Một số cách xưng hô xác lập trên sự phân biệt giới trong tiếng Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 87 - 92)

người nói. Do vậy mà người Việt học tiếng Hàn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các cách xưng hô được phân biệt dựa trên giới tính ấy. Để khắc phục được khó khăn này, người học có thể lập bảng dựa trên hai trục chính là giới tính và quan hệ của họ với người được gọi (cũng là cách xưng hô trong tiếng Việt) như sau:

Bảng 26: Một số cách xưng hô xác lập trên sự phân biệt giới trong tiếngHàn Hàn Giới tính Quan hệ Nam Nữ Anh trai 형 오빠 Chị gái 누나 언니 Anh rể 매부,매형, 자형 매부, 형부 Chị dâu 형수 올케,새언니 Em rể 서방,매제, 매부 서방, 매부 3.2. Phương án khắc phục

Trên đây chúng tôi đã trình bày về ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng Hàn của người Việt. Ở những phần giao thoa gây khó khăn cho quá trình học, chúng tôi đã đưa ra biện pháp khắc phục tương ứng dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và hiểu biết về tiếng Hàn, mà chủ yếu là thông qua hình thức lập bảng thống kê. Tuy nhiên cách thức này hạn chế ở điểm, chúng chỉ có thể tiến hành khi người học đã có một vốn tiếng Hàn nhất định, khi đó nhiều thói quen sử dụng tiếng Hàn đã được hình thành (bao gồm cả thói quen không đúng). Vì vậy, điều cần thiết là phải làm tăng cảm quan về tiếng Hàn trong người học trước khi những thói quen ấy trở nên khó sửa. Từ mục đích

đó, chúng tôi đề xuất việc giảng dạy văn hóa giao tiếp của người Hàn song song với việc giảng dạy thực hành tiếng.

3.2.1. Hiện trạng giảng dạy văn hóa Hàn Quốc trong giáo dục tiếngHàn ở Việt Nam Hàn ở Việt Nam

Hiện nay, việc giảng dạy văn hóa Hàn Quốc trong đào tạo tiếng Hàn ở Việt Nam tại các trường đại học ngày càng được quan tâm. Sinh viên ngoài các giờ thực hành tiếng còn được tham gia các tiết học về đất nước, con người Hàn Quốc, qua đó tìm hiểu được nhiều hơn về văn hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên đó là những tiết học tách rời khỏi thực hành tiếng, với mục đích chính là cung cấp kiến thức về Hàn Quốc học, với các lĩnh vực ngày càng được mở rộng đa dạng, như lịch sử, chính trị, quan hệ quốc tế, địa lí, môi trường, v.v… Không thể phủ nhận hiệu quả của những môn học như vậy sẽ mang lại cho sinh viên vốn kiến thức hữu ích về đất nước con người Hàn Quốc, và bên cạnh đó là vốn từ vựng phong phú đa dạng về nhiều mảng khác nhau, bổ trợ cho năng lực dịch thuật của sinh viên. Nhưng những môn học này có đặc điểm là hầu hết đều thực hiện khi sinh viên đã có hoàn thành thời gian học tiếng, tức là khi sinh viên đã hình thành những thói quen cố hữu nhất định trong năng lực tiếng Hàn của mình. Vì vậy, trước khi sinh viên hình thành những thói quen ngoại ngữ không tốt, các giáo trình thực hành tiếng đại đa số đều dành một góc nhỏ cho giới thiệu văn hóa.

Khảo sát về hai giáo trình chính quy đang được giảng dạy tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội là Giáo trình tiếng Hàn KyungheeGiáo trình Vui học tiếng Hàn Koryeo có được nội dung về các góc văn hóa như sau. Đầu tiên là Giáo trình tiếng Hàn Kyunghee, trình độ trung cấp có các bài học về văn hóa với các chủ đề sau:

Bảng 27: Góc văn hóa trong Giáo trình tiếng Hàn Kyunghee (Quyển Trung cấp 1, 2)

Quyển Bài Chủ đề Góc văn hóa

Trung cấp 1

1. Ấn tượng đầu tiên Biệt danh của người Hàn Quốc

2. Sở thích Quán dụng ngữ liên quan đến cơ thể người

3. Sinh hoạt công sở Tửu đạo

4. Hoàn tiền Tục ngữ liên quan đến kinh tế 5. Thời tiết và đời sống Tiết khí và phong tục theo mùa 6. Du lịch Tục ngữ liên quan đến thời tiết 7. Thông tin Quán dụng ngữ kết thúc bằng danh từ 8. Viết thư Lời nói và tục ngữ

Trung cấp 2

1. Chuyển nhà Phong thủy địa lí

2. Ẩm thực và nấu ăn Bánh gạo trong các câu tục ngữ 3. Tiệc thôi nôi Quan hôn tang tế

4. Mất đồ Quán dụng ngữ trong sinh hoạt 5. Sức khỏe Múa truyền thống của Hàn Quốc 6. Môi trường Tục ngữ liên quan đến động vật 7. Bộ chữ Hangeul Vua Sejong đại đế

8. Câu chuyện cổ Tục ngữ liên quan đến đạo hiếu

Như bảng trên, các nội dung được đưa vào góc văn hóa trong giáo trình này có ưu điểm là có ít nhiều liên quan đến chủ đề của bài học đó, tuy nhiên vẫn có những bài mà nội dung cũng chưa thật sự liên quan đến chủ đề bài học như bài 2, bài 7 trong cuốn trung cấp 1, bài 4, bài 5, bài 6 trong cuốn trung cấp 2. Mặt khác, nội dung về văn hóa được xếp ở vị trí sau cùng của mỗi bài, và viết bằng tiếng Hàn. Lợi ích của những bài viết này là cung cấp kiến thức về văn hóa Hàn Quốc, và cung cấp từ vựng cơ bản liên quan đến chủ đề văn hóa đó, đặc biệt những bài có nội dung về tục ngữ, quán dụng ngữ rất hữu ích

cho việc nâng cao khả năng tiếng Hàn của người học. Tuy nhiên do lượng bài giảng về thực hành tiếng dài, nên giáo viên chưa thực sự dành đủ thời gian, hoặc không dành thời gian cho các góc văn hóa này.

Khác với các bài học văn hóa của Giáo trình tiếng Hàn Kyunghee, Giáo trình Vui học tiếng Hàn Koryeo được thiết kế trên 3 phần chính. Một là câu hỏi kiểm tra xem người học có những hiểu biết gì về văn hóa đó. Phần hai là một bài đọc giới thiệu về nét văn hóa đó. Cuối cùng là phần so sánh với văn hóa của nước bản địa. Từ quyển 1 đến quyển 4, nội dung bài đọc trong góc văn hóa được viết bằng tiếng Anh, quyển 5, quyển 6 được viết bằng tiếng Hàn.

Bảng 28: Góc văn hóa trong Giáo trình Vui học tiếng Hàn Koryeo (Quyển 1,2)

Quyển Bài Chủ đề Góc văn hóa

1.

1. Giới thiệu bản thân Nghi lễ chào hỏi của người Hàn Quốc 2. Sinh hoạt thường ngày 1 Câu chào của người Hàn Quốc

3. Mua sắm Tiền tệ của Hàn Quốc 4. Sinh hoạt thường ngày 2 Cách viết thời gian, địa chỉ

5. Vị trí Văn hóa nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi”, “Không sao” 6. Ẩm thực Văn hóa bày bàn ăn của Hàn Quốc

7. Cuộc hẹn Ý nghĩa của câu “Tôi sẽ suy nghĩ xem sao” 8. Thời tiết Mùa và đặc điểm thời tiết của Hàn Quốc 9. Hoạt động cuối tuần Hoạt động cuối tuần của người Hàn Quốc 10. Giao thông Giao thông công cộng ở Seoul

11. Gọi điện Văn hóa thông tin của Hàn Quốc

12. Sở thích Hoạt động sở thích của người Hàn Quốc 13. Gia đình Xưng hô trong gia đình

14. Bưu điện, ngân hàng Cách xác minh thân phận của người Hàn Quốc 15. Hiệu thuốc Hiệu thuốc của Hàn Quốc

2. Sở thích Cộng đồng mạng 3. Thời tiết Thời tiết và đời sống 4. Mua sắm Chợ của Hàn Quốc 5. Hỏi đường Bắt chuyện với người lạ

6. Hỏi thăm Ý nghĩa của câu “Lần sau đi ăn một bữa nhé” 7. Ngoại hình, trang phục Người Hàn Quốc rất coi trọng ngoại hình 8. Giao thông Ghế dành cho người cao tuổi và khuyết tật 9. Tâm trạng, tình cảm Người Hàn Quốc và người Ý

10. Du lịch Địa điểm du lịch ở Hàn Quốc

11. Nhờ vả Những cách dùng khác của xưng hô thân tộc 12. Sinh hoạt ở Hàn Quốc Thông tin hữu ích cho người nước ngoài 13. Thành phố Thành phố Seoul

14. Trị liệu Cách chữa bệnh dân gian của người Hàn Quốc 15. Tìm nhà Văn hóa nhà ở của Hàn Quốc

Như bảng trên trình bày, có thể thấy nội dung các góc văn hóa trong Giáo trình Vui học tiếng Hàn Koryeo đều bám sát với chủ đề của bài học, nhưng không có nhiều nội dung về văn hóa giao tiếp. Ngoại trừ những bài về cách xưng hô, hay cách nói “cảm ơn”, “xin lỗi”, thì các bài còn lại đều có thuần nội dung về văn hóa, xã hội. Những nội dung này, từ quyển 1 đến quyển 4 lại được trình bày bằng tiếng Anh nên một mặt gây khó khăn cho người dạy khi giải thích nội dung cho sinh viên, một mặt không cung cấp được thêm nhiều vốn từ vựng mở rộng, khiến góc văn hóa chỉ đem lại một lợi ích duy nhất là kiến thức văn hóa mà không kết hợp được với nâng cao khả năng tiếng. Trong quyển 5 và quyển 6, góc văn hóa được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Hàn, có định dạng tương tự nhưGiáo trình tiếng Hàn Kyunghee.Khi được hỏi về việc học góc văn hóa trên lớp, sinh viên đều cho biết nội dung góc văn hóa được lồng vào cùng giờ dạy kĩ năng đọc, và thường các giáo viên chỉ dạy khi đã giảng hết nội dung về thực hành tiếng và còn thừa giờ. Do đó mà hình thức

dạy nội dung của các bài học văn hóa này thường theo trình tự giải thích từ mới và dịch.

3.2.2. Phương án khắc phục

Việc giảng dạy văn hóa không phải đợi sau khi người học đã hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao thoa văn hóa tới việc học tiếng hàn của người việt luận văn ths khu vực học 60 31 06 01 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)