Mô hình trồng rau trên vườn treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 109 - 126)

* Về chăn nuôi:

- Riêng đối với gia súc, phải chuẩn bị thức ăn thừa dự phòng (được chế biến sẵn) trong mùa mưa lũ, mùa rét...

- Chú trọng các biện pháp khoa học kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh trong nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản.

* Bảo quản nông sản mới thu hoạch: những năm gần đây, thường xảy ra mưa lũ sớm trong thời gian thu hoạch, bà con không thể phơi nông sản, dẫn đến nông sản thường bị úng thối, lên mộng. Do đó, giải pháp đặt ra ở đây là: khi xảy ra mưa lũ kéo dài, ban phòng chống lụt bão xã phải có kế hoạch và phối hợp với các xóm có kế hoạch bảo quản nông sản.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh kế người dân trên đảo Cát Bà, đề tài rút ra một số kết luận sau:

1. Quần đảo Cát Bà có điều kiện tự nhiên đa dạng, đặc sắc, dân cư tập trung tại 6 xã và 1 thị trấn. Với vị trí địa lý tiếp giáp biển, sự đa dạng về tài nguyên là tiền đề quan trọng để đảo phát triển các loại hình sinh kế: du lịch, nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản, phát triển nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ phụ trợ khác.

2. Đề tài đã tổng quan tình hình nghiên cứu về sinh kế, BĐKH, sự tác động của BĐKH đến sinh kế người dân trên thế giới, ở Việt Nam và tại Cát Bà. Kết quả nghiên cứu cho thấy: vấn đề nghiên cứu về BĐKH là mối quan tâm của tất cả các quốc gia, đó là vấn đề toàn cầu ở thế kỉ 21. Hiện nay, ở các địa phương vùng ven biển Việt Nam và tại đảo Cát Bà, các nghiên cứu về BĐKH và tác động của BĐKH đến sinh kế là một chủ đề mang tính thời sự, ý nghĩa tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu trước đây về chủ đề này. Đây là cơ sở để đề tài thực hiện và có giá trị trong quá trình nghiên cứu.

3. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Biểu hiện và tác động của BĐKH đối với môi trường, hệ sinh thái và sinh kế người dân tại đảo Cát Bà đã bước đầu được nghiên cứu. Biểu hiện chính của BĐKH tại đây là sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu dẫn đến thiếu nước, mưa lớn kéo dài, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sinh kế người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, năng suất nông nghiệp và sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản tại các xã trên đảo Cát Bà.

4. Sinh kế của người dân đảo Cát Bà đang ở trong tình trạng bị tác động, dễ bị tổn thương trong bối cảnh BĐKH. Trong đó, sinh kế nông nghiệp, thủy sản và du lịch là dễ bị tổn thương hơn cả. Các sinh kế này có tính phụ thuộc cao vào các điều kiện thời tiết do đó chịu ảnh hưởng lớn từ các tác động BĐKH. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao về khả năng thích ứng của các sinh kế này. Trên thực tế, đối tượng phụ nữ và người nghèo tại các xã đảo dễ bị tác động và tổn thương hơn cả bởi chính họ là đối tượng chịu tác động và có khả năng tiếp cận thấp đến các nguồn lực sinh kế. Trong khi đó vốn sinh kế ứng phó với BĐKH của các xã, thị trấn huyện đảo còn ở mức trung bình, khả năng sinh kế người dân bị tác động cao. Trong trường hợp không có chiến lược giải pháp thích ứng kịp thời, tổn hại về kinh tế, đời sống của người dân là khá lớn.

5. Đề tài bước đầu đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các sinh kế do BĐKH. Bên cạnh các

giải pháp tổng thể có các giải pháp cho các ngành kinh tế. Chính quyền và nhân dân địa phương cần tăng cường thực hiện các giải pháp dài hạn như tăng cường nhận thức, xây dựng chiến lược sinh kế thích ứng và duy trì bảo vệ các nguồn lợi,bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

2. Khuyến nghị

Đề tài kiến nghị cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về các giải pháp cụ thể vấn đề sinh kế, xây dựng và thử nghiệm các mô hình sinh kế ứng phó với BĐKH tại địa phương để những kết quả này sẽ giúp hướng nghiên cứu của đề tài có thêm ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Tú Anh (2016). Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD. Truy cập ngày 13/9/2016 tại http://www.corenarm.org.vn/?pid=92&id=571.Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Tài nguyên Môi trường và bản đồ Việt Nam. Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Hà Nội.

4. CARE (2009). Khung khái niệm về sinh kế bền vững. Hà Nội.

5. CARE và VUSTA (2009). Cẩm nang tập huấn về phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và khóa tập huấn Dự án ENABLE. Hà Nội.

6. CARE, Oxfam và World Vision (2010). Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Một số mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của các tổ chức CARE, Oxfam và World Vision. Việt Nam.

7. Chi cục thống kê huyện Cát Hải (2017). Niên giám thống kê huyện Cát Hải 2016, 2017. Hải Phòng.

8. Nguyễn Văn Công (2012). Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà. Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia. Hà Nội.

9. Chu Thế Cường (2011). Biến đổi khí hậu đến môi trường sinh thái vùng biển ven bờ châu thổ sông Hồng và Cát Bà Hạ Long. Báo cáo chuyên đề.

10. Lê Ánh Dương (2017). Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định. Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

11. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012). Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển. Diễn đàn phát triển Việt Nam. Hà Nội.

12. FAO (2009). Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

13. Nguyễn Đăng Hào (2010). “Sự thay đổi trong chiến lược sinh kế và thu nhập của các nông hộ vùng cát ven biển tỉnh Thừa thiên Huế, giai đoạn 2003-2008”. Tạp chí Khoa học. Đại học Huế. Huế.

14. Nguyễn Minh Kỳ (2014). “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế và sự thích ứng của cộng đồng ở Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và Môi trường, số 45. Đại học Thủy lợi. Hà Nội.

15. Đào Thị Lưu, Lê Văn Hương (2013). Tác động của thiên tai đến sinh kế các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội.

16. MARD (2008). Sinh kế bền vững cho các Khu bảo tồn biển Việt Nam. Báo cáo dự án. Hà Nội.

17. Neefies Koos (2008). Môi trường và sinh kế: các chiến lược phát triển bền vững (phiên bản tiếng Việt của World Bank). NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

18. Nguyễn Quốc Nghi (2016). Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau. Trường ĐH Cần Thơ. Cần Thơ.

19. Nguyễn Quang Ninh (2015). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của cộng đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội.

20. Peter Chaudhry, Greet Ruyschaert (2008). Biến đổi khí hậu và phát triển con người ở Việt Nam - “Việt Nam Case study”. UNDP. Việt Nam.

21. Phòng NN&PTNT huyện Cát Hải (2018). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thủy lợi, công tác PCLB và TKCN 6 tháng đầu năm 2018 - Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. Hải Phòng.

22. Lê Hà Phương (2014). Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trường thủy sản tại huyện Quảng Ninh,

tỉnh Quảng Bình. Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia. Hà Nội.

23. TS. Lê Xuân Sinh, ThS. Lê Trường Sơn, KS. Bùi Thị Minh Hiền (2019).

Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh tổng hợp áp dụng phù hợp cho quy mô xã đảo ven bờ. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC.08.09/16-20, Viện Tài nguyên và Môi trường biển. Hải Phòng.

24. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng (2017). Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng 2017. Hải Phòng.

25. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng (2017). Báo cáo hiện trạng sử dụng đất 2017. Hải Phòng.

26. Nguyễn Văn Sửu (2010). “Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo”. Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 3-12.

27. Nguyễn Văn Thắng và những người khác (2008). “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và giải pháp ứng phó”. Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Hà Nội.

28. Trần Thục (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

29. Nguyễn Đăng Tiến (2015). Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. Luận án tiến sĩ địa lí, Viện Địa lí, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam. Hà Nội.

30. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2000). Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng (tập II và tập III). NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

31. Lê Anh Tuấn, Hoàng Thị Thủy, Võ Văn Ngoan (2014). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế người dân Đồng bằng Sông Cửu Long.

32. Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015). “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. CầnThơ.

33. Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải (2017).Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2017 và nhiệm vụ năm 2018. Hải Phòng.

34. Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải (2017). Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020. Hải Phòng.

35. Nguyễn Đắc Vệ (2010). Xây dựng các chỉ số phát triển bền vững tài nguyên đất ngập nước vùng bờ biển phía tây vịnh Bắc Bộ, Tập bản đồ chuyên đề các hệ sinh thái biển tiêu biểu vùng Cát Bà – Hạ Long.

36. Viện Địa lý, số liệu khí hậu lưu trữ khu vực thành phố Hải Phòng.

37. Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và môi trường (2011). Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam. Hà Nội.

38. Đinh Thị Hải Yến (2014). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Nha Trang. Nha Trang.

Tài liệu Tiếng Anh

39. Ashley, Caroline and Diana Carney (1999). Sustainable livelihoods: Lessons from early experience. UK.

40. Chambers, R., Conway, G., (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st Century. Discussion Paper 296. IDS, Sussex.

41. De Silva, S.S. and Soto, D. (2009). Climate change and aquaculture: potential impacts, adaptation and mitigation. In: K. Cochrane, C. De Young, D. Soto and T.

Bahri (eds). Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of current scientific knowledge.

42. DFID (1999/2001). Sustainable Livelihoods Guidance Sheets.

43. Donald J. Cohen and Laurence Prusak, Harvard Business School Press (2001).

In Good Company: How Social Capital Makes Organizations Work.

44. EH Allison, AL Perry, MC Badjeck, WN Adger, K Brown, D Conway, AS Halls, GM Pilling, NK Dulvy (2009). Vulnerability of national economies to the impacts of climate change on fisheries.

45. FAO (2008). Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 530. Rome, FAO. pp. 151-212.

46. Scoones, I (1998). Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis. Institute of Development Studies.

47. Seppala, Pekka (1996). “The politics of economic diversification: reconceptualizing the rural infomal sector in Southeast Tanzania”. Development and Change, Vol 27, 557-78.

48. Solesbury, W. (2003). Sustainable Livelihoods: A case study of the evolution of DFID Policy.

49. The IPCC Assessment Report (2001, 2007, 2013). Climate Change: the third; the fourth; the fifth.

50. Thornton P & Mario H (2008). Climate change, vulnerability and livestock keepers: challenges for poverty alleviation Livestock and global climate change, 21-24.

51. United Nations (1992). Framework Convention on Climate Change, UNFCCC.

52. United Nations (1987). Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future.

53. UN (2017). Climate Change Annual Report.

54. UNDP (2007-2008). Human Development Report.

55. William Solesbury (2003). Sustainable Livelihoods: A Case Study of the Evolution of DFID Policy.

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN XÃ HỘI HỌC

(Phỏng vấn người dân địa phương)

Đề tài: “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên

đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng”

I. THÔNG TIN CHUNG CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

- Tên người được phỏng vấn: ... Giới tính: ... - Địa chỉ: ……… Tuổi: ... Dân tộc Trình độ học vấn Sinh kế 1=Kinh 2= Khác (ghi rõ) ... 0= Không biết chữ 1=Tiểu học 2=Trung học cơ sở 3=THPT 4=Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 5=Trên Đại học 1. Dịch vụ du lịch 2. Nuôi trồng thủy sản 3. Đánh bắt thủy sản

4. Hoạt động nông nghiệp

5. Cán bộ viên chức 6. Công nhân 7. Buôn bán 8. Nghỉ hưu, mất sức 9. Chưa có việc làm 10. Việc khác……… - Gia đình ông/bà có bao nhiêu thành viên?... - Có bao nhiêu lao động chính trong gia đình?...

1. Ngôi nhà gia đình ông/bà ở là: (chọn 1 trong các đáp án)

A. Nhà cấp 4, mái ngói B. Nhà mái bằng kiên cố C. Nhà đơn sơ

D. Nhà tầng

- Các phương tiện sinh hoạt chủ yếu trong gia đình?

... ...

- Thu nhập của gia đình là bao nhiêu?...VND/tháng. - Diện tích đất canh tác của gia đình hiện có?...m2.

II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

2. Ông/bà có thường xuyên xem dự báo thời tiết không?

- Thông qua phương tiện gì? ...

3. Ở nơi ông/bà sống thường xảy ra những những biểu hiện gì của BĐKH?

A. Bão B. Lũ lụt C. Mưa lớn D. Lốc xoáy E. Hạn hán F. Rét đậm, rét hại G. Xâm nhập mặn H. Nước biển dâng

G. Khác: ...

4. Ông/bà nhận định như thế nào về tần suất thiên tai khí hậu trong khoảng 10 năm trở lại đây so với thời gian trước đó?

A. Tăng hơn B. Ổn định C. Giảm đi

5. Hiện tượng thời tiết nào ông/bà đã nghe nói về “Biến đổi khí hậu” chưa?

A. Có B. Chưa

- Nếu có thì qua những thông tin nào?

6. Theo ông/bà hiện thượng thời tiết/khí hậu nào được xem là biến đổi khí hậu?

……... ...

7. Theo ông/bà những hiện tượng bất thường trên có ảnh hưởng đến sinh kế của gia đình không?

A. Ảnh hưởng mạnh B. Ảnh hưởng C. Không ảnh hưởng

8. Các hiện tượng thời tiết/khí hậu trong những năm gần đây ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của ông/bà?

8.1. Đối với SXNN

Diện tích/ quy mô giảm

Năng suất giảm Sinh trưởng chậm Thiếu nước Dịch bệnh nhiều Mất mùa Bão Lũ lụt Nắng nóng kéo dài Mưa lớn Rét đậm rét hại

8.2. Đối với NT&ĐBTS Sinh trưởng chậm Năng suất giảm Môi trường nước thay đổi Dịch bệnh tăng Thức ăn khó tìm Có lứa mất trắng Bão Lũ lụt Nắng nóng kéo dài Rét đậm rét hại

8.3. Đối với dịch vụ biển, các ngành nghề và dịch vụ khác

9. Địa phương ông/bà có tuyên truyền phổ biến đến người dân về tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay không?

A. Có B. Không

10. Hình thức tuyên truyền phổ biến đến người dân về tình trạng biến đổi khí hậu ở địa phương?

A. Tuyên truyền phổ biến trên loa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 109 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)