Phân biệt các cấu trúc chỉ nguyên nhân – kết quả trong tiếng Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 71 - 73)

dẫn tới kết quả Cứ - thì -다 보니까, -다 보면, - 다가는 Mục đích Để -기 위해, -도록, -(으)러 가다/오다, -려고, -고자 Nhấn mạnh Không có Tiểu từ -이/가, -은/는

Vậy làm thế nào để hạn chế được những khó khăn khi gặp các mẫu ngữ pháp trên? Các từ điển ngữ pháp của Hàn Quốc thường giải thích ý nghĩa ngữ pháp, rồi đưa ví dụ minh họa nhưng chưa đưa nhiều nội dung phân biệt các mẫu ngữ pháp có ý nghĩa tương tự nhau. Trong đề tài này, người viết sẽ đưa ra bảng thống kê phân loại các mẫu ngữ pháp được nhắc tới ở trên. Tiêu chuẩn phân biệt các cấu trúc ngữ pháp này có thể dựa trên các yếu tố chính như: ngữ dụng (văn nói hay văn viết), cách sử dụng (kết hợp với động từ hay tính từ, thì thời của động từ/ tính từ, đuôi kết thúc câu). Tuy nhiên cả người học và người dạy khi áp dụng chúng cần lưu ý rằng, không có một đáp án cố định nào cho một câu đứng riêng lẻ, mà cần phải đặt câu văn đó vào trong mạch văn, hoặc tình huống hội thoại mới có thể tìm ra được đáp án phù hợp nhất.

Bảng 13: Phân biệt các cấu trúc chỉ nguyên nhân – kết quả trong tiếngHàn Hàn

Cấu trúc Lưu ý

-(으)니까  Đuôi câu thường ở dạng mệnh lệnh, thỉnh dụ.

 Nhấn mạnh vào lý do ở vế trước.

-아/어/여서  Không dùng trong câu mệnh lệnh, thỉnh dụ.

 Không chia thì trước–아/어/여서.

-기 때문에  Không dùng trong câu mệnh lệnh, thỉnh dụ.

 Nhấn mạnh vào lý do hơn –(으)니까, -아/어/여서. -는 바람에  Chỉ kết hợp với động từ.

 Nguyên nhân, lý do dẫn đến kết quả ở vế sau là ngoài ý muốn.

 Kết quả ở vế sau thường là kết quả tiêu cực. -길래  Không dùng trong câu mệnh lệnh, thỉnh dụ.

 Dùng trong văn nói.

 Chủ ngữ vế sau thường là ngôi thứ nhất. -기에  Không dùng trong câu mệnh lệnh, thỉnh dụ.

 Từ nguyên nhân, lý do được đưa ra ở vế trước mà dẫn tới hành động như ở vế sau.

 Dùng nhiều trong văn viết. -느라고  Chỉ kết hợp với động từ.

 Vì mất nhiều thời gian cho hành động ở vế trước nên nảy sinh việc ở vế sau.

 Chủ ngữ vế trước và vế sau giống nhau.

 Vế trước không thể ở dạng phủ định. -는 통에  Chỉ kết hợp với động từ.

 Kết quả tiêu cực.

 Lý do ở vế trước thường là do sự ồn ào, khung cảnh mất trật tự, hỗn loạn, nên thường kết hợp với các động từ như울다, 울리다, 떠들다, 싸우다, 다투다,… -(으)ㄴ/는

탓에

 Nhấn mạnh vào nguyên nhân, lý do ở vế trước giống –기 때문에.

 Kết quả luôn là tiêu cực. -(으)ㄴ

나머지

 Do mức độ nghiêm trọng của lý do, nguyên nhân ở vế trước mà dẫn tới kết quả không thể khác ở vế sau. -아/어여서

그런지

 Phỏng đoán hành động ở vế trước là lý do cho kết quả ở vế sau.

 Người nói không chắc chắn về lý do đưa ra.

 Hay dùng trong văn nói.

-(으)므로  Thường dùng trong bài diễn văn, phát biểu.

 Chỉ lý do, nguyên nhân trực tiếp.

 Không dùng trong câu mệnh lệnh, thỉnh dụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)