Tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Tiếp cận nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm hệ thống

Theo Lv. Bertalanffy (1956): Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó. Các yếu tố của một hệ thống thường tham gia vào nhiều hệ thống khác, điều này đòi hỏi mỗi một thành tố phải thực hiện tốt vai trò của mỗi hệ thống mà nó đóng vai. Việc tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu không hoàn toàn đồng nghĩa với phương pháp phân tích hệ thống, vì ngoài phân phương pháp, tiếp cận hệ thống còn đề cập đến vấn đề lý thuyết hệ thống cũng như những ứng dụng lý thuyết này để nghiên cứu.

Quan điểm hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên, các dạng tài nguyên, các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan tác động đến sinh kế đảo Cát Bà. Nghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh kế đảo Cát Bà, tác giả đã vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét mối quan hệ tương hỗ mật thiết của các điều kiện tự nhiên tác động đến các dạng sinh kế, và bản thân các dạng sinh kế cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

2.4.2. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp nói lên tính toán hoàn chỉnh trong nghiên cứu. Dù cho tác động của con người mang tính chủ quan theo tư duy của trí tuệ, nhưng do con người cũng là một sinh vật tồn tại và phát triển theo quy luật tạo hóa của tự nhiên – xã hội, nên cuối cùng con người buộc nhận ra rằng mình phải hòa nhập vào thiên nhiên đúng quy luật phát triển khách quan của chính vùng thiên nhiên đó, tức là phải chấp nhận Thời của thiên, Lợi của địa để có thể Nhân hòa.

Tất cả hợp phần trong bất kỳ lãnh thổ nào cũng không đứng độc lập, tách rời nhau, mà giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong nghiên cứu này, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện ĐKTN, TNTN, điều kiện KT- XH, sinh kế người dân, BĐKH và mối quan hệ giữa các thành phần này. Sự phát triển của mỗi loại hình sinh kế đều chịu ảnh hưởng của ĐKTN của BĐKH.

2.4.3. Quan điểm lịch sử

Nói lên những kinh nghiệm, những sự việc xảy ra trong quá khứ như: tình trạng, mức độ, các khó khăn và thuận lợi, các thiệt hại, cách ứng phó... Bên cạnh đó nếu có cách tiếp cận và suy luận lô-gic, có thể tìm ra được những quy luật tác động chung của các hiện tượng tự nhiên và xã hội đến đời sống. Trong trường hợp này là những hiện tượng khí hậu và thời tiết ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng.

Quan điểm lịch sử nhằm có được cái nhìn tổng quát về lịch sử tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư đảo Cát Bà. Các cơn bão, lũ lụt, rét đậm rét hại hoặc các thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan được thống kế trong nhiều năm.

2.4.4 Quan điểm phát triển bền vững

Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng hầu hết đều công nhận phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, PTBV còn bao hàm cả khía cạnh phát triển trong sự quản lý tốt các xung đột môi trường. Với ý đó, trong hoàn cảnh BĐKH hiện nay mọi hoạt động phát triển và nghiên cứu đều phải xem xét đến khí cạnh PTBV. Trong quá trình phát triển KT - XH, quan điểm phát triển bền vững của

đảo Cát Bà nói riêng và TP Hải Phòng nói chung, hướng tới mục tiêu: đảm bảo và phát triển sinh kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)