Xuất nội dung góc văn hóa dạy song song với thực hành tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 92 - 99)

thời song song với quá trình học tiếng. Bởi vì qua các bài học về văn hóa đan xen với giờ học tiếng, người học sẽ có sự tiếp xúc với văn hóa của tiếng ngoại ngữ mình đang theo học, từ đó dần dần hình thành các cảm quan về ngoại ngữ. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy văn hóa song song với thực hành tiếng hiện nay vẫn chưa phải là chính thống, mà chỉ được xếp vào nhóm học nâng cao nếu vẫn còn thời gian. Các nội dung trong góc văn hóa này phần lớn có mục đích giới thiệu văn hóa một cách thuần túy chứ chưa hướng tới phục vụ bổ trợ cho nâng cao khả năng tiếng. Vì vậy cần phải soạn những nội dung văn hóa thiên về giao tiếp cho người học, và được phân cấp theo từng trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Mặt khác, hiện nay, người Việt học tiếng Hàn chủ yếu đang ở độ tuổi sinh viên, ngoài ra còn có những người đang ở độ tuổi đi làm. Phần lớn người Việt học tiếng Hàn xong sẽ sử dụng cho mục đích xin việc, công việc có thể là giảng dạy tại trường học, phiên dịch, trợ lí, quản lí tại các cơ quan, công ti Hàn Quốc. Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế sử dụng tiếng Hàn của người Việt, chúng tôi đưa ra các nội dung văn hóa giao tiếp nên bổ sung trong các giáo trình dạy tiếng Hàn như sau:

Bảng 29: Đề xuất nội dung góc văn hóa dạy song song với thực hànhtiếng tiếng

Trình độ Nội dung góc văn hóa

Sơ cấp  Chào hỏi trong lần đầu tiên gặp mặt

 Chào hỏi giữa bạn bè

 Cách nói cảm ơn, xin lỗi giữa sinh viên với giáo viên

 Cách nói cảm ơn, xin lỗi giữa con cái và bố mẹ

 Cách nói cảm ơn, xin lỗi với người qua đường

 Cách nói cảm ơn, xin lỗi trong lần đầu tiên gặp mặt

 Những câu hỏi có thể hỏi trong lần đầu tiên gặp mặt

 Khi nào dùng제가, khi nào dùng저는

 Khi nào dùng 제 + danh từ, khi nào dùng 우리 + danh từ

 Những câu chúc trong ngày sinh nhật

 Những câu chúc ngày đầu năm

 Văn hóa hỏi đường của người Hàn Quốc

 Văn hóa mặc cả của người Hàn Quốc

 Cách gọi biệt danh của người Hàn Quốc

 Con cái và bố mẹ, nên dùng cách nói kính ngữ, hay thân mật, suồng sã

 Cách từ chối lời mời

 Cách xin lỗi khi hủy hẹn

 Cách hỏi thăm khi ốm đau

 Cách nhắc nhở không nên làm gì ở địa điểm công cộng Trung cấp  Cách khen hoặc chê trong lần gặp đầu tiên

 Cách rủ cùng làm gì giữa người ít tuổi với người lớn tuổi

 Cách rủ cùng làm gì giữa đồng nghiệp

 Những câu dặn dò liên quan đến thời tiết

 Những câu kết thúc một bức thư

 Các câu nói được sử dụng trong bữa ăn

 Cách ngỏ lời nhờ giúp đỡ

 Cách từ chối khi được nhờ giúp đỡ

 Cách nói khen, chê về tính cách

 Cách nói khi tặng quà

 Cách nói khi nhận quà

 Quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể người

 Một số câu tục ngữ được trong mua sắm

 Một số câu tục ngữ liên quan đến thời tiết

 Một số từ tượng thanh, tượng hình phổ biến Cao cấp  Cách đưa ra quan điểm quan điểm cá nhân

 Cách đưa ra quan điểm đồng ý hoặc phản đối

 Những cách nói mở đầu bài phát biểu

 Những cách nói kết thúc bài phát biểu

 Cách đặt câu hỏi về một vấn đề đã được nghe trình bày

 Cách nói trích dẫn trong bài phát biểu

 Cách phát biểu cảm tưởng

 Các câu hỏi khi phỏng vấn

 Cách trả lời phỏng vấn

 Cách đưa ra cuộc hẹn với đối tác

 Cách nhắc nhở đối tác về hạn của một việc nào đó

 Cách đưa ra yêu cầu, hoặc xin giúp đỡ từ đối tác

 Cách nói mong nhận được sự thông cảm

Tiểu kết: Với quan điểm cần tiến hành giảng dạy văn hóa song song với thực hành tiếng, chúng tôi đã đề xuất phương án thay đổi nội dung góc văn hóa hiện tại trong các giáo trình dạy tiếng Hàn thiên về hướng văn hóa giao tiếp nhiều hơn để đạt được hiệu quả học tiếng cao hơn. Các nội dung của góc văn hóa sẽ tăng dần theo mức độ từ dễ đến khó, và cần được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn (về tình huống, bối cảnh) sử dụng tiếng Hàn của người học.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, không có ngôn ngữ nào tồn tại độc lập, tách biệt khỏi các tính chất của nền văn hóa mà nó thuộc về. Người học ngoại ngữ nếu chỉ học kiến thức ngôn ngữ mà bỏ qua các yếu tố văn hóa sẽ khó có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ đó. Với đề tài là ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt, trước hết chúng tôi đã tiếp thu, kế thừa các thành tựu đi trước về các đặc điểm tiêu biểu của văn hóa Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, tìm ra sự phản ánh của văn hóa trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Hàn, lí giải cho một số nguyên tắc của tiếng Hàn dựa trên phương diện văn hóa.

2. Bám theo trục các đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn, chúng tôi tìm sự liên hệ tương ứng trong tiếng Việt, từ đó tìm hiểu về hiện tượng giao thoa văn hóa xảy ra ở người Việt học tiếng Hàn. Văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc tuy có những điểm tương đồng nhưng vẫn có nhiều khác biệt. Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa mang đến cả điểm thuận lợi và khó khăn cho người học. Người học phải tìm cách để phát huy hơn các điểm thuận lợi và làm giảm đi những khó khăn. Việc tìm hiểu nguyên nhân các khó khăn của người học ngoại ngữ từ góc độ văn hóa sẽ giúp cho người học hiểu hơn về nguồn gốc sâu xa của một số nguyên tắc của ngôn ngữ mà mình đang theo học, từ đó có thể tránh và khắc phục các khó khăn này.

3. Cuối cùng, từ góc độ là một người đang trực tiếp giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt, đề tài đưa ra phương án khắc phục cho các khó khăn kể trên. Cụ thể đó là tận dụng giảng dạy thêm góc văn hóa trong các giờ thực hành tiếng, thay đổi nội dung góc văn hóa theo hướng văn hóa giao tiếp để tăng cường kĩ năng tiếng của người học.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Lưu Tuấn Anh (2014). Nghi thức lời nói trong hội thoại tiếng Hàn. Tạp chí

Dẫn luận Hàn Quốc. Số 8(2), tr 60-74

2. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2001). Các ngôn ngữ phương Đông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Hữu Đạt (2011). Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Việt

Nam

4. Nguyễn Thiện Giáp (2008). Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Nguyễn Hòa (2010). Khác biệt văn hóa Đông – Tây và giao tiếp liên văn

hóa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ. Tập 26, số 2, tr 69-76

6. Nguyễn Văn Khang (2012).Ngôn ngữhọc xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam

7. Đinh Trọng Lạc (2012). Phong cách học tiếng Việt. Nxb Giáo dục Việt Nam

8. Nguyễn Quang (2008).Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ.Tập 24, tr 69-85

9. Lee Gi Tae (2013). Tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Trần Ngọc Thêm (1997). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. Hồ

Chí Minh

11. Trần Ngọc Thêm (2006). Vai trò của chủ nghĩa gia đình ở Korea: từ truyền thống đến hội nhập. Trong Văn hóa phương Đông – truyền thống và hội nhập, Trường ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, 13/1/2007. Nxb ĐH

Quốc gia Hà Nội

12. Nguyễn Đức Tồn (2010). Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ

Tiếng Hàn

13. 구현정 (1997). 대화의 기법. 한국문화사. Gu Hyeon Jeong (1997).

năng giao tiếp.NXB Văn hóa Hàn Quốc

14. 김보영 (2008). 한국어 능력 향상을 위한 문화교육 방안 연구.

한국외국어대학교 교육대학원. Kim Bo Yeong (2008).Nghiên cứu phương

pháp giảng dạy văn hóa để nâng cao năng lực tiếng Hàn. Học viện giáo dục

Trường đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc

15. 김정숙 (1997). 한국어 숙달도 배양을 위한 한국문화 교육방안. 교육 한글10, pp 317-325. Kim Jeong Suk (1997). Đề xuất giảng dạy văn hóa Hàn

Quốc nhằm trau dồi khả năng thành thạo tiếng Hàn. Tạp chí Hangeul số 10,

trang 317-325

16. 박준형 (2010). 크로스 컬처. ByBooks. Park Jun Hyeong (2010), Cross Cultures. ByBooks

17. 박희은 (2007). 영어권 한국어 학습자를 위한 문화 학습 방안 연구:

한, 미간 문화적 간섭에서 오는 의사소통 문제를 중심으로. Graduate

School, Kyung Hee University. Park Hui Eun (2007). Nghiên cứu phương án

học văn hóa cho những người tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ học tiếng Hàn, chú trọng tới khó khăn trong giao tiếp do sự can thiệp của văn hóa Hàn, Mĩ. Graduate School, Kyung Hee University

18. Nguyen Thi Van (2013). 한국어의 양보표현 연구. 학위논문, 하노이대. Nguyễn Thị Vân (2013). Nghiên cứu biểu hiện nhượng bộ trong

tiếng Hàn.Luận văn cử nhân, Đại học Hà Nội

19. 서경혜 (2013). 한국문화교육을 위한 한국인의 가치체계연구:

드라마를 중심으로. Graduate School, Hankuk University of Foreign studies. Seo Kyeong Hye (2013). Nghiên cứu hệ thống giá trị truyền thống của người

Hàn Quốc phục vụgiảng dạy văn hóa Hàn Quốc dựa trên các bộphim truyền hình. Graduate School. Hankuk University of Foreign studies

20. 성기철 (2001). 한국어 교육과 문화 교육 , 한국어교육 제12권 2호, pp111-135. Seong Gi Cheol (2001). Giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn

Quốc. Tạp chí Giáo dục tiếng Hàn số 2 quyển 12, trang 111-135

21. S Pit Corder (2011).중간언어와 오류 분석. Pjbook. S Pit Corder (2011).

Ngôn ngữtrung gian và Phân tích lỗi. Pjbook

Tiếng Anh

22. Canale & Swain (1980). Theoretical bases of communicative approaches to second language teaching and testing. Applied Linguistics 1.

23. Chomsky, N. (1965).Aspects of the Theory of Syntax. M.I.T. Press

24. Cliffs, E. (1980). Principles of Language Learning and Teaching. N.J:

Prentice – Hall. Inc

25. Hymes, D.H. (1974).Reinventing Anthropology. Vintage Books

26. Rivers, W.M, (1981). Teaching foreign language skills 2nd . Chicago: Chicago University Press

27. Seelye, H.N. (1984). Teaching Cultures: Strategies for Intercultural Communication. Paperback

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)