7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn
2.2.6. Coi trọng thứ bậc, trên dưới
Hàn Quốc là một trong những nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, tuy hiện nay Hàn Quốc là một nước đa tôn giáo nhưng những tư tưởng giáo lý của Nho giáo có sức lan tỏa rộng khắp, bất kể người đó theo tôn giáo nào. Lối tư duy gia trưởng và phân biệt giai cấp từ cách đây rất lâu đã tạo ra bức tường ngăn cách nghiêm ngặt trong các mối quan hệ chủ tớ, cha con, nam nữ, v.v… và việc cư xử có trên có dưới đã trở thành quy tắc cơ bản trong đối nhân xử thế. Vì thế mà nếu như lịch sự, lịch thiệp là điều cơ bản trong giao tiếp mà ta có thể gặp ở bất cứ đất nước nào, thì ở Hàn Quốc, bên cạnh đó còn phải kể đến yếu tố “kính trọng”. Trong giao tiếp, điều quan trọng hơn cả đối với người Hàn Quốc là xác định ranh giới trên dưới, mức độ thân mật để có cách cư xử và nói chuyện hợp với địa vị, chức phận của mình. Đối tượng tham gia giao tiếp khó có thể bắt đầu cuộc đối thoại nếu không biết chắc về tuổi tác, địa vị của đối phương. Khi nói chuyện với người có chức vụ cao hơn, người Hàn thường không dám đưa ra ý kiến phản đối, lắng nghe ý kiến một chiều. Trong trường học, học sinh, sinh viên thường tỏ ra rất phục tùng, nghe lời giáo viên, có khi thấy giáo sư từ xa đang hút thuốc phải bỏ đi, gập đầu chào… Có thể tìm thấy ảnh hưởng của đặc điểm văn hóa này đối với tiếng Hàn qua cách xưng hô và phép kính ngữ trong câu.
Trước hết, về cách xưng hô, xưng hô trong tiếng Hàn thể hiện nét văn hóa coi trọng thứ bậc, trên dưới qua những đặc điểm chính là: có từ xưng hô chỉ dùng để người trên gọi người dưới mà không được dùng ngược lại; sử dụng hậu tố “nim” gắn sau các từ xưng hô, hậu tố “ssi” sau cách gọi tên. Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai chỉ có từ “you”, và hai người
đối thoại với nhau bất kể có mối quan hệ trên dưới thế nào đều có thể gọi nhau là “you”. Tuy nhiên, trong tiếng Hàn “너, 자네, 당신, 너희, 니들…” (Neo, jane, dangsin, neohee, niteul) là cách xưng hô chỉ có người trên dùng để gọi người dưới, hoặc người ngang hàng và có quan hệ thân mật xưng hô với nhau. Và bản thân các cách xưng hô này, tùy vào hoàn cảnh cũng thể hiện mức độ tôn trọng nhất định giữa hai người tham gia đối thoại. Ví dụ khi người lớn tuổi gọi người ít tuổi hơn là “자네” (jane) nghĩa là hai người đang giữ thái độ lịch sự với nhau, chưa có mối quan hệ thân mật, còn khi gọi là “너” hoặc là hai người có quan hệ thân mật, hoặc khi đang có bất đồng với nhau. Trường hợp cách gọi “당신” (dangsin), khi người ít tuổi dùng để gọi người lớn tuổi hơn có nghĩa là hai người đang có bất hòa và có thể xảy ra khẩu chiến. Đặc điểm thứ hai là hậu tố “nim” sau cách xưng hô và hậu tố “ssi” sau cách gọi tên. Người Hàn cũng xưng hô với nhau bằng các từ chỉ quan hệ thân tộc như cô, chú, bác, anh, chị… giống như người Việt. Nhưng khác với tiếng Việt, trong tiếng Hàn, các từ xưng hô đó lại được phân cấp theo thái độ kính trọng và mức độ thân mật. Ví dụ, để gọi “mẹ”, trong tiếng Hàn có ba cách gọi và cả ba đều được coi là từ chuẩn (표준어) “엄마 eomma”, “어머니 eomoni”, “어머님 eomonim”, trong đó “eomma” là cách gọi mẹ thân mật nhất, và “eomonim” được coi là mức độ kính ngữ cao nhất, thường được dùng khi mẹ con cách biệt tuổi tác lớn, khi con dâu gọi mẹ chồng, khi người ít tuổi hơn gọi mẹ của người khác để tránh thất lễ.
Bảng 7: Cách xưng hô theo quan hệ thân tộc phân theo mức độ kính ngữtrong tiếng Hàn trong tiếng Hàn
Thấp Vừa Cao
Ông 할아범 할아버지 할아버님
Bố 아빠 아버지 아버님 Mẹ 엄마 어머니 어머님 Anh 오빠, 형 오라버님, 형님 Chị 언니, 누나 형님, 누님 Con gái 딸 따님 Con trai 아들 아드님 Cô 아줌마 아주머니 아주머님
Không chỉ các từ xưng hô theo quan hệ thân tộc, người Hàn còn gắn hậu tố “nim” sau các chức vụ ở nơi làm việc hoặc trường học để xưng hô, như “선배님 seonbaenim” (anh/ chị khóa trên), “팀장님 thimjangnim” (đội
trưởng), “과장님 kwajangnim” (trưởng phòng), “사장님 sajangnim” (giám
đốc), “대표님taepyonim” (đại diện), “회장님 hoijangnim” (chủ tịch),… hoặc
gắn hậu tố “ssi” sau tên người chứ không gọi tên không. Trường hợp gọi tên không gắn hậu tố “ssi” thường là giữa những người có quan hệ thân cận không còn khách sáo như bố mẹ, ông bà gọi con cái, bạn bè gọi nhau. Vì vậy chỉ cần nghe cách người Hàn xưng hô với nhau có thể xác định được quan hệ giữa hai người đang ở mức độ khách sáo, xa cách hay gần gũi, thân mật.
Phép kính ngữ trong tiếng Hàn được chia làm hai loại chính theo đối tượng kính ngữ là kính ngữ chủ thể và kính ngữ khách thể. Tuy nhiên dù là kính ngữ chủ thể hay khách thể, phép kính ngữ vẫn được thể hiện qua các yếu tố: từ vựng và hình thái kết hợp với động từ. Tuy không phải mọi trường hợp, nhưng thông thường khi một trong hai yếu tố trên dùng kính ngữ thì sẽ kéo theo yếu tố còn lại cũng được chuyển sang dạng kính ngữ thích hợp. Trước hết, nói về những từ mang ý nghĩa kính ngữ là những từ tuy cùng biểu đạt một
khái niệm với những từ vựng thông thường khác nhưng có sắc thái lịch sự, kính trọng. Từ loại được sử dụng trong phép kính ngữ chủ yếu là danh, động từ, và tiểu từ. Ví dụ về cách gọi “mẹ” trong tiếng Hàn ở phần trên cũng thuộc vào trường hợp này. Những từ mang ý nghĩa kính ngữ không phải lúc nào cũng tìm được từ tương đương trong tiếng Việt.
Bảng 8: Ví dụ về từ mang ý nghĩa kính ngữ trong tiếng Hàn
Từ vựng thông thường Từ kính ngữ Nghĩa tương đương trong tiếng Việt
이름 성함 Tên, quý danh
나이 연세, 춘추 Tuổi 말 말씀 Lời nói 집 댁 Nhà 밥 진지 Cơm 먹다 잡수시다, 드시다 Ăn, dùng bữa 주다 드리다 Đưa 데리다 모시다 Đưa đi 아프다 편찮으시다 Ốm 만나다 뵈다, 뵙다 Gặp 묻다 여쭈다 Hỏi 있다 계시다 Ở 자다 주무시다 Ngủ 죽다 돌아가시다 Chết, qua đời
Ví dụ khi hỏi tên, nếu giữa những người ngang bằng về tuổi tác, hoặc người lớn tuổi hỏi người ít tuổi có thể dùng từ 이름 ireum, nhưng nếu người ít tuổi hỏi người lớn tuổi hơn thì phải dùng từ성함seongham(có thể dịch tiếng Việt là “quý danh”) để tránh thất lễ.
Tiểu từ kính ngữ trong tiếng Hàn bao gồm tiểu từ cách chủ ngữ 께서
kkeseo và tiểu từ cách phó từ 께 kke, trong đó 께서 kkeseo là kính ngữ chủ thể của hành động, còn께 kkemang ý nghĩa là “từ ai đó” hoặc “tới ai đó”.
Đuôi kết thúc câu kính ngữ được thể hiện dưới hai dạng, hoặc là sử dụng động từ mang ý nghĩa kính ngữ (như trường hợp từ kính ngữ ở trên), hoặc là thêm đuôi “si” vào sau gốc động từ.