Chủ nghĩa tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 39 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của người Hàn

2.2.1. Chủ nghĩa tập thể

Tuy Hàn Quốc ngày nay là một đất nước phát triển mạnh về ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ, nhưng xuất phát điểm của Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác ở khu vực châu Á đó là sản xuất nông nghiệp. Người dân sống quây quần theo mô hình làng xã, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Công việc đồng áng tạo ra cho người dân một môi trường lao động ở gần nhau, chính trên cánh đồng, họ chia sẻ với nhau câu chuyện quanh mình. Mặt khác, trong lịch sử, Hàn Quốc đã phải trải qua nhiều chiến tranh đau thương mới có được như ngày hôm nay. Vì đặc điểm lao động sinh hoạt và lịch sử như vậy, nên người Hàn Quốc có lối tư duy trọng tập thể cộng đồng hơn cá nhân, và điều này cũng được phản ánh rõ nét trong tiếng Hàn. Điển hình người Hàn Quốc khi muốn diễn đạt quan hệ sở hữu cách thay vì nói “(của) tôi” (제 che) họ lại

xưng là “(của) chúng tôi”, “(của) chúng ta” (우리uri). Ví dụ khi kể về những

thành viên trong gia đình như “mẹ tôi”, “bố tôi”, “trường tôi”, người Hàn Quốc lại gọi là “mẹ chúng tôi” (우리 어머니 uri omoni), “bố chúng tôi” (우리 아버지 uri apoji), “trường chúng tôi” (우리 학교 uri hakkyo). Cách gọi như vậy vừa để đối tượng được gọi trở nên khách quan hơn, một mặt vừa để rút ngắn khoảng cách giữa người nghe và người nói. Ví dụ thay vì nói “Tôi và anh làm một chén nhé?”, cách nói “Chúng ta làm một chén nhé?” sẽ tạo cảm giác thân mật và bớt khách sáo hơn. Văn hóa nói 우리uri ảnh hưởng sâu sắc tới tâm tư tình cảm của người Hàn Quốc tới mức khi một nhân viên đi làm công ti, được sếp của anh ta gọi là “우리 A 씨가…” (Anh A của chúng tôi…)

thì cảm thấy vô cùng mừng rỡ vì có cảm giác mình đã thực sự thuộc về tập thể chung là công ti. Cách gọi ấy không phải là cách xưng hô đơn thuần mà là một sự công nhận đóng góp của một thành viên trong một tập thể lớn. Khảo sát hai bộ phim Hàn Quốc bất kỳ bản thoại tiếng Hàn, phim Mary stayed out night 16 tập cho ra 386 lần, phim Wild romance 16 tập cho ra 173 lời thoại có sử dụng từ uri. Trong bản dịch tiếng Việt, phim Mary stayed out night cho ra

285 lần, phim Wild romance cho ra 138 lần sử dụng từ “chúng tôi” và “chúng ta”, tức là đều ít hơn so với lần sử dụng từurithực tế trong tiếng Hàn.

Vì cộng đồng, tập thể được đặt lên ưu tiên nên người Hàn khi ghi địa chỉ, luôn ghi từ cơ quan hành chính cao nhất đến thấp nhất. Ví dụ서울

종로 혜화 356-24 아남 아파트 316 907được ghi theo trật tự: thành phố Seoul quận Jongno phường Hyehwa chung cư Anam 356- 24tòa nhà số 316phòng số 907.

Việc xuất hiện hàng loạt các tên gọi cho các nhóm khác nhau như 동문회,동창회 (hội đồng môn),동향회 (hội đồng hương),동호회 (hội đồng sở thích),반상회 (hội hàng xóm), 시사회(hội xem phim trước khi phim khởi chiếu), v.v… và các buổi tụ tập khác nhau như 송년회 (tiệc tiễn năm cũ), 신년회 (tiệc chào năm mới) , 사은회 (liên hoan mừng ngày nhà giáo), 회식 (liên hoan công ty), v.v… cũng thể hiện nét văn hóa thích hoạt động tập thể, giao lưu của người Hàn Quốc, thông qua hoạt động của hội, nhóm để kết thân với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)