Tác động của biến đổi khí hậu đến các thành phần tự nhiên và sinh kế người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 79 - 94)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế khu vực nghiên cứu

3.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến các thành phần tự nhiên và sinh kế người dân

khoảng 10 năm trở lại đây so với thời gian trước đó đang tăng lên chiếm 76%, tỷ lệ cho rằng ổn định chiếm 21% và chỉ có 3% tỷ lệ người dân cho rằng các hiện tượng này đang giảm đi. Kết quả điều tra khẳng định người dân trên đảo Cát bà đã nhận thức được hiện tượng BĐKH và các biểu hiện của BĐKH đang diễn ra tại địa phương.

Đồng thời trên 70% cán bộ quản lý, người dân địa phương nhận định hiện tượng thời tiết bất thường do BĐKH có ảnh hưởng mạnh đến sinh kế của người dân địa phương và việc nghiên cứu BĐKH tác động đến sinh kế của người dân đảo Cát Bà là rất quan trọng, cần được thực hiện ngay nhằm hạn chế tác động của BĐKH đến kế sinh nhai, đời sống người dân.

3.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến các thành phần tự nhiên và sinh kế người dân dân

Biến đổi khí hậu tác động không chỉ đến tự nhiên, môi trường mà còn tác động lên mọi mặt đời sống của con người khu vực đảo Cát Bà. Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến mùa màng, các đợt hạn hán gia tăng làm suy giảm sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thay đổi thất thường, mưa nhiều hơn vào mùa mưa gây ra ngập úng hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp trên đảo. Nước biển dân làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng thấp như tại Phù Long và Xuân Đám gây ra giảm năng suất thủy sản và nông nghiệp. Đồng thời các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão đã và đang là đe dọa lớn đối với đời sống người dân trên đảo. Trong nghiên cứu này, tác động BĐKH sẽ được đánh giá cụ thể trên các lĩnh vực và sinh kế chính của người dân.

3.4.1.1. Tác động đến các thành phần tự nhiên - Tác động đến tài nguyên nước

Trên đảo Cát Bà, lượng nước ngọt rất khan hiếm và chủ yếu nguồn nước ngầm ở đây bị nhiễm mặn và nhiễm đã vôi. Nước mưa được người dân sử dụng làm nguồn nước ăn chính, nước mưa được dự trữ trong các bể chứa từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch. Dưới tác động của BĐKH dòng chảy tạm thời trên các suối trong mùa mưa có thể sẽ tăng lên do sự gia tăng lượng mưa và như vậy, lượng nước này sẽ bổ sung cho nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể trữ nước khi nhu cầu nước tăng cao do dân số và nhu cầu sử dụng nước của du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội khác tăng lên.

Hiện nay, trong mùa khô, đại đa số các khu vực của đảo Cát Bà thiếu nước ngọt trong các tháng 2, 3 và 4 âm lịch. Do ảnh hưởng của BĐKH, Cát Bà có nguy cơ thiếu nước ngọt trong mùa khô trầm trọng hơn nữa do địa hình núi đá, lượng mưa giảm và

gia tăng lượng bốc hơi. Riêng Việt Hải, mức độ thiếu nước sinh hoạt sẽ là không cao, nhưng sẽ ảnh hưởng nhất định đến nguồn cung cấp nước cho một phần diện tích trong vụ đông.

Hiện nay, một số giếng khoan đã bị mặn hóa và không sử dụng được vào mùa khô. Trong những năm tới, BĐKH và nước biển dâng có khả năng làm cho số lượng giếng bị mặn hóa trong mùa khô tăng lên, thậm chí một số giếng khoan sẽ bị mặn hóa ngay trong cả mùa mưa.

- Tác động đến tài nguyên đất

Nước biển dâng thường đe dọa tới tài nguyên đất ở các khu vực ven biển và đảo thấp (Mimura, 2007; Carew-Reid, 2007). Đảo Cát Bà chủ yếu được cấu tạo chủ yếu là núi đá vôi và được phủ một lớp thực vật dày là các khu rừng tự nhiên, nên khả năng tác động của BĐKH tới tài nguyên đất sẽ tập trung ở khu vực thấp như Phù Long. Một vài vùng đất trống đồi trọc và các vùng đất ngập nước ven biển sẽ chịu tác động của BĐKH, nước biển dâng. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển, dẫn đến nguy cơ suy giảm diện tích đất nông nghiệp và các vùng đất, bãi nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn [24].

Tại Phù Long, nơi mà đường bờ được cấu tạo bở trầm tích bở rời, xói lở đã làm phá hủy và đẩy sâu vào lục địa các cồn cát cổ làm lộ ra mặt bãi nhiều đoạn là trầm tích vụng biển xám xanh rắn chắc. Mép bãi trước kia thường rộng khoảng 500- 600m, nhưng nay có những đoạn chỉ còn 150 - 200m. Đầu bãi Phù Long xuống phía nam, năm 1965 vẫn còn tích tụ một doi cát chiều dài khoảng 2 km. Khi đó hàng đáy cắm ở đầu doi cát cách bờ khoảng 500m nay bị xói lở hết và hàng đáy phải cắm lùi vào sát bờ. Trên thực địa, tại khu vực bờ biển phía ngoài thôn Nam (cạnh doi cát có trồng phi lao), bờ biển chỉ cách con sông Phù Long bởi một doi cát mỏng, không có thảm phủ thực vật. Nếu có gió bão, mưa lớn, nước biển dâng, hiện tượng xói mòn ở đây sẽ càng mạnh mẽ hơn, làm mất đất, đe dọa tới khu đầm nuôi thủy sản và cả khu dân cư phía trong.

Một phần diện tích của hơn 40 ha đất thấp canh tác nông nghiệp thuộc các xã Hiền Hào, Xuân Đám đã bị nhiễm mặn và nguy cơ nhiễm mặn có thể sẽ tăng cao hơn trong tương lai, dẫn đến phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng trọt sang mục đích khác.

Ngoài ra các thành phần tự nhiên khác như sinh vật, địa hình, cảnh quan… cũng bị tác động do BĐKH.

Qua thông tin trao đổi với Biên phòng VQG Cát Bà, hiện tượng sạt lở diễn ra ở khu vực cửa Lạch Huyện (bến phà Cái Viềng), các bãi bồi, rừng ngập mặn là khu vực xảy ra sạt lở làm mất rừng phi lao, bãi cát.

3.4.1.2. Tác động của BĐKH đến các ngành kinh tế, sinh kế người dân

Khi nghiên cứu về tác động của BĐKH, tỷ lệ người dân đều nhận định BĐKH có tác động đến sinh kế người dân ở mức cao trên 70%, cụ thể (Hình 3.16):

Hình 3.16. Tỷ lệ người dân trả lời ở mức tác động cao và rất cao (%)

*/ Tác động tới trồng trọt và chăn nuôi:

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới trồng trọt và chăn nuôi của Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau và Cát Bà cũng không nằm ngoài các tác động đó.

- Tác động tới cơ cấu và thời vụ cây trồng: Trong tương lai, nhiệt độ trung bình tại Cát Bà sẽ tăng cùng với xu hướng chung của toàn cầu. Mùa lạnh có xu hướng rút ngắn đi trong khi mùa nóng bắt đầu sớm hơn và kéo dài hơn. Các cây trồng nhiệt đới có điều kiện phát triển thuận lợi hơn và thời vụ kéo dài, trong khi thời vụ và cây trồng vụ đông và cây ưa lạnh co hẹp lại. Theo kịch bản BĐKH trung bình, thời vụ lúa xuân ở Bắc Bộ có thể được gieo trồng sớm hơn, trung bình từ 5 ngày - 20 ngày. Đối với lúa mùa, thời vụ lúa mùa có thể trồng cấy muộn hơn so với hiện nay từ 20 ngày - 25 ngày [2, 3]. Sự phân bố cây trồng ưa ẩm cũng có thể thay đổi do biến động của lượng mưa, cường độ mưa, hạn hán xẩy ra thường xuyên hơn. Tình trạng thiếu nước đối với cây trồng có thể trầm trọng hơn, diện tích cây trồng ưa ẩm bị thu hẹp do độ bốc thoát hơi tăng mạnh, nghiêm trọng hơn trong mùa khô.

- Về năng suất, sản lượng cây trồng: Dưới tác động của BĐKH, cường độ bức xạ quang hợp tăng lên và do đó, năng suất nhiều cây trồng tăng lên với mức độ đáng kể. Tuy nhiên, khi hoàn cảnh khí hậu nói chung trở nên khắc nghiệt hơn nhiều, điều kiện sản xuất xấu đi rõ rệt nên khả năng đó rất khó trở thành hiện thực. Sự sinh trưởng, phát triển và lây lan của sâu bệnh như sâu xám, sâu đục thân, nấm gây bệnh… có thể tăng mạnh trong điều kiện nhiệt độ tăng cao và sự biến động của lượng mưa, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng [2]. Thực tế là, với cường độ nắng nóng, cường độ mưa tăng lên sẽ có thể thúc đẩy quá trình xói lở đất, bào mòn đất, dẫn đến nguy cơ đất đai bị khô cằn, thoái hóa nhanh chóng làm giảm đáng kể năng suất cây trồng cũng như sản lượng chăn nuôi.

- Tác động đến chăn nuôi gia súc, gia cầm: Sản lượng cây trồng giảm có thể làm nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm sút sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh trưởng và sinh sản của gia súc. Do nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, nhiều loại gia súc, gia cầm sẽ khó thích ứng được và chậm phát triển. Cùng với thiên tai như bão, lũ, nước dâng do bão, gió mạnh, mưa lớn cũng đe dọa chu trình sống, sinh trưởng và sinh sản của đàn gia súc. Biến đổi khí hậu cũng có thể làm gia tăng khả năng sinh bệnh và truyền bệnh dịch của đàn gia súc, gây hậu quả lớn cho người chăn nuôi. Tại xã Xuân Đám, trong năm 2016, hơn 70% đàn dê bị thệt hại do dịch bệnh gây thiệt hại hàng tỉ đồng. Đối với loài gia cầm đặc sản như gà ở khu vực Liên Minh - Trân Châu cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu không có biện pháp chăm sóc và dự phòng tốt.

Nhìn chung, theo ý kiến đánh giá của các hộ gia đình được điều tra phỏng vấn, các biểu hiện của BĐKH đã gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động canh tác nông nghiệp của các hộ là bão, ngập lụt, mưa lớn, và nắng nóng kéo dài (Bảng 3.16). Hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập mặn có gây ra ảnh hưởng ở mức độ thấp, chủ yếu làm giảm năng suất. Biểu hiện của những ảnh hưởng của các hiện tượng này đó là làm giảm năng suất, cây sinh trưởng chậm, thiếu nước tưới và dịch bệnh gia tăng.

Bảng 3.16. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đối với canh tác nông nghiệp của hộ gia đình

Yếu tố ảnh hưởng Diện tích canh tác giảm Năng suất giảm Cây sinh trưởng chậm Thiếu nước tưới Dịch bênh nhiều Đất bị xói mòn, thoái hóa Mất mùa

Nước biển dâng 1,8 4,2 2.7 1.9 1.6 0 6.0

Xâm nhập mặn 4.1 22 15,7 3.2 0 14.8 26.4

Bão 9,2 63,5 15,6 0 7,0 6,3 46.0

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra */ Tác động tới lâm nghiệp:

Nhiệt độ cao hơn, cường độ bức xạ cao hơn thúc đẩy quá trình quang hợp, song độ ẩm giảm đi lại kìm chế chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng. Đặc biệt, khi nhiệt độ tăng cao và bốc hơi nhiều hơn khiến gia tăng nguy cơ cháy rừng trong các tháng nóng và khô hanh [2]. Tại khu vực rừng trên núi ở Vườn quốc gia Cát Bà, nguy cơ cháy cao thường xảy ra vào các tháng 2 và tháng 3 ở các khu vực xa, khó dập tắt, với nguyên nhân chủ yếu do bất cẩn của người dân khi đi vào rừng khai thác sản phẩm phi gỗ (như mật ong, tắc kè). Trong điều kiện lượng mưa giảm vào mùa khô, thì nguy cơ cháy rừng có thể tăng thêm, do vậy cần có các biện pháp dự phòng. Trong điều kiện nhiệt độ và lượng mưa gia tăng, sâu bệnh hại cây rừng như: sâu róm thông, sâu xanh, sâu đo, vòi voi, châu chấu… và các loại dịch bệnh như: bệnh khô cành bạch đàn, bệnh khô xám thông, bệnh vàng lá sa mộc… phát triển mạnh hơn, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của hệ sinh thái rừng.

Tại khu vực quần đảo Cát Bà, rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở bãi Phù Long, Cái Viềng, Đường Gianh với hơn 700 ha và rải rác với diện tích nhỏ ở Gia Luận, Áng Sỏi, Xuân Đám. Đối với rừng phòng hộ ven biển, nước biển dâng và BĐKH cũng sẽ có những tác động nhất định đến diện tích và sinh trưởng của rừng ngập mặn, đặc biệt thuộc địa bàn xã Phù Long.

*/ Tác động đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:

Biến đổi khí hậu dẫn đến mưa lớn có thể xảy ra, khiến cho nồng độ muối tại những vùng nước nông giảm đi đột ngột làm cho sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là tôm, có thể bị sốc và chết. Theo kết quả phỏng vấn, nhiệt độ cao vào mùa hè chưa có ảnh hưởng lắm tới các loài nuôi trong các lồng bè ở các xã và thị trấn Cát Bà. Tuy nhiên, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến tôm cá nuôi ở các đầm mà không đủ độ sâu thích hợp cho chúng. Vào mùa đông, những người nuôi lồng bè ở khu vực Bến Bèo cho biết, nếu nhiệt độ xuống dưới 90C, một số loài cá nuôi trong lồng bè chậm lớn hoặc thậm chí có thể chết (ví dụ như cá sú, sao, vược). Trong điều kiện BĐKH, nếu nhiệt độ xuống quá thấp (dưới 90C) thì sẽ ảnh hưởng đến các loài này.

Tương tự như vậy, tôm cá trong các đầm nuôi cũng bị ảnh hưởng nếu nhệt độ quá thấp và kéo dài trong mùa đông. Bên cạnh đó, nếu diện tích rừng ngập mặn giảm thì sẽ làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, giảm nguồn lợi thủy sản và nguồn

dài

Mưa lớn 7,8 46,0 4,2 0 1.9 1.6 28,5

cung cấp giống tự nhiên cho nuôi thủy hải sản. Khi có gió bão, các lồng bè được kéo vào các khu vực kín gió, được các đảo che chắn nên hầu như không bị tác động nhiều. Tại một số khu vực đã xảy ra dông lốc như khu vực phía ngoài đảo Khỉ. Dưới tác động của BĐKH, do gió bão, lốc xoáy, thiên tai có thể gia tăng về tần suất hoặc cường độ sẽ gây nhiều khó khăn và tổn thất cho ngư dân, đặc biệt là ngư dân đánh bắt xa bờ, mặc dù số lượng thuyền đánh bắt xa bờ (chủ yếu là từ thị trấn Cát Bà) có xu hướng giảm đi.

Bảng 3.17. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đối với nuôi trồng thủy hải sản Yếu tố ảnh hưởng Sinh trưởng chậm Năng suất giảm Môi trường nước thay đổi

Dịch bệnh tăng Thức ăn khó tìm Có lứa mất trắng

Nước biển dâng 0 2,5 15,0 0 0 0

Xâm nhập mặn 24,3 17,4 23,8 10,2 0 0

Bão 4,1 45,6 22,3 5,3 20,1 54,7

Lũ lụt 24,3 17,4 23,8 10,2 0 52,3

Nắng nóng kéo dài 20,9 17,4 28,5 30,6 0 26,1

Rét đậm rét hại 22,7 16,4 26,3 8,9 3,8 4,2

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra

Nhìn chung, việc nuôi trồng thủy hải sản của người dân đảo Cát Bà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và các biểu hiện của BĐKH ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả của việc nuôi trồng. Đáng kể đến nhất đó là bão và lũ lụt có thể làm mất trắng cả một vụ nuôi trồng thủy hải sản, có tới trên 50% số người được phỏng vấn được hỏi có cùng nhận định như vậy; trên 25% số người được hỏi cho rằng bão xâm nhập mặn, lũ lụt, nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại làm cho năng suất giảm, thay đổi môi trường nước và làm gia tăng dịch bệnh (Bảng 3.17).

Hoạt động đánh bắt thủy hải sản của các hộ gia đình cũng gặp nhiều khó khăn do BĐKH, sản lượng đánh bắt ngày một giảm (tỷ lệ đồng ý là 57,3%), vùng đánh bắt thủy sản đang dần thay đổi (42,7%)

*/ Tác động đến du lịch:

Du lịch biển, đảo đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những tác động do BĐKH đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành do đặc điểm phân bố tài nguyên du lịch và hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và hải đảo, là những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH.

du lịch. Tiếp theo là các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí hủy do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt. Nhiều chương trình du lịch biển đảo đã phải hủy, hoãn, chấm dứt giữa chừng do mưa bão… Biến đổi khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)