Chịu ảnh hưởng của Nho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Một vài đặc trưng tiêu biểu về văn hóa Hàn Quốc

2.1.3. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo

Nho giáo bám rễ và ăn sâu vào trong đời sống xã hội của người dân Hàn Quốc ngay cả khi Hàn Quốc phát triển kinh tế vượt bậc và bước lên sánh ngang cùng các cường quốc khác trên thế giới. Điều đó thể hiện trải dài và xuyên suốt nhiều mặt trong xã hội, từ cá nhân đến gia đình, trường học, công ty, xã hội. Có thể nói ở đâu cũng có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng của Nho giáo. Điều đó được thể hiện qua các mặt chính là: lòng tôn kính với người lớn tuổi hoặc cấp trên, vai trò của người đàn ông, và tinh thần hiếu học.

Lòng tôn kính với người lớn tuổi hoặc cấp trên: Bắt đầu từ điều đơn giản nhất có thể gặp trong cuộc sống thường nhật đó là cách chào cúi gập người trước đối phương. Nếu như ở nhiều quốc gia khác, khi gặp nhau người ta chỉ cần vẫy tay chào, hoặc nhoẻn miệng cười thì ở Hàn Quốc, ở bất cứ hoàn cảnh nào, như hai tổng giám đốc hay hai giáo sư, để thể hiện sự tôn trọng với đối phương, người ta vẫn phải cúi người chào, hai tay giữ thẳng bên chân. Tiếp đó có thể kể đến hệ thống các cấu trúc phép dùng phức tạp trong tiếng Hàn để bày tỏ lòng tôn kính, lịch sự theo nhiều cấp độ khác nhau. Khác với tiếng Việt, trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Hàn, có rất nhiều cách biểu hiện thái độ lịch sự, sự kính trọng trong giao tiếp và ứng xử. Sự kính trọng đó không chỉ thể hiện đối với người trực tiếp nghe câu chuyện, mà còn với chủ thể của hành động. Trong bữa ăn, người lớn bao giờ cũng là người cầm đũa đầu tiên. Trong công việc, cấp dưới luôn kính cẩn và làm theo mệnh lệnh của cấp trên, rất ít khi có sự cãi lệnh. Đối với hệ thống gia tộc, lòng tôn kính tổ tiên được coi là vô cùng quan trọng. Vào những ngày giỗ tết, con cháu ở xa lại tìm về với quê hương để làm lễ, thăm mộ tưởng nhớ những người đã mất.

Vai trò của người đàn ông: chịu ảnh hưởng của tư tưởng “tại gia tòng phụ, xuất giá tong phu, phu tử tòng tử” của Nho giáo, xã hội Hàn Quốc quan

niệm rằng người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình là người nắm giữ quyền hành tối cao. Các thành viên còn lại của gia đình phải tuân theo quyết định của gia trưởng bất kể đúng sai. Mọi sự phản đối hay chống lại bị coi là trái với đạo lý, trật tự trên dưới trong gia đình. Đi đôi với quyền hạn là trách nhiệm, người đàn ông phải có trách nhiệm duy trì và phát triển gia đình của họ, gia đình trở thành thể diện, tượng trưng cho sự thành đạt của người đàn ông.

Tinh thần hiếu học: Nho giáo của Khổng Tử có ảnh hưởng đặc biệt tới giáo dục tại Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thể hiện sự quan tâm đến giáo dục từ đầu thời đại Goryeo khi chế độ khoa cử mới được đưa vào áp dụng, sau đó tiếp tục được kế thừa sang triều đại Joseon, nhiều người dân đã tham gia khoa cử để mong được làm quan. Sau đó, khi trật tự sĩ nông công thương dưới thời thực dân Nhật bị sụp đổ, giáo dục trở thành công cụ mạnh mẽ để đạt được thành công trong xã hội. Điều này đã cổ vũ động viên người dân Hàn Quốc theo đuổi những nỗ lực về học thuật và đào tạo giáo dục – những thứ thiết yếu đối với sự lĩnh hội và truyền bá tri thức – những kỹ năng không thể thiếu cho sự phát triển. Ngày nay trẻ nhỏ trước khi học lớp 1 đã đăng ký học trước về tiếng Anh và các môn năng khiếu ở các trung tâm. Để đạt được thành tích học tập tốt, ngoài học ở trường, họ còn theo học gia sư, trung tâm, học qua truyền hình, mạng, v.v… Những năm 1970, Hàn Quốc là một nước nghèo thiếu cả nguồn lực về tài nguyên lẫn vốn, con đường duy nhất để phát triển đất nước là dựa vào nhân tài. Kì tích sông Hàn có thể trở thành hiện thực một phần chính nhờ thế hệ ham học và tài năng này.

Tóm lại, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo Trung Hoa, coi trọng tôn ti trật tự, xác lập ranh giới nghiêm ngặt giữa người trên và người dưới, cả trong quan hệ gia đình lẫn trong quan hệ xã hội. Vấn đề phân biệt giới khá nghiêm trọng, tuy nhiên ngày nay nhờ nỗ lực của nữ giới Hàn Quốc

và sự tác động của các nước tiên tiến nói chung, vấn đề này đã được khắc phục khá nhiều, chỉ còn tồn tại chủ yếu ở các vùng nông thôn. Việc đào tạo nhân tài tại Hàn Quốc được chính phủ quan tâm sâu sát, tuy nhiên do quá chú trọng vào thành tích mà đã gây ra những hiện tượng thiếu tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)