Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu và

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long. Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70m so với mực nước biển. Trên đảo này có trị trấn Cát Bà ở phía đông nam và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám và thị trấn Cát Bà. Cư dân chủ yếu trên đảo là người dân tộc kinh.

Hình 3.1. Hình ảnh khu vực đảo Cát Bà (Nguồn Google Earth)

Là đảo ven biên nên đảo Cát Bà có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Vùng đảo Cát Bà có khoảng 366 hòn đảo lớn nhỏ, nằm về phía Nam vịnh Hạ Long và phía Đông thành phố Hải Phòng, có tọa độ địa lý như sau:

- Vĩ độ Bắc: 20° 35' 57.9"- 20° 52' 48" B - Kinh độ Đông: 106° 53' 55" - 107° 12' 55" Đ

- Toạ độ trung tâm là: 20° 44' 24'' vĩ độ bắc, 107° 3' 25" kinh độ đông.

Tổng diện tích khu di sản quần đảo Cát Bà là 33.670 ha. Trong đó 13.478 đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi Lạch Ngăn và Lạch Đầu Xuôi của Quảng Ninh.

- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Đồ Sơn - Hải Phòng.

- Phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Lan Hạ.

Đảo Cát Bà được bao bọc bốn mặt là biển, diện tích đảo khá rộng bởi vậy, khu vực đảo có ưu thế về phát triển sản xuất nông nghiêp, nuôi trồng thủy sản… Nhìn chung vị trí địa lý của Cát Bà thuận lợi để phát huy các hoạt động du lịch sinh thái, đánh bắt thuỷ sản và trao đổi buôn bán bằng đường thuỷ.

Quần đảo hiện thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Thông qua đường biển, người dân trên đảo Cát Bà có thể dễ dàng tiếp cận tỉnh Quảng Ninh và khu vực đất liền thành phố Hải Phòng. Đây cùng là hai khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và là những trung tâm phát triển du lịch của cả nước.

Tuy nhiên vị trí địa lí của đảo cũng có những bất lợi trong phát triển kinh tế - xã hội: là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn luôn hứng chịu sự tàn phá của bão lũ, đất đai chịu sự nhiễm mặn trực tiếp của nước biển. Đảo Cát Bà bị khu vực biển ngăn cách với các huyện lân cận, việc đi lại, thông thương với đất liền phải qua đường biển, điều này gây khó khăn trong việc đi lại của dân cư, hạn chế sự giao lưu phát triển kinh tế.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Đây là vùng quần đảo đá vôi, cùng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long kéo dài thành hình cánh cung song song với cánh cung Đông Triều.

Trong vùng đảo Cát Bà có hàng trăm hòn đảo, lớn nhất là đảo Cát Bà, độ cao phổ biến từ 100 - 150m. Cao nhất là đỉnh 331m và 322m thuộc dãy Cao Vọng nằm ở phía Bắc đảo Cát Bà thuộc xã Gia Luận. Nơi thấp nhất có độ cao 39m thuộc vườn Quốc gia Cát Bà, vùng vịnh Lan Hạ sâu nhất tới 18m (đo lúc mực nước biển trung bình). Địa hình đặc trưng ở đây là núi đá vôi có vách dốc đứng, lởm chởm đá tai mèo và rất hiểm trở. Trong đó có cả các hang động, các thung lũng Karst được bao bọc bởi các dãy đá vôi, các tùng áng ăn sâu vào bờ đá, các bãi triều có nhiều bùn đất lắng đọng rộng lớn và bằng phẳng, trên mặt có rừng ngập mặn mọc dầy đặc, có các bãi cát phân bố rải rác xung quanh một số đảo nhỏ, có ngấn sóng vỗ, có rạn san hô ngầm và trần san hô viền quanh chân đảo...

3.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng * Địa chất

Theo tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam cho thấy: Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu

dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.

Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m). Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m. Ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ. Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho các dịch vụ du lịch tắm biển.

- Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn các thành tạo đệ tứ không phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được thành tạo do phù sa sông biển. Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (> 2m), dưới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát... Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng của nước triều) có sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần... mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này.

* Thổ nhưỡng

Với nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm đã hình thành những loại đất chính như sau:

- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi, đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm.

- Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi hoặc xung quanh thung lũng: Chúng được hình thành do sườn tích đất từ đỉnh và sườn núi trượt xuống. Đất thường ẩm, tầng dầy từ 50 - 100m. Có phản ứng trung tính, cấu tượng viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng, giầu mùn, cây rừng phát triển tốt.

- Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa từ đá vôi dốc tụ hỗn hợp: Phân bố ở các thung lũng rộng có nước chảy trên mặt như thung lũng Trung Trang, Việt Hải, Gia Luận, Đồng Cỏ... đất có phản ứng trung bình, ít chua, giàu mùn, thường bị khô hạn vào mùa khô, nơi thấp có thể bị úng nước tạm thời vào ngày mưa lớn. Đất này đã được sử dụng để trồng rừng, cây ăn quả và hoa màu.

- Đất dốc tụ thung lũng: Chúng được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst. Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 - 100 cm. Giầu mùn, có phản ứng trung

tính đến chua. Mùa mưa có thể bị ngập nước tạm thời, mùa khô thiếu nước. Một số diện tích đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.

- Đất bồi chua mặn: Đất này có diện tích > 40ha phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển. Đây là loại đất hỗn hợp (biển, đầm lầy ở bãi triều cao, sau này được đắp đê ngăn mặn, cải tạo để cây lúa 1 - 2 vụ.

- Đất mặn Sú vẹt: Tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải rác ở vài nơi quanh đảo (thuộc bãi triều thấp). Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và là hệ sinh thái độc đáo của đảo Cát Bà.

3.1.1.4. Khí hậu, thủy - hải văn * Khí hậu

Khí hậu vùng Cát Bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa hình, mức độ ảnh hưởng của biển, lớp phủ thực bì... nhất là hoạt động của các khối khí đoàn, chế độ gió, độ ẩm, chế độ nhiệt, bức xạ, bão và chế độ nước dâng do bão... đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ khí hậu của Cát Bà. Qua số liệu khí hậu do các trạm khí tượng Bạch Long Vĩ, Cô tô, Hòn Gai, Phủ Liễn và Hòn Dấu cung cấp, đặc trưng về chế độ khí hậu Cát Bà như sau:

- Mang tính chất nhiệt đới của một đảo đá vôi ven biển, với đặc điểm: Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9), trùng với gió mùa Tây Nam, thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ trung bình thường trên 25ºC) và mưa nhiều kéo dài (lượng mưa tháng trên 100mm), thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông...; Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3), trùng với mùa gió Đông Bắc, trời rét lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 20ºC), ít mưa (lượng mưa thường dưới 100mm). Thời kì chuyển tiếp tháng 4 và 10, các khối không khí suy yếu và tranh giành ảnh hưởng nên thời tiết ôn hoà hơn, nhưng ưu thế vẫn thuộc về các hệ thống mùa hạ.

- Tính biến động thường xuyên của thời tiết và khí hậu do sự luân phiên tranh chấp của các khối không khí có bản chất khác nhau. Khi không khí lạnh tràn về thì chỉ sau 1 ngày đêm (24 tiếng đồng hồ) nhiệt độ không khí có thể giảm từ 8 – 10oC. Khi áp thấp nóng phía Tây xâm lấn thì thời tiết rất khô nóng, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 37 – 40oC. Khi không khí xích đạo chi phối mạnh lại gây nên thời tiết nóng, ẩm, dễ có dông và mưa lớn do áp thấp nhiệt đới hoặc bão.

- Là đảo ven bờ, khu vực Cát Bà còn chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh của biển dưới tác động của chế độ gió đất - biển có tác dụng điều hòa khí hậu, tạo nên mùa đông ẩm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền.

* Bão và nước dâng do bão

Bão được xem là một trường hợp đặc biệt của gió có kèm theo mưa và gây ra những tai họa lớn. Bão sớm có thể xuất hiện từ tháng 4 và kéo đến hết tháng 10 nhưng tập trung nhiều vào các tháng 7, 8, 9. Tần suất của bão trong năm thường không phân bố đều trong các tháng. Tháng 12 là thời gian không có bão, tháng 1 đến tháng 5 chiếm 2,5%, tháng 7 đến tháng 9 tần suất lớn nhất đạt 35% -36%.

Do nằm trong khu vực có tần suất bão đổ bộ trực tiếp lớn nhất của cả nước, chiếm (28%). Hàng năm khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 - 2 cơn bão và chịu ảnh hưởng gián tiếp của 3 - 4 cơn. Gió bão thường đạt cấp 9 - 10, có khi đạt cấp 12 hoặc trên cấp 12. Kèm theo bão là mưa lớn, lượng mưa trong bão chiếm tới 25% - 30% tổng lượng mưa cả mùa mưa.

Tuy bão xuất hiện không thường xuyên nhưng năng lượng lớn gấp nhiều lần các quá trình động lực khác. Trong thời gian bão có thể phá huỷ, xoá nhoà toàn bộ các dạng địa hình bờ biển đã tồn tại trước đó và làm xuất hiện những dạng địa hình mới.

* Đặc điểm thủy - hải văn

- Đặc điểm thủy văn:

Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo không phát triển. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường xuyên cho động thực vật trên đảo. Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất Lộ" với dung lượng từ vài lít đến vài chục lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối Thuồng Luồng có lưu lượng trung bình 5 lít/s (mùa mưa 7,5 lít/giây), mùa khô 2,5 lít/giây). Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1500 - 2000m3/ ngày, mức độ khai thác cho phép khoảng 1000 m3/ ngày.

- Đặc điểm hải văn:

+ Thủy triều và mực nước: Thủy triều có tính nhật triều đều rõ ràng (trong một ngày đêm có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng). Biên độ cực đại gần 4m. Do ảnh hưởng của địa hình nên thường chậm pha hơn Hòn Dấu đến 30'.

Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường (mỗi kỳ 11 - 13 ngày) Biên độ giao động 2,6 - 3,6m, xen kẽ là 2 kỳ nước kém (mỗi kỳ 3 - 4 ngày, có biên độ 0,5 - 1m). Trong năm, biên độ triều lớn vào các tháng 6, 7 và 11, 12. Nhỏ vào các tháng 3, 4 và 8, 9.

+ Sóng ở khu vực Cát Bà thường không lớn, chủ yếu theo hướng Đông Bắc và Đông Nam. Trung bình 0,5 - 1m. Lớn nhất có thể đạt tới 2,8 m.

- Dòng chảy: Khu vực đảo Cát Bà khá phức tạp, tốc độ trung bình 8 - 12 cm/s và có thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp. Chịu ảnh hưởng của dòng chảy mùa, nên có độ đục cao vào mùa hè do dòng nước đục từ Đồ Sơn lên (hướng Tây Nam). Vùng ven bờ Cát Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánh; chảy về bến Gót ở bên phải và chảy về Hoàng Châu về bên trái với tốc độ cực đại 90cm/s. Dòng triều xuống có hướng ngược lại.

Nhìn chung điều kiện khí tượng - thủy văn bao gồm cả thủy văn biển ở đây thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch của quần đảo Cát Bà. Trong tương lai có thể Cát Bà và vịnh Hạ Long sẽ trở thành vùng kinh tế du lịch và môi trường phát triển mạnh nhất, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

3.1.1.5. Thảm thực vật và hệ thực vật

Đảo Cát Bà có các kiểu thảm thực vật chính sau: rừng rậm thường xanh nhiệt đới nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi, rừng rậm thường xanh nhiệt đới thứ sinh phát triển trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng ngập nước ngọt, rừng trồng, trảng cây bụi thứ sinh nhiệt đới, trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới.

Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi có diện tích 1.045,2 ha, chiếm 5,80% tổng diện tích đất thảm thực vật rừng và 3,48 % tổng diện tích đất tự nhiên của Cát Bà. Kiểu rừng này phân bố thành thảm tương đối lớn và tập trung ở các độ cao dưới 300 m tại khu vực trung tâm VQG. Trong đó, phần lớn diện tích nằm về phía Tây Bắc xã Chân Trâu (chiếm 43,6% tổng diện tích của kiểu rừng này) một phần nằm về phía Nam xã Gia Luận, phía Đông xã Phù Long còn lại là nằm ở phía Tây của xã Việt Hải.

Trên đảo còn xuất hiện kiểu thảm thực vật đặc thù và khá hiếm đó là kiểu thảm cây ngập nước trên núi cao (loài cây hầu như chỉ phân bố ở miền Tây Nam Bộ). Rừng ngập mặn phân bố nhiều ở phía Tây Bắc của đảo, với các loài cây chủ yếu như: Sú, Vẹt, Đước, Giá, Bần, Trang, Mắm... Rừng ngập mặn cũng là cảnh quan đặc sắc của vùng triều cửa sông ven biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn thường phát triển ở độ cao 1,8m trên nền đáy bùn phù sa. Rừng ngập mặn có ý nghĩa trong việc cố định bùn, chống xói lở bờ biển, đặc biệt trong điều kiện BĐKH và là nơi cư trú của nhiều loài chim di cư và cũng là nơi cung cấp nguồn giống thủy hải sản... Nhưng hiện nay, rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp lại, đó là do sự phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Tài nguyên thực vật: Kết quả thống kê cho thấy trong tổng số 1.561 loài thực vật đã được ghi nhận ở Quần đảo Cát Bà, có tới 1.117 loài cây tài nguyên thuộc 4 nhóm công dụng khác nhau (có loài thuộc nhiều nhóm công dụng): Nhóm cây cho gỗ, nhóm cây làm thuốc, nhóm cây ăn được: Có tới 196 loàivà nhóm cây làm cảnh và cây bóng mát.

Khu hệ động vật trên cạn với tổng số 274 loài động vật có xương sống, trong đó có 21 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)