7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn
2.2.5. Coi trọng quá trình
Do ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp trong lịch sử, nên người Hàn coi trọng quá trình, coi trọng phương thức hành động. Điều này được thể hiện qua việc trong tiếng Hàn có nhiều cấu trúc câu mang cùng một ý nghĩa nhưng được phân tầng cấp độ, sắc thái rất chi tiết. Ví dụ tiếng Hàn có hàng loạt các biểu hiện mang ý nghĩa phỏng đoán như“것 같다”, “모양이다”, “나 보다”, “ㄹ걸요”, “ㄹ것이다”, “ㄹ 텐데”, “ㄹ 테니까”, “ㄹ 게 뻔하다”, “았/었더라면”, “ㄹ까요?”, “겠다”, “듯하다” được phân biệt dựa trên mức độ khả năng xảy ra, có căn cứ phỏng đoán hay không, mục đích phỏng đoán. Những cấu trúc nguyên nhân – kết quả như“-아/어서”, “-(으)니까”, “-기 때문에”, “-는 바람에”, “-(으)ㄴ/는 탓에”, “는 통에”, “- 느라고”, “-(으)ㄴ 나머지” phân biệt dựa trên mục đích nói, kết quả tích cực hay tiêu cực, nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Các cấu trúc thể hiện hành động xảy ra theo trình tự thời gian như “-고”, “-(으)ㄴ 후에”, “-는 대로”, “-자마자”, “-고 나서”, “-고 나니까” phân biệt dựa trên khoảng cách giữa hai hành động lâu hay chóng, chỉ đơn thuần tường thuật hai hành động xảy ra theo trình tự thời gian hay nhấn mạnh vào kết quả phía sau.
Các mẫu ngữ pháp thể hiện trạng thái của hành động như “-고 있다” (tiếp diễn) dành cho ngoại động từ, “아/어 있다” (tiếp diễn) dành cho nội động từ, “아/어 놓다/두다” (thực hiện hành động và giữ nguyên trạng thái), các biểu hiện hồi tưởng như “-던” chỉ trạng thái hành động chưa kết thúc, đang dở dang, “-았/었던” chỉ trạng thái hành động đã kết thúc, “-더라고”
khi kể lại sự việc trực tiếp trải nghiệm, “-더군요” không trực tiếp trải nghiệm mà chỉ nhìn thấy dấu vết và đưa ra suy luận về việc đã xảy ra.