Coi trọng hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn

2.2.7. Coi trọng hình thức

Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc đề cao lễ nghi phép tắc mô phạm trong đối nhân xử thế. Quan hệ giữa người với người luôn được đặt vào những khung bậc nhất định như cha con, anh em, bạn bè, thầy trò, cấp trên cấp dưới, v.v… và các chuẩn mực cư xử mà cá nhân trong mối quan hệ đó phải tuân theo. Tuy không có luật pháp nào quy định, nhưng tư tưởng ấy đã ăn sâu vào lối sống của người Hàn Quốc đến mức có những lúc bị hình thức thái quá. Có thể tìm thấy ví dụ về điều này đơn cử trong việc học sinh, sinh viên Hàn Quốc để có bộ hồ sơ đẹp đi xin việc thì đã đua nhau đi đăng ký vào các hoạt động tình nguyện chứ không phải do thực sự muốn đi tình nguyện. Các sinh viên luôn gọi giảng viên đại học là “교수님” (giáo sư) trong khi có thể gọi “선생님” là đủ. Nhiều công ty Hàn Quốc khi tuyển chọn nhân viên từ chối những nhân viên tuy có năng lực nhưng ngoại hình không ưa nhìn. Không chỉ phụ nữ, mà cả đàn ông Hàn Quốc đều rất nhạy cảm về vấn đề ngoại hình và dành nhiều thời gian chăm sóc ngoại hình. Còn trong xưng hô tại công sở, người Hàn Quốc răm rắp xưng hô theo chức trách, thậm chí cách xưng hô đó còn được sử dụng ngay trong môi trường gia đình. Xem trong phim Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy có những trường hợp khi về nhà rồi, con cái hoặc vợ vẫn gọi bố hoặc chồng của mình là “회장님” (chủ tịch). Trong

giao tiếp họ ưa cách nói vòng, kiểu cách, ví dụ khi viết mail với đối tác, họ luôn mở đầu bằng những câu thăm hỏi về thời tiết rồi mới bàn vào công việc, hoặc dùng những lối diễn đạt ngập ngừng “다른 사람은 몰라도” (người khác thì tôi không biết chứ…) “이렇게 하는 게 어떨까 싶습니다” (tôi nghĩ làm thế này có được không nhé), “제가 보기에는” (theo tôi thấy thì), “다름이 아니라” (cũng không phải việc gì khác), “것 같다” (có lẽ là), 듯하다 (có vẻ là), 해 주시면 감사하겠습니다 (tôi sẽ rất biết ơn nếu anh/chị làm như thế). Hoặc khi chào tạm biệt họ thường hứa hẹn gặp lại hoặc hẹn dùng bữa như “한국에 오면 연락하세요” (Nếu sang Hàn thì hãy gọi tôi nhé), “다음에 시간 되면 같이 밥을 먹자고” (Lần sau có thời gian thì cùng đi ăn nhé) nhưng không phải lúc nào những lời hứa hẹn đó cũng được thực hiện.

Cũng tương tự như trên, lối diễn đạt kiểu cách, hoa mĩ của người Hàn Quốc còn thể hiện trong cách họ đặt tên các biển hiệu “유쾌한 상” (bàn ăn vui vẻ), “예쁜 집” (quán ăn xinh đẹp), “제일 떡 방앗간” (xưởng bánh gạo đệ nhất), “낙원 떡 집” (quán thiên đường bánh gạo), “진미” (quán mĩ vị), “달콤한 초콜릿 노래방” (karaoke sô cô la ngọt ngào), “은빛 약국” (hiệu thuốc ánh bạc), “자음과 모음 book café” (quán cà phê đọc sách Phụ âm và nguyên âm), “낙지사랑” (Tình yêu bạch tuộc).

Đặc điểm coi trọng hình thức của văn hóa Hàn Quốc còn được phản ánh qua việc người Hàn dùng rất nhiều từ Hán Hàn trong giao tiếp, đặc biệt là trong văn viết. Trước khi vua Sejong đại đế sáng tạo ra chữ Hangeul (1443), Hàn Quốc đã phải mượn chữ Hán của người Trung Quốc để ghi chép, lưu lại các tài liệu thư tịch, bởi vậy mà ngày nay, từ Hán Hàn chiếm một tỉ lệ lớn trong toàn bộ hệ thống từ vựng Hàn Quốc. Trước đây, tiếng Hán được coi là

thứ tiếng khó và chỉ có tầng lớp trí thức, thượng lưu, quý tộc mới hiểu và biết dùng. Không phải ngẫu nhiên mà các buổi lễ quan trọng của người Hàn đều được gọi theo tiếng Hán, như: 개강식 kae-kang sik (lễ khai giảng), 졸업식

jo-reop sik(lễ tốt nghiệp),개막식kae-mak sik(lễ khai mạc),폐막식 pye-mak

sik (lễ bế mạc), 결혼식 kyeo-ron sik (lễ kết hôn), 취임식 chuy-im sik (lễ nhậm chức), 한식 han-sik (lễ Hàn thực)… Đặc biệt trong các văn bản, việc dùng từ Hán Hàn được coi là trang trọng, lịch sự, đúng quy cách, ngay cả khi trong các từ thuần Hàn có từ đồng nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)