Coi trọng tình cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 42 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn

2.2.3. Coi trọng tình cảm

Nằm trong khu vực phương Đông, nằm trong thế so sánh với phương Tây, phương Tây duy lý, còn phương Đông duy tình, Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ. Người Hàn rất coi trọng tình cảm, không chỉ trong đối nhân xử thế, mà cả cách nói năng giao tiếp cũng có nhiều biểu hiện thể hiện cung bậc cảm xúc. Trước tiên có thể dẫn chứng về việc người Hàn gọi bố mẹ của bạn bè bằng cách xưng hô trong gia đình là bố, mẹ “아버님”, “어머님” chứ không dùng cách gọi dành cho người đã kết hôn như “아주머니” vì gây ra

cảm giác xa lạ, khách sáo. Việc gọi người khác bằng cách xưng hô trong thân tộc có vượt qua giới hạn của quan hệ huyết thống, không phân biệt nhà này với nhà kia giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong lần đầu tiên gặp, người Hàn Quốc thường hỏi những câu hỏi riêng tư về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, con cái “죄송하지만 연세가 어떻게 되세요?” (Xin lỗi anh/chị bao nhiêu tuổi?), “죄송하지만 연세를 여쭤 봐도 돼요?” (Xin lỗi nhưng tôi có thể hỏi tuổi của anh/chị được không?”, “결혼하셨어요?” (Anh/chị đã kết hôn chưa?), “형제가 있어요?” (Anh/chị có anh chị em không?), “자녀분 있으세요?” (Anh/chị đã có con chưa?) … gây hiểu lầm là tò mò vào đời tư của người khác nhưng thật ra cách hỏi như vậy có hai lý do, một phần để xác định quan hệ trên dưới tiện cho việc xưng hô, một phần vì người Hàn Quốc rất quan tâm tới người khác, việc biết những điều cơ bản về xuất thân của một người giúp họ tránh có hành động hoặc thái độ không đúng mực. Trong văn hóa uống rượu, việc đi uống rượu cùng nhau đối với người Hàn Quốc là một phương tiện để giao lưu, làm thân chứ không chỉ đơn gian là ăn uống. Mọi người thường rót rượu cho lẫn nhau như một cách để thể hiện tình cảm kính trọng, yêu mến, và người ngỏ lời rủ đi uống sẽ là người trả tiền chứ không phân chia sòng phẳng. Đây cũng là một nét thể hiện văn hóa trọng tình của người Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, người Hàn cũng rất coi trọng biểu đạt tình thái trong giao tiếp. Phương tiện ngôn ngữ mà họ dùng để diễn tả nghĩa tình thái là thông qua từ vựng, ngữ pháp và ngữ điệu. Nhờ chúng, sắc thái tình cảm của câu chuyện được biểu đạt phong phú và sinh động hơn. Ví dụ thay vì nói “놀랐어요” (giật mình), người Hàn thường nói “깜짝 놀랐어요” (giật nảy cả mình), “눈물나게 감동적이에요” (cảm động phát khóc) thay vì “감동적이에요” (cảm động), “눈부시게 아름다워요” (xinh rạng rỡ) thay vì “아름다워요”

(xinh), “눈 빠지게 찾아요” (tìm mỏi mắt), “드럽게 싫어해요” (ghét kinh); hàng loạt các phó từ thể hiện mức độ như “아주”, “진짜”, “매우”, “너무”, “무척”, “마구”, “몹시” đều có nghĩa là “rất”. Khi hai người nói chuyện cũng có rất nhiều câu đặc biệt chỉ để tung hứng cho cuộc trò chuyện được tiếp diễn như “맞아요” (đúng vậy), “하긴” (cũng phải), “그러게말이에요/ 그러게요” (đúng đấy), “그렇죠” (công nhận), “세상에” (ôi trời), “못 말려” (không đỡ được), “이런” (thật là), “내 말이” (mình đã nói rồi mà), “내 말이 그 말이에요” (thì ý mình là thế đó), “그러니까요” (thế mới nói). Bên cạnh đó, trong tiếng Hàn còn có các mẫu ngữ pháp thể hiện cảm xúc của người nói hơn là mang ý nghĩa ngữ pháp, mà không cần dùng thêm trạng từ, hoặc động từ “cảm thấy” như “-겠다” (thể hiện quyết tâm), “-고 말다” (thể hiện cảm giác nuối tiếc, tiếc thay cho), “-는 바람에”, “-는 통에”, “-(으)ㄴ/는 탓에”, “-다가는”… (khi muốn nói đến kết quả tiêu cực), các đuôi kết thúc câu cảm thán rất phát triển như –네요, -군요, -구먼, -겠다, -아/어라…, việc sử dụng linh hoạt các tiểu từ để bổ sung thêm sắc thái của câu, như –이/가 nhấn mạnh vào chủ thể của hành động, -은/는 mang ý nghĩa đối chiếu. Thậm chí có những câu bản thân ngữ pháp đã thể hiện mức độ rồi, nhưng động hoặc tính từ trong câu vẫn được bổ nghĩa thêm bởi một phó từ tách biệt. Ví dụ trong câu “어젯밤에 너무 더운 나머지 잠을 못 잤어요” (Đêm qua trời nóng quá nên không ngủ được), ngữ pháp “-(으)ㄴ 나머지” đã thể hiện ý nghĩa do mức độ của hành động, hoặc tính chất của vế trước quá nghiêm trọng nên dẫn tới một kết quả nào đó, nhưng trong câu vẫn có thể dùng thêm phó từ “너무” (quá) để bổ nghĩa cho tính từ “덥다” (nóng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)