Phân biệt các biểu hiện chỉ điều kiện, giả định – hệ quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 79 - 86)

-(으)면 -다면 -았/었/였더라면 Hạn chế về ý nghĩa giả định Giả định một việc thông thường, có tính lặp đi lặp lại × O O Giả định quá khứ × × ×

Giả định hiện tại × × ×

Giả định tương lai × × O Hạn chế về đuôi kết thúc câu ở dạng

mệnh lệnh

× × O

( O : Có hạn chế, × :Không có hạn chế)

3.1.8. Thứ bậc tuyệt đối và tương đối

Vì cùng thuộc xã hội nông nghiệp nên văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc đều mang đậm tính cộng đồng. Tuy nhiên tính cộng đồng của Hàn Quốc bắt nguồn từ chủ nghĩa gia đình, còn của Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa làng xã (GS.TS Trần Ngọc Thêm, 2006). Kinh tế Việt Nam dựa vào sản xuất nông nghiệp lúa nước là chủ yếu, người nông dân phải có tính cộng đồng cao, đoàn kết hợp lực để chống chọi với lũ lụt, hạn hán. Còn nông nghiệp ở Hàn Quốc như đã nói là nền nông nghiệp trồng trọt ở miền núi, do địa hình nhiều núi cao, người dân không sống tập trung nên buộc phải coi trọng vai trò của gia đình. Ở Việt Nam không có chủ nghĩa gia đình mà được xếp vào kiểu gia đình chủ nghĩa, ai cũng coi như người trong nhà, nên có lối làm việc theo kiểu duy tình, thiếu tôn ty trên dưới rạch ròi, hay xuề xòa đại khái. Hệ quả của sự khác biệt này, văn hóa coi trọng thứ bậc, trên dưới của hai quốc gia cũng khác nhau về mức độ. Nếu như thứ bậc, tôn ti được đề cao và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt, dẫn đến sự tôn trọng phép tắc lễ nghĩa thái quá trong xã hội Hàn Quốc thì Việt Nam có phần linh hoạt hơn. Do mức độ chênh lệch như vậy, nên người

Việt khi học tiếng Hàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với người Hàn như thế nào cho đúng mực, cụ thể là về cách xưng hô, và về phép kính ngữ.

+Về xưng hô, với hàng xóm, hay với mọi người tại chỗ làm, người Việt

Nam đều sử dụng rộng rãi cách xưng hô thân tộc. GS.TS Trần Ngọc Thêm cũng đã nói hệ thống xưng hô của Việt Nam “có tính chất thân mật hóa cao”, “với cách xưng hô này, tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình”. Đặc điểm xưng hô như vậy của người Việt Nam dẫn tới khi không biết chức danh của đối phương vẫn có thể lựa theo sự ước đoán về tuổi tác mà xưng hô. Ngay từ lần đầu gặp mặt, mọi người có thể tự nhiên gọi nhau là “cô”, “chú”, “anh”, “chị”, xưng “cháu”, “em” mà không cảm thấy ngại ngùng, gượng ép. Nhưng ở Hàn Quốc, với hai người có mối quan hệ xa lạ thì cách xưng hô như vậy sẽ bị coi là thất lễ và suồng sã. Khi mới gặp nhau mọi người thường rất thận trọng trong xưng hô. Mở đầu cuộc đối thoại, người Hàn Quốc có xu hướng hỏi về cách xưng hô như thế nào cho phải lẽ, như “실례지만 어떻게 불러 드리면 돼요?” (xin lỗi nhưng tôi phải gọi anh/ chị như thế nào?). Thông thường, nếu hai người tham gia hội thoại gặp nhau lần đầu và không chênh lệch tuổi tác nhiều, mọi người sẽ gọi nhau bằng tên và thêm hậu tố “씨” (ssi). Còn nếu sự khác biệt về tuổi tác lớn thì người ít tuổi hơn có xu hướng tránh gọi đối phương trong lúc trò chuyện để không thất lễ. Ví dụ:

어떻게 오셨어요? (Tạm dịch: Đến có việc gì ạ?)

Câu trên tuy đã được lược bỏ đi chủ ngữ của câu là người tham gia đối thoại, nhưng vẫn không tạo cảm giác bất lịch sự nhờ động từ trong câu đã được chia ở thể kính ngữ “-시”. Còn nếu trong trường hợp bắt buộc phải gọi đối phương, người Hàn Quốc sẽ dùng những cách gọi chung chung nhất có thể như

“어르신” có nghĩa là “người cao tuổi”, “선생님” (tiên sinh) hoặc “사장님” (giám đốc) khi gọi đàn ông ngay cả khi người đó không thực sự là giám đốc. Trong khi đó, người Việt Nam khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc vai vế cao hơn mà không nói đầy đủ chủ ngữ sẽ bị coi là vô lễ. Vì vậy vô hình chung khi giao tiếp bằng tiếng Hàn, người Việt luôn có xu hướng gọi đối phương bằng một cách gọi nào đó, và chính tâm lí ấy tạo ra những lúng túng và sai lầm trong xưng hô. Ví dụ, trong lần gặp đầu tiên, người Việt học tiếng Hàn khi muốn gọi đối phương là “cô”, “chú” thường dùng cách nói “아줌마”, và “아저씨”, do dịch word by word. Nhưng trong thực tế, “아줌마” và “아저씨” đều là cách gọi suồng sã, “아줌마” dùng cho phụ nữ có chồng, “아저씨” chỉ người đàn ông chưa có vợ, cả hai đều có thể dùng để gọi bà chủ, ông chủ ở các quán ăn, bán hàng ở chợ.

Bên cạnh đó, khi giao thiệp trong môi trường công sở, người Việt phải thường xuyên sử dụng cách xưng hô gọi theo chức vụ của người Hàn. Tuy nhiên xưng hô trong công ty Hàn Quốc lại có sự phân tầng rất cụ thể, khắt khe. Hơn nữa, mỗi công ti lại có cơ cấu tổ chức khác nhau, nên mặc dù có lúc cùng một tên gọi như thế trong tiếng Hàn, nhưng chuyển sang tiếng Việt lại có thể khác. Có nhiều chức vụ không có từ tương đương trong tiếng Việt. Điều này gây khó khăn cho người Việt học tiếng Hàn thường bị bối rối không biết gọi như thế nào, hoặc không biết dịch sang tiếng Việt như thế nào. Trong tiếng Việt, kể cả ngay tại môi trường làm việc như công ti, mọi người vẫn có thể sử dụng cách xưng hô thân tộc gần gũi, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới gọi nhau dựa trên sự ước lượng chủ quan về tuổi tác, nên cho dù không biết chức vụ là gì vẫn có thể dễ dàng đối thoại. Tên gọi chức vụ thường chỉ được dùng lúc giới thiệu ban đầu mà không được sử dụng trong quá trình trò chuyện. Ví dụ khi một người tên A có chức vụ là “Hiệu trưởng” thì cả khi trực tiếp đối thoại

với người đó, hay khi nói chuyện với một người khác về hiệu trưởng thì mọi người vẫn hay dùng cách gọi “thầy A”, “cô A” hơn là “Hiệu trưởng A”.

+ Về phép kính ngữ, trong tiếng Việt cũng có cách nói kính trọng, lịch sự nhưng không hệ thống như trong tiếng Hàn, và cách thức cũng có phần khác biệt. Cách nói lịch sự trong tiếng Việt thể hiện qua: (1) cách xưng hô; (2) cách nói câu đầy đủ chủ vị, có thưa gửi; (3) đuôi động từ thêm hư từ “ạ”; (4) một số từ vựng.

(1) Về cách xưng hô, việc xưng hô đúng mực, đúng vai vế trong tiếng

Việt được coi là cách giao tiếp lịch sự. Ví dụ trong giao dịch khách hàng, người tham gia giao dịch thường gọi khách hàng với vai vế cao hơn cho dù người đó ít tuổi hơn mình như “anh”, “chị”; trong quan hệ cá nhân, những người nhiều tuổi hơn bố mẹ mình được gọi là “bác”. Phép kính ngữ trong tiếng Hàn cũng thể hiện qua xưng hô, nhưng khác với người Việt. Nếu như người Việt ở ngoài gia tộc, xưng hô được xây dựng trên phạm vi hai cá nhân như “anh-em”, “chị-em”, “chú-cháu”, “cô-cháu”, “bác-cháu”, bất kể vị trí của đối phương tại nơi làm việc là gì, thì người Hàn lại gọi đối phương bằng vị trí của người đó trong cả một tập thể lớn. Ví dụ, kể cả giám đốc vẫn gọi các nhân viên dưới là “팀장” (đội trưởng), “대리” (trợ lí) theo đúng sơ đồ tổ chức của công ti.

(2) Về cách nói câu đầy đủ chủ vị, có thưa gửi, trong tiếng Việt, khi

người ít tuổi nói với người lớn tuổi mà thiếu chủ ngữ, hoặc không có thưa gửi sẽ bị coi là nói trống không, vô lễ. Còn người Hàn thì như đã nói ở phần trên trong câu có thể tỉnh lược chủ ngữ mà không tạo cảm giác thất lễ nhờ động từ đã chia kính ngữ.

(3) Về đuôi động từ thêm hư từ “ạ”, phương thức biểu đạt này thường

(4)Về một số từ vựng, trong tiếng Việt cũng có những từ mang sắc thái kính ngữ nhưng rất ít. Ví dụ về danh từ, khi gọi quần áo của vua, người Việt sẽ gọi là “long bào”, cơ thể của vua gọi là “long thể”, từ lịch sự của “xác chết” là “thi hài”. Về động từ, có một số từ dùng để kính ngữ khách thể như “mời”, “kính mời”, “kính thưa”, “kính gửi”, “lại nhà”, “dùng bữa”. Ngoài các từ “mời”, “kính mời”, “kính thưa”, “kính gửi” được dùng nhiều nơi làm việc, khi viết thư, thông báo, giấy mời, phát biểu, thực tế giao tiếp, những từ kính ngữ trên được dùng với mật độ không cao. Nhìn chung cách nói lịch sự trong tiếng Việt không có tính hệ thống cao và chặt chẽ như trong tiếng Hàn. Phép kính ngữ trong tiếng Hàn đa dạng và phức tạp, và được sử dụng với tần suất cao trong ngôn ngữ hàng ngày. Những lỗi sai người Việt hay gặp khi học về kính ngữ trong tiếng Hàn chủ yếu là do trong hoạt động ngôn ngữ, người Việt không có sự phân biệt rành mạch kính ngữ chủ thể và khách thể như trong tiếng Hàn. Người học có xu hướng nói tới kính ngữ sẽ nghĩ tới kính ngữ chủ thể nên hay bị dùng sai động từ. Chúng ta có thể phân tích qua ví dụ về sự khác biệt giữa kính ngữ chủ thể và kính ngữ khách thể với các thể kính ngữ của 3 động từ “주다”, “데리다”, “묻다”.

Bảng 24: Sự khác biệt giữa kính ngữ chủ thể và kính ngữ khách thể với các thể kính ngữ của 3 động từ “주다”, “데리다”, “묻다” 주다 (cho, làm cho) 데리다 (đưa...đến/ đi) 묻다 (hỏi) Kính ngữ chủ thể 주시다 Ví dụ: 선생님이 이야기해 주셨어요.

Cô giáo đã nói cho

데리고 가시다/ 데리고 오시다 Ví dụ: 선생님이 데리고 오셨어요. 물으시다 Ví dụ: 선생님이 언제 오냐가 물으셨어요. Cô giáo hỏi khi nào

tôi biết. Cô giáo đã đưa tôi đến. thì cậu đến. Kính ngữ khách thể 드리다 Ví dụ: 어머니께 꽃을 선물해 드렸어요. Tôi đã tặng hoa cho mẹ. 모시다/ 모시고 가다/모시고 오다 Ví dụ: 선생님을 모시고 올게요.

Mình sẽ đưa cô giáo đến.

여쭈다

Ví dụ:

선생님께 여쭸어요. Mình đã hỏi cô giáo.

Ví dụ về lỗi sai của học sinh khi chọn thể kính ngữ của động từ: (a)아버지가 저를 모시고 오셨어요.

Bố đã đưa tôi đến.

(b)선생님이 네 전화번호를 여쭸어. Cô giáo đã hỏi số điện thoại của cậu.

Trong câu (a), đối tượng cần kính ngữ là “bố”, tức là chủ thể của hành động, đáng lẽ người dùng phải dùng thể kính ngữ chủ thể của “데리다” (đưa) là “데리고 오시다” thì người học lại dùng thành thể kính ngữ chủ thể là “모시다”. Tương tự với câu (b) cũng vậy, đáng lẽ phải dùng thể kính ngữ chủ thể của “묻다” (hỏi) là “물으시다” thì người học lại dùng thành “여쭈다” là kính ngữ khách thể.

3.1.9. Xưng hô trong tập thể

Người Hàn rất coi trọng hình thức lễ nghi, nên trong các cuộc hội nghị, họp bàn, khi có nhiều người cùng tham gia, vấn đề xưng hô như thế nào được hết sức lưu ý. Xưng hô đúng chức danh, chức vụ là giữ thể diện cho đối phương, duy trì bầu không khí làm việc nghiêm túc công minh, và cũng là thể

hiện thẩm quyền của mình. Người Việt Nam thuộc văn hóa gốc nông nghiệp, tính cộng đồng được đề cao, dẫn tới trọng danh dự. Vì vậy, cũng giống như người Hàn Quốc, đối với người Việt Nam, tại những cuộc họp trang trọng, xưng hô không phải phép là điều cấm kị vì sẽ gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác. Nếu như bình thường, cách xưng hô của người Việt thường được xác định trên phạm vi hẹp, giữa hai người với nhau, thì trong các cuộc họp, cách xưng hô ấy được xác định lại dựa trên phạm vi quan hệ giữa người đó với cả tập thể lớn. Ví dụ, khi gặp nhau ngoài đời, xưng hô là “chị-em”, “cô- cháu”, v.v… thì khi ở tại cuộc họp có nhiều đối tượng khác nhau tham dự, phép xưng hô trên được chuyển thành “tôi-đồng chí”, “tôi-cô”, “tôi-thầy”, v.v… Phong cách xưng hô như trên khá giống với người Hàn ở điểm cách xưng hô đặt trong quan hệ tập thể. Mặc dù vậy, trong cái chung vẫn có điểm khác biệt là người Hàn khi đối thoại với từng người trong cuộc họp, vẫn gọi theo chức vụ, như오 과장님 (đội trưởng Oh),이 회장님 (chủ tịch Lee), còn người Việt thường chỉ gọi chức vụ khi mời một người lên phát biểu, còn sau đó vẫn dùng cách gọi “đồng chí”, hoặc “anh/chị/ông/bà+tên”. Như vậy, người Việt cần lưu ý về phong cách xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hàn như trên trong quá trình dịch.

3.1.10. Thuần Hàn hay Hán Hàn

Bên cạnh cách xưng hô theo chức vụ trong tập thể, đặc điểm coi trọng hình thức trong tiếng Hàn còn được thể hiện qua việc sử dụng nhiều từ Hán Hàn. Trong tiếng Việt cũng tồn tại một số lượng lớn các từ Hán Việt, tuy nhiên có những từ được sử dụng với tần suất cao trong tiếng Hàn, nhưng lại không phổ biến trong tiếng Việt. Chính vì thế nên có rất nhiều trường hợp cùng một nghĩa, nhưng người Việt khi học tiếng Hàn phải học số lượng từ vựng gấp đôi, một từ thuần Hàn dùng trong văn nói, một từ Hán Hàn dùng trong văn viết.

Bảng 25: Ví dụ các cặp từ thuần Hàn – Hán HànSTT Thuần Hàn Hán Hàn Ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)