Phân biệt giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 56 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn

2.2.8. Phân biệt giới

Trước đây do chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng của Nho giáo, xã hội Hàn Quốc là xã hội trọng nam khinh nữ. Bởi vậy mà trong hệ thống tục ngữ tiếng Hàn có nhiều câu tục ngữ, thành ngữ thể hiện quan niệm xã hội này như “딸은 두 번 서운하다”(con gái hai lần buồn, ý muốn nói sinh con là con gái có hai việc buồn, một là vì đứa con không phải là con trai, hai là buồn khi gả con gái đi lấy chồng) , “계집 바뀐 건 모르고 젓가락 짝 바뀐 건 안다”(đổi vợ thì không biết, nhưng đôi đũa mà đổi một chiếc thì lại biết, ý muốn nói việc to lớn thì không hay, nhưng lại quan tâm để ý đến việc tủn mủn). Họ còn cho rằng bản thân việc con gái nói chứ không phải điều con gái nói sẽ mang lại đen đủi cho gia đình như câu tục ngữ “여자 셋이 모이면 접시가 깨진다” (ba người đàn bà gặp nhau thì cái đĩa bị vỡ, ý muốn nói đàn bà gặp nhau thì ồn ào như chợ vỡ), “암탉이 울면 집안이 망하다”(gà mái gáy thì hỏng hết việc nhà, ý muốn nói nếu người đàn bà đứng ra thay chồng can thiệp vào việc gia đình thì sẽ không được việc), …

Xưng hô trong tiếng Hàn cũng thể hiện đặc điểm phân biệt giới. Ví dụ em trai gọi anh là 형, gọi chị là 누나, còn em gái gọi anh là 오빠, gọi chị là

언니. Việc xưng hô với nữ giới thường được lấy tiêu chuẩn là nam giới mà không có điều ngược lại, ví dụ người con gái chưa lấy chồng gọi là 아가씨, sau khi lấy chồng gọi là아줌마, hay사모님, 여사.

Nam giới có xu hướng hay sử dụng câu dạng trần thuật, hoặc mệnh lệnh trong khi nữ giới sử dụng câu dạng thỉnh dụ hoặc nghi vấn. Theo Gu Hyun Jeong (1997), điều này được lí giải là vì nam giới trong giao tiếp thường sử dụng nhiều các câu thể hiện quan điểm một cách mạnh mẽ, còn nữ giới thì thay vì đưa ra ý kiến của bản thân một cách trực tiếp thì lại mượn câu hỏi để bày tỏ. Điều này suy cho cùng cũng do tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khiến nữ giới thường nhút nhát, e dè hơn trong việc thể hiện quan điểm của mình. Bởi vậy mà khi yêu cầu người khác làm gì, nam giới sử dụng nhiều hơn nữ giới những câu mệnh lệnh thẳng thắn, còn nữ giới lại dùng cách nói thỉnh dụ hoặc nghi vấn. Nam giới thường lựa chọn văn phong trịnh trọng, khô cứng, còn nữ giới có cách nói gần gũi, thân mật.

Tiểu kết: Dựa trên những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Hàn Quốc, chúng tôi đã rút ra 8 hệ quả văn hóa mà có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn, đó là: chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa gián tiếp, coi trọng tình cảm, tính tiết kiệm, coi trọng quá trình, coi trọng thứ bậc, trên dưới, coi trọng hình thức và phân biệt giới. Những nét văn hóa này đã phần nào lí giải cho một số đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Hàn, giúp cho người học hiểu hơn về tiếng Hàn cũng như văn hóa Hàn Quốc.

Chương 3:

ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THOA VĂN HÓA TỚI VIỆC HỌC TIẾNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)