Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 58)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt

3.1. Ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn củangười Việt người Việt

Trên đây, chúng ta đã vừa tìm hiểu về các đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động ngôn ngữ của người Hàn. Vậy những đặc điểm đó có đem đến thuận lợi, hay khó khăn gì cho người Việt khi học tiếng Hàn hay không, điều đó sẽ được giải đáp phần nào trong chương tiếp theo này.

3.1.1. “Tôi” hay “chúng tôi”?

Như đã trình bày, chủ nghĩa tập thể trong hoạt động ngôn ngữ của người Hàn thể hiện qua 2 điểm: (1) văn hóa gọi “우리” ((của) chúng tôi/ chúng ta) thay cho “제” ((của) tôi); (2) cách ghi thứ tự cơ quan hành chính từ cao đến thấp. Trong 2 đặc điểm này, đặc điểm thứ hai không gây khó khăn cho người Việt học tiếng Hàn. Mặc dù cách ghi cơ quan hành chính thứ tự từ cao đến thấp ngược với trật tự viết trong tiếng Việt nhưng vì việc này đã trở thành công thức, không có trường hợp ngoại lệ nên người học không gặp khó khăn khi áp dụng chúng. Tuy nhiên người Việt học tiếng Hàn thường hay mắc lỗi sai trong việc sử dụng “우리” ((của) chúng tôi/ chúng ta) và “제” ((của) tôi).

Việt Nam và Hàn Quốc đều đi lên từ sản xuất nông nghiệp nên văn hóa hai nước đều mang đặc điểm của một xã hội nông nghiệp. Mọi người sống phụ thuộc lẫn nhau nên hai quốc gia đều coi trọng lợi ích của tập thể, cộng đồng. Tuy nhiên, cách phản ánh của chủ nghĩa tập thể trong hoạt động của hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn lại không giống nhau. Nếu như người Hàn Quốc hay dùng cách nói “우리” ((của) chúng tôi/ chúng ta) để xóa đi ranh

giới sở hữu cá nhân, thì người Việt lại có cách xưng khiêm hô tôn (tức là tự xưng thì khiêm nhường còn khi gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính) để đạt được mối quan hệ hiếu hòa. Hay nói cách khác, sự thể hiện của chủ nghĩa tập thể trong hoạt động ngôn ngữ của người Việt khác với người Hàn, không có cách gọi “우리” (chúng tôi/ chúng ta) thay cho đại từ ngôi thứ nhất “tôi”. Vấn đề nằm ở chỗ không phải lúc nào người Hàn cũng dùng “우리” thay cho “제”, vì thế mà người Việt học tiếng Hàn luôn cảm thấy hoang mang về cách sử dụng hai đại từ nhân xưng này thế nào cho đúng. Trước sự lúng túng đó, người Việt học tiếng Hàn thường lựa chọn cách dùng lẫn lộn cả hai, ngay cả khi trong cùng một bài viết vì không chắc cách nào là đúng.

Để khắc phục khó khăn này, người dạy cần chỉ rõ cho người học biết khi nào có thể dùng “우리” thay cho “제”, khi nào có thể dùng cả hai. Có hai điểm cần chú ý lớn nhất khi dùng “우리” thay cho “제” đó là (1) “우리” không phải lúc nào cũng biểu thị ý nghĩa số nhiều; (2) “우리” có thể dùng trong cả văn nói và văn viết, còn dùng “제” thay cho “우리” thường là trong trường hợp văn viết.

Bảng 9: Phân biệt “우리” và “제” Thành viên trong gia đình Nơi làm việc Tên bạn bè (mối quan hệ thân thiết) Đồng nghiệp (gọi theo chức vụ) Vật nuôi 우리 (văn nói, văn viết) 우리 어머니 Mẹ chúng tôi 우리 아버님 Bố chúng tôi 우리 학교 Trường chúng tôi 우리 민정이 Min-jeong của chúng 우리 팀장님 Đội trưởng của chúng 우리 강아지 Con cún của chúng

우리 오빠 Anh chúng tôi 우리 회사 Công ty chúng tôi tôi 우리 옌이 Yến của chúng tôi tôi 우리 사장님 Giám đốc của chúng tôi tôi 우리 고양이 Con mèo của chúng tôi (văn viết) 제 어머니 Mẹ tôi 제 아버님 Bố tôi 제 오빠 Anh tôi X X X 제 강아지 Con cún của tôi 제 고양이 Con mèo của tôi

3.1.2. “Rào trước đón sau”

Văn hóa Việt Nam là văn hóa gốc nông nghiệp, nên người Việt Nam rất coi trọng sự hòa hợp, cả trong quan hệ với thiên nhiên lẫn con người. Đặc điểm này dẫn tới tính cách rụt rè, e ngại khi đưa ra quan điểm cá nhân, không nói thẳng vào vấn đề mà hay “rào trước đón sau”, “vòng vo tam quốc”. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu nói mào đầu của người Việt như “Chẳng là”, “Thế này nhé”, “Bảo cái này”, “Rằng thì là mà”, “Thật ra mà nói”, “Thật tình thì”, “Nói thế này cậu đừng buồn”, “Cậu nghĩ mà xem”, “Tôi không muốn nhiều chuyện đâu nhưng…”, v.v… Khi đưa ra nhận xét cá nhân, người Việt có những cách nói lấp lửng để tránh mất lòng người nghe như “cũng tạm được”, “được đấy”, “khá là”, “được phết”. Khi nhờ vả,

người Việt thường thận trọng “Nếu anh không phiền thì…”, “Nếu được thì…”, “Khi nào tiện, anh làm ơn…”, v.v… Ca dao Việt Nam có câu “Người khôn ăn nói nửa chừng, Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”. Tương tự như người Việt, người Hàn cũng có xu hướng không đề cập thẳng vào vấn đề, hay mạnh dạn đưa ra quan điểm và ưa các biểu hiện lấp lửng bỏ ngỏ như “글쎄요” (để xem nào/ không chắc lắm), “-(으)ㄹ지도 몰라요” (không biết chừng), “말이 나온 김에” (nhân tiện đây), “사실말이에요” (thật ra mà nói), “하나 물어봐도 돼요?” (mình hỏi cái này được không?), “괜찮으시면...” (nếu được thì...), “가능하시면...” (nếu có thể thì...) . Đây là điểm thuận lợi cho người Việt học tiếng Hàn, họ không cảm thấy xa lạ hay gặp khó khăn trong việc hiểu và áp dụng những lối nói tương tự như văn phong của chính tiếng mẹ đẻ của mình.

3.1.3. Kết thân qua chào hỏi

Chào hỏi là một trong những điểm thể hiện văn hóa trọng tình của người Việt. Từ xa xưa, người Việt Nam đã sống quây quần với nhau theo mô hình làng xã, người dân cùng làng luôn quan tâm thăm hỏi lẫn nhau. Đặc trưng của phương thức sản xuất nông nghiệp là sống ổn định lâu dài tại một nơi, vì thế nên việc gắn kết tình làng nghĩa xóm được hết sức coi trọng. GS.TS Trần Ngọc Thêm đã cho biết “Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình”. Do đặc điểm văn hóa trọng tình, nên người Việt khi vô tình gặp nhau ngoài đường, bên cạnh câu chào như “Cháu chào bác”, “Em chào cô”, họ còn dùng nhiều câu hỏi thăm quan tâm khác thay cho lời chào như “Chị đi đâu đấy?”, “Bác đi chợ à?”, “Anh đi ăn trưa à?”, “Dạo này xinh thế!”, “Mới làm đầu à?” v.v… Có những người ngay từ lần đầu tiên gặp mặt, trong lúc chờ đợi tại các nơi như trường

học, bệnh viện, hay bưu điện, nhà ga, họ cũng có thể trao đổi những câu chuyện như đã thân nhau từ lâu, “Bác đau lâu chưa?”, , “Nhà bác có mấy cháu?”, “Bác mua vé có đắt không?”, … và chia sẻ cả những câu chuyện của bản thân mình “Thằng con nhà em…”, “Ông xã nhà này…”, v.v… Những câu hỏi kiểu như vậy làm nhiều người nước ngoài không hiểu, nghĩ rằng người Việt Nam quá tò mò và hiếu kì, nhưng thật ra đó là một cách thể hiện sự quan tâm của người Việt Nam.

Cũng tương tự như tiếng Việt, các câu chào hỏi trong giao tiếp của người Hàn hết sức phong phú đa dạng. Đã quen với điều này, nên người Việt khi học tiếng Hàn gặp nét văn hóa quen thuộc rất nhanh chóng hiểu và cố gắng áp dụng chúng. Nhưng trong quan hệ với mọi người xung quanh, người Việt Nam tồn tại cả hai tính cách trái ngược nhau là vừa thích giao tiếp, hiếu kì, quan tâm, lại vừa rụt rè, nhút nhát. Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm, điều này bắt nguồn từ “tính cộng đồng” và “tính tự trị” của làng xã Việt Nam. Người Việt dễ kết giao hơn khi ở trong phạm vi cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị, còn khi vượt ra ngoài phạm vi đó, tính tự trị lại trở nên mạnh mẽ hơn và khiến họ thiếu mạnh dạn trong giao tiếp. Vì thế nên khi tiếp xúc với người Hàn, người Việt do bản chất rụt rè, vẫn thường chỉ dám nói câu chào cơ bản nhất “안녕하세요?” (xin chào), mà chưa mạnh dạn sử dụng các câu hỏi thăm khác. Để khắc phục được điều này, người Việt học tiếng Hàn cần lưu ý rằng, những câu hỏi như thế không những thể hiện khả năng thành thục trong tiếng Hàn, mà còn là cách để kết thân với đối phương, giúp cho mối quan hệ giữa hai người trở nên gần gũi hơn.

Bảng 10: Một số câu chào hỏi trong giao tiếp tiếng Hàn

STT Tiếng Hàn Tiếng Việt

2 회사생활은 할 만해요? Công việc ở công ti có tốt không? 3 회사에서 별일은 없죠? Ở công ti không có chuyện gì chứ? 4 회사 잘 다니고 있어요? Cậu vẫn đi làm công ti chứ hả? 5 회사생활은 힘들지 않아요? Đi làm có vất vả không?

6 퇴근이세요? Anh/chị tan làm à? 7 수업 들어가세요? Thầy/ cô lên lớp à? 8 일찍 오시네요. Anh/chị đến sớm thế.

9 부모님은 잘 계세요? Bố mẹ anh/chị vẫn khỏe chứ? 10 식사하러 가세요? Anh/chị đi ăn à?

3.1.4. Linh hoạt trong sử dụng phó từ chỉ mức độ

Văn hóa trọng tình của người Việt không chỉ được thể hiện qua những câu chào hỏi, mà còn được phản ánh trong hoạt động ngôn ngữ qua việc sử dụng phong phú các phó từ. Cũng như tiếng Hàn, số lượng phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt cũng rất đa dạng như “rất”, “quá”, “lắm”, “cực kì”, “hơi bị”, “kinh”, “dã man”, “khá”, “hơi”, “thật là”, “thực sự”. Việc sử dụng những phó từ này đem lại sự sinh động và tính biểu cảm cao cho lời nói. Có lẽ vì thế nên người Việt học các phó từ chỉ mức độ của người Hàn khá nhanh. Khảo sát 20 bài viết của sinh viên ở trình độ trung cấp, thấy có 319 lần người học sử dụng phó từ trong bài viết, trong đó có tới 104 lần (hơn 32%) sinh viên dùng các phó từ chỉ mức độ.15Kết quả này cho thấy, khi học tiếng Hàn, người Việt rất tích cực vận dụng phó từ vào việc thành lập câu để đạt được hiệu quả cao hơn trong diễn đạt.

15

Các phó từ chỉ mức độ được dùng nhiều lần lượt theo thứ tự많이, 더,가장, 너무,잘, 아주,매우,제일,진짜,무척, 좀, 전혀,조금만,너무나

3.1.5. Rút gọn hay mở rộng

Trong khi ở tiếng Hàn, về mặt ngữ âm, có các hiện tượng rụng âm, rút gọn âm, giảm bớt câu chữ trong giao tiếp thì tiếng Việt lại có khuynh hướng ngược lại. Có thể lí giải điều này bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất, là nước điển hình của văn hóa gốc nông nghiệp, người Việt Nam có lối sống ổn định, quan hệ tốt với mọi người xung quanh nên họ có xu hướng trọng sự hài hòa cân đối trong ngôn từ. Thứ hai, khác với người Hàn, khái niệm về thời gian của người Việt Nam có phần rông rài và thoải mái hơn. Hàn Quốc đã thành công trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ lâu nhưng ở Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp trước đây vẫn còn sâu đậm. Người nông dân quen làm việc đồng áng, ít đi làm ở cơ quan, công sở, thời gian thường chỉ quan trọng khi nhắc tới vụ mùa, ngày lễ, ngày hội bởi vậy mà họ ít khi cảm thấy gấp gáp, vội vàng. Trong ca dao người Việt cũng có câu “Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây”. Vì vậy không những không nói ngắn lại, người Việt lại hay có xu hướng mắc bệnh “trình bày”. Đặc điểm này dẫn tới việc người Việt nhiều trường hợp để cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng, thay vì dùng từ có một âm tiết, họ lại thích dùng từ có hai âm tiết cho tròn vành rõ chữ và có nhạc điệu hơn, ví dụ như: “cây cối”, “nước nôi”, “mũ mã”, “thịt thà”, “điện đóm”, ... thay cho “cây”, “nước”, “mũ”, “thịt”, “điện”. Bên cạnh đó, người Việt còn hay sử dụng cấu trúc “iếc hóa” trong lời nói giao tiếp hàng ngày (GS.TS Trần Ngọc Thêm, 1997), vừa tạo sự cân đối nhịp nhàng về âm sắc, vừa tăng tính biểu cảm cho ngôn từ như: bàn biếc, cơm kiếc, điện điếc, hoa hiếc, ăn iếc, uống iếc, ... Do sự khác biệt trong giao tiếp này mà người Việt gặp phải khó khăn khi thực hành cách nói rút gọn âm trong tiếng Hàn. Cách nói rút gọn âm như vậy tạo ra nhiều hình thái khác nhau của cùng một biểu hiện, khiến người học bị nhầm lẫn, như “-다고 해요”16

thành “-대요”, “-

16

자고 해요”17thành “-재요”,v.v... Đặc biệt trường hợp nói tắt bằng cách ghép hai âm tiết đầu tiên của hai từ để tạo ra từ rút gọn như “치맥”, “아점”gây khó hiểu cho người học, bởi những từ này thường không xuất hiện trong các giáo trình chính thống.

3.1.6. Lược bỏ chủ ngữ không phải là nói trống không

Nếu như trong tiếng Hàn, hiện tượng lược bỏ chủ ngữ hết sức phổ biến thì trong tiếng Việt, việc này bị coi là nói trống không khi người ít tuổi hoặc có địa vị thấp hơn nói với người nhiều tuổi hoặc địa vị cao hơn. Nếu không phải mối quan hệ thân thiết, bạn bè, nói không có chủ ngữ trong tiếng Việt là cách cư xử thất lễ, vô lễ, nên trong giao tiếp, mọi người đều phải thận trọng không được lược bỏ chủ ngữ. Đặc điểm này khiến cho người Việt khi nói tiếng Hàn lại có xu hướng luôn nói đầy đủ chủ ngữ, tạo cảm giác thiếu tự nhiên. Người học nên thống kê và căn cứ vào đặc điểm khi nào người Hàn lược bỏ chủ ngữ trong câu để tránh mắc phải lỗi này. Ví dụ như trong giao tiếp, nếu không phải muốn xác định rõ chủ thể của hành động, hoặc phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, người Hàn thường lược đi chủ ngữ. Chúng ta có thể hình dung được điều này qua trích đoạn hội thoại sau:

수미:

안녕하세요, 선배님.

이쪽은 제가 지난번에 말씀드린 니콜라 씨입니다.

Sumi:

Anh Ho-cheol! Đây là bạn Nicola mà em nói với anh lần trước.

호철: 아, 그래요? (Ø)만나서 반갑습니다. 저는 최호철입니다. Ho- cheol: À thế à?

Rất vui được gặp em. Anh là Choi Ho-cheol. 니콜라: 안녕하십니까? Nicola: Em chào anh. Em là

17

저는 니콜라라고 합니다. Nicola. 호철: 지금 (Ø) 대학원에서 공부하고 있지요? Ho- cheol: Em đang học cao học phải không? 니콜라: 네, (Ø) 나중에 한국어과 교수가 되고 싶어서 한국어교육학을 전공하고 있습니다.18 Nicola:

Vâng ạ. Sau này em muốn trở thành giáo viên khoa tiếng Hàn nên em đang học ngành Giáo dục tiếng Hàn.

Trong trích đoạn hội thoại này, lúc đầu khi Sumi muốn giới thiệu Nicola với Ho-cheol, nên Sumi đã sử dụng chủ ngữ “이쪽은” mà không lược bỏ đi. Trong câu “이쪽은 제가 지난번에 말씀드린 니콜라 씨입니다” (Đây là bạn Nicola mà em nói với anh lần trước), để chỉ rõ bạn Nicola là người mà chính Sumi đã nói với Ho-cheol, Sumi cũng đã thêm vào chủ ngữ “제가” (em). Sau đó, khi đoạn hội thoại tiếp diễn giữa Ho-cheol và Nicola, trừ phần giới thiệu tên, còn lại chủ ngữ đều được lược bỏ (thể hiện qua kí hiệu (Ø)). Nhưng khi trong tiếng Việt, giữa hai người mới gặp nhau lần đầu, việc lược bỏ đi chủ ngữ sẽ bị coi là khiếm nhã, thất lễ, nên trong bản dịch bằng tiếng Việt, chủ ngữ đã được thêm vào so với bản gốc tiếng Hàn.

Ngoài ra chủ ngữ trong câu tiếng Hàn còn có thể lược bỏ đi khi chủ thể, sự vật, hiện tượng đã được nhắc tới ở trước, nếu chưa chuyển sang mạch văn khác thì không cần phải nhắc lại. Ví dụ:

린다: 미키 씨는 시간이 있을 때

보통 무엇을 해요? Linda:

Khi có thời gian Miki thường làm gì?

미키: 저는 사진 찍는 것을 Miki: Mình thích chụp ảnh. Vì thế khi có thời gian mình thường

좋아해요. 그래서 (Ø) 시간이 있을 때 사진을 찍으러 가요.

đi chụp ảnh.

린다: (Ø) 주로 무슨 사진을

찍어요? Linda: Cậu thường chụp ảnh gì?

미키: 가족이나 친구들 사진을 많이 찍어요. 그런데 린다 씨는 취미가 뭐예요?19 Miki: Mình hay chụp ảnh gia đình hoặc bạn bè. Thế còn Linda, sở thích của cậu là gì?

Đây là đoạn hội thoại giữa hai nhân vật Linda và Miki. Khi mở đầu đoạn hội thoại, Linda đã không lược bỏ chủ ngữ là “Miki” trong câu để chỉ rõ chủ thể của hành động. Nhưng sau đó, khi hội thoại vẫn tiếp diễn với nội dung về Miki thì chủ ngữ đã được tỉnh lược. Chỉ khi đoạn hội thoại rẽ sang hướng hỏi về Linda, Miki mới thêm chủ ngữ vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)