ. Ảnh hưởng của nó còn lan rộng ra cả toàn quốc, được lưu truyền dưới hình thức sinh hoạt văn hóa như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ.

Những câu thơ mở đầu truyện Lục Vân Tiên: “Hỡi ai lẳng lặng mà nghe? Dữ răn việc trước, lành dè thân sau/ Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” như sợi chỉ đỏ về nội dung tư tưởng xuyên suốt tác phẩm mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi tới người đọc. Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho mang nặng tư tưởng Nho giáo mà gốc là tư tưởng của Khổng tử, Mạnh tử, Trang tử. Đồng thời, ông còn là người con của quê hương Nam Bộ, giàu tình yêu thương, sống gắn bó với người lao động. Việc học hành thi cử không thành, ông quay về bốc thuốc chữa bệnh, cứu người, dạy học để truyền tri thức và đạo lý cho con cháu. Chính vì thế mà nội dung tư tưởng “trung - hiếu - tiết - nghĩa” theo tư tưởng của Nho giáo lại rất gần với đạo lý “nhân - nghĩa” ở đời của dân tộc ta. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác

Lục Vân Tiên trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhằm tuyên truyền cho đạo lý tốt đẹp ấy.

Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người. Tư tưởng cao đep ấy được Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải vào trong truyện thơ rất gần gũi với nhân dân nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng. Vẻ đẹp của tư tưởng ấy được toát lên, tỏa sáng qua những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Lục Vân Tiên.

Lục Vân Tiên là con nhà thường dân, học giỏi, mong muốn thi cử đỗ đạt để được làm quan giúp vua, giúp nước. Giữa đường đi thi gặp cướp đang quấy nhiễu cuộc

sống bình yên của nhân dân, chàng đã lên tiếng: “Tôi xin ra sức anh hào/ Cứu người cho khỏi lao đao buổi này. Và chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng cảm tả xung hữu đột, đánh tan tác giặc Phong Lai.

… Chữ hiếu trong Lục Vân Tiên đã thực sự làm người đọc xúc động bởi nó vừa cao đẹp vừa gần gũi với cuộc sống thường nhật của người lao động. Truyện kể về Vân Tiên đang trên đường đi thi, nghe tin mẹ mất, quá thương xót mẹ, chàng khóc lóc thảm thiết. Chàng đã bỏ thi - bỏ dở cả con đường công danh sự nghiệp sán lạn đang ở phía trước, quay về quê để chịu tang mẹ. Trên đường về khóc thương mẹ đến thành bệnh mà mù mắt. Mắt đã mù nhưng nỗi sầu vẫn chưa nguôi ngoai: “Ôi thôi! Con mắt đã mang lấy sầu/ Mịt mù nào thấy gì đâu”. Truyện Lục Vân Tiên còn đề cao chữ tiết hạnh. Tuy nhiên, Kiều Nguyệt Nga thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan niệm tình yêu lấy chữ nghĩa làm gốc chứ không phải là tình. Nguyệt Nga là tiểu thư con tri phủ, nàng được giáo dục chu đáo, nhất là chữ tiết. Vậy mà sau khi được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp, nàng đã nói những lời đẹp nhất để bày tỏ sự cảm kích và ân tình của mình với Vân Tiên: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi. Sau này gặp nạn, nàng vẫn thủy chung với Vân Tiên, xem Vân Tiên như là chồng của mình. Hay tin Vân Tiên mất, nàng vẽ ra bức tượng để thờ. Khi bị đưa đi cống phiên cho giặc Ô Qua, Nguyệt Nga đã ôm bức tượng Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn. Được cứu thoát, nàng sống với bà lão trong rừng và một mực thờ bức tượng Vân Tiên.

Song song với tư tưởng nhân nghĩa, đề cao đạo lý của dân tộc, truyện còn thể hiện tư tưởng nhân - quả. Đó là trừng trị kẻ bất nhân phi nghĩa, người tốt được hưởng hạnh phúc. Luật nhân quả mang tư tưởng Phật giáo. Nhưng nhân quả trong

Lục Vân Tiên rất gần với cuộc sống và ước mơ của nhân dân. Tư tưởng Phật giáo là khổ kiếp này, kiếp sau được hưởng hạnh phúc, còn với Lục Vân Tiên kẻ ác bị trừng trị đích đáng và một kết thúc có hậu ngay sau những gian truân khổ cực cho những người hiền lành. Đó cũng là đạo lý sống ở đời của dân tộc ta. Truyện là bản án kết tội những kẻ bất nhân, lòng lang dạ sói như: gia đình Võ công lật lọng với chàng rể tương lai họ Lục đang lúc gặp họa; Trịnh Hâm đố kị, phản trắc phạm tội giết người;

Bùi Kiệm thiếu tình, thiếu nghĩa tìm cách tranh vợ sắp cưới của bạn. Những kẻ như thế không chỉ bị phỉ nhổ mà còn bị trừng trị: Võ Thể Loan bị cọp bắt bỏ vào hang đến chết; Trịnh Hâm bị sóng thần nhấn chìm thuyền và bị cá nuốt sống. Những người được người đời yêu quý bởi những phẩm chất tốt đẹp trải qua bao sóng gió, bất hạnh, chia lìa cuối cùng họ được sum họp, hưởng hạnh phúc trong cuộc đời thực: “Từ đây toại chí muôn phần/ Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Tư tưởng ác giả ác báo, gieo gió gặt bão, ở hiền gặp lành đã có từ trong dân gian, trong truyền thống cổ truyền của dân tộc nhưng được Nguyễn Đình Chiểu đưa vào tác phẩm bằng cả trái tim nhiệt huyết, bằng cả tài năng nghệ thuật. Vì vậy nó có một sức sống mãnh liệt trong lòng nhân dân.

Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn tư tưởng đạo nho, lá cờ nho giáo nhưng thực ra là để bảo vệ tình cha con, đạo vợ chồng, tình bạn bè, tinh thần cứu nạn phò nguy, tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Đó là những đạo lý thông thường mà cao quý trong đời sống của nhân dân, trong truyền thống thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc ta. Qua sự biểu hiện bằng thể thơ lục bát, Lục Vân Tiên quả là tác phẩm đáng dành làm bài ca hát ru con trẻ, làm lời ngâm tặng vợ chồng son, làm lời nghiêm răn những kẻ ăn ở hai lòng... Âm điệu du dương trầm bổng; chuyện lương duyên kỳ lạ, éo le; lắm thủy chung mà cũng nhiều phản trắc... đó là sức lay động, sức xuyên thấm mãnh liệt của khúc ca này.

Tiểu kết chƣơng 3

Truyền thống trong thơ là những giá trị đã được khẳng định, và những giá trị đó là đại diện xứng đáng nhất của một cộng đồng dân tộc, là “gương mặt điển hình” cho tâm hồn con người của cộng đồng dân tộc ấy, được thể hiện bằng thơ. Với nghệ thuật biểu hiện đậm chất dân gian, thơ lục bát đã truyền tải giá trị hiện thực, tinh thần yêu nước, nhân đạo, bản sắc văn hoá của dân tộc. Lục bát ca dao, dân ca, lục bát truyện thơ Nôm, lục bát kinh sách Phật giáo, lục bát Truyện Kiều, lục bát Lục Vân Tiên là những hiện tượng tiêu biểu thể hiện sâu sắc những giá trị cốt lõi của thơ lục bát truyền thống. Tuy nhiên, dù mang những giá trị truyền thống tự ngàn xưa nhưng lục bát lại có những cách thức xử lý linh hoạt về âm luật, ngữ nghĩa, ... Bởi

thế, sang thời kỳ hiện đại, nó vẫn gìn giữ và phát huy được những thế mạnh của mình trong việc biểu hiện cảm xúc. Thơ lục bát cũng như cây lúa sinh ra và được nuôi dưỡng từ những cánh đồng làng quê, những dòng sông chở nặng phù sa, nên nó cũ mà vẫn mới, rất quen mà vẫn lạ.

Chƣơng 4

TIẾP BIẾN CỦA THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI

4.1. Khái luận về hiện đại,tiếp biến truyền thống và hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)