Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu và

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Hiện trạng về dân cư và nguồn lao động a. Dân số và phân bố dân cư

Dân cư đảo Cát Bà tương đối ổn định trong các năm trở lại đây, hiện tượng di cư tự do đến đảo ít xảy ra. Dân số của khu vực tính đến năm 2017 là 21.340 người, trong đó khoảng 65% dân số tập trung ở khu vực thị trấn Cát Bà. Tỷ lệ giữa nam và nữ trong những năm vừa qua không có biến động lớn; tỷ lệ nữ thường cao hơn nam nhưng không lớn lắm. Theo số liệu thống kê năm 2017 thì tỷ lệ nữ giới trong khu vực chiếm 50,69% [34].

Bảng 3.1. Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà

TT Tổng số hộ Số khẩu Tỉ lệ sinh (%) Tỉ lệ chết (%) Tỉ lệ tăng TN (%) 1 Gia Luận 108 788 1,67 0,34 1,33 2 Phù Long 596 2.366 1,22 0,58 0,64 3 Hiền Hào 183 464 0,42 0,28 0,14 4 Xuân Đám 314 991 1,88 1,08 0,8 5 Trân Châu 490 1998 1,79 0,7 1,09 6 Việt Hải 97 559 1,28 0,61 0,67 7 T.T Cát Bà 4.713 14.174 1,37 0,59 0,78 Tổng 6501 21340 TB: 0,68 %

(Nguồn: UBND các xã, thị trấn Cát Bà và Niên giám thống kê huyện – 2017)

Sự phân bố dân cư không đồng đều, cao nhất là Thị trấn Cát Bà với 593,9 người/km2 và thấp nhất là xã Việt Hải 6,24 người /km2. Mật độ bình quân 160,1 người

/km2, mật độ này thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện Cát Hải là 207 người /km2, vùng lõi gần như không có người sinh sống. Thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh, sống tập trung ở khu vực có vị trí thuận lợi hơn về các hoạt động mưu sinh.

b. Cơ cấu dân số và lao động

Tỷ lệ lao động nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và số lao động nữ thường cao hơn nam một chút. Cơ cấu dân số và lao động được phản ánh chi tiết ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu dân số và lao động khu vực đảo Cát Bà (Đơn vị: Người)

TT Số khẩu Số lao động Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 Gia Luận 788 389 399 362 179 184 2 Phù Long 2.366 1.169 1.197 1.088 537 552 3 Hiền Hào 464 229 235 213 105 108 4 Xuân Đám 991 490 501 456 225 231 5 Trân Châu 1.998 987 1.011 919 453 466 6 Việt Hải 559 276 283 257 127 130 7 TT. Cát Bà 14.174 7.002 7.172 6.520 3.214 3.306 Tổng: 16.566 21.340 10.542 10.798 9.816 4.839 Tỷ lệ: (%) 100,0 49,4 50,6 100 49,3 50,7

Nguồn: UBND các xã, thị trấn Cát Bà năm 2017

Tỷ lệ lao động nữ chiếm 50,7%, lao động nam chiếm 49,3% .Tỷ lệ lao động được đào tạo của huyện Cát Hải tăng dần trong thời kỳ từ năm 2010 đến nay. Mặc dù công tác đào tạo, dạy nghề được chú trọng hơn trước nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn thành phố Hải Phòng. Con số này đạt khoảng 21,2% so với tỷ lệ 35% của toàn thành phố Hải Phòng và 25,5% của cả nước. Nếu tính thêm số lượng lao động có kỹ năng thông qua tự đào tạo (nhưng không có chứng chỉ chuyên môn) thì tỷ lệ có thể đạt 18% (nguồn Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cát Hải giai đoạn đến năm 2020). Trong đó, lao động nông lâm nghiệp chiếm 21,1%, thuỷ sản 30,5%, tiểu thủ công nghiệp 22%, dịch vụ du lịch 14,3%, nghề khác 12,1%. Như vậy, lao động trong ngành thuỷ sản là cao nhất.

3.1.2.2. Khái quát chung tình hình kinh tế - xã hội đảo Cát Bà a. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Cụ thể, xí nghiệp điện nước Cát Bà đang tiến hành đóng chai nước khoáng. Năm 2010 sản xuất 10 - 13 triệu chai trên năm, đến năm 2017 sản xuất 17 - 20 triệu chai. Những năm 1998 đường điện lưới quốc gia đã nối ra đảo Cát Bà tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh các ngành kinh tế của đảo. Về lượng khai thác nước sinh hoạt năm 2017 đạt 38.500m3. Sửa chữa tàu thuyền đạt 1.700 tấn bằng 80% kế hoạch năm. Nhìn chung các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa mạnh, còn manh mún, tản mạn, còn nhiều khó khăn và tập trung ở thị trấn. Ngoài ra ở Cát Bà còn phát triển được một số nghề truyền thống như đan lưới, sản xuất đồ hộp [34].

b. Sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh hai ngành kinh tế mũi nhọn thì nông nghiệp cũng được coi là ngành kinh tế quan trọng. Diện tích đất canh tác nông nghiệp của huyện đảo Cát Hải có 212 ha, nhưng chủ yếu là thung áng và vườn đồi. Trong đó, diện tích trồng lúa là 36 ha tập trung ở Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào và Việt Hải; diện tích trồng rau màu 21,1ha; còn lại là diện tích trồng cây lấy củ và cây ăn quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì nông nghiêp huyện đảo còn gặp không ít khó khăn thách thức do diện tích đất nông nghiệp ít và không tập trung nên khó xây dựng được những vùng sản xuất mang tính chuyên canh, thiếu nước ngọt thường xuyên, nhất là vào mùa khô hanh nên việc trồng trọt khó phát triển.

c. Kinh tế rừng

Đảo Cát Bà có diện tích rừng là 15.200ha, trong đó đất rừng do VQG quản lý trên 9.800 ha còn lại trên 6.500 ha do các xã quản lý. Rừng gỗ tự nhiên có khoảng 293 ha (rừng cây bụi). Rừng trồng: Thông nhựa 126 ha phân bố nhiều ở xã Hiền Hào, Bạch đàn, Keo 71 ha, Phi lao, Xoan, Sa mộc, Tre nứa. Hiện nay công tác điều tra quy hoạch, giao đất, giao rừng cho dân theo nghị định 02 của chính phủ đợc thực hiện tốt; tiếp tục triển khai thực hiện nhiều dự án trồng rừng khác. Trong những năm qua toàn đảo Cát Bà đã trồng được 156ha, nạn phá rừng dần dần được hạn chế [34].

d. Khai thác và nuôi truồng thủy hải sản

Năng suất khai thác ở khu vực đảo Cát Bà và lân cận hiện nay biến động khá mạnh giữa các năm và các mùa vụ khai thác. Bên cạnh hoạt động khai thác thì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản rất phát triển trên vùng biển đảo Cát Bà. Thêm vào đó, với mật độ các hộ nuôi bè cao, rác thải sinh hoạt hàng ngày từ nuôi trồng thủy sản tập trung gây ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước [34].

e. Dịch vụ, du lịch

Quần đảo Cát Bà có tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú về cả hình thức và loại hình trong những năm trở lại đây. Hoạt động du lịch đóng vai trò chủ chốt đối với đời sống của người dân. Rất nhiều tuyến du lịch được hình thành nhằm khai thác triệt để nguồn lợi, vốn tài nguyên vốn có tại đảo Cát Bà. Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch rất đa dạng như: Buôn bán hải sản, đồ lưu niệm, xe điện, xe ôm, khách sạn, quán ăn.v.v...

f.Giao thông vận tải

Địa hình đá vôi hiểm trở cũng là một nguyên nhân cản trở cho việc phát triển giao thông đường bộ. Có thể đến Cát Bà bằng hai loại phương tiện giao thông:

- Đi tàu thủy từ bến Bính Hải Phòng hoặc từ Vịnh Hạ Long; - Đi tàu cao tốc từ bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà; - Đi tàu cánh ngầm từ bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà;

- Đi đường bộ từ Hải Phòng, qua phà biển Đình Vũ nối Hải Phòng với đảo Cát Hải, và phà Bến Gót nối đảo Cát Hải với đảo Cát Bà.

* Đường bộ: Các đường giao thông trên đảo được tu sửa và mở mới. Đường giao thông qua các xã, thị trấn đều là đường nhựa hoặc bê tông. Cho đến nay cả đảo đã có một số trục đường được xâydựng như đường trục chính chạy từ cảng Bến Bèo ở phía Đông Nam thị trấn Cát Bà đến phía Đông Bắc cảng Gia Luận dài 27 km và một con đường khác nối với trục đường chính ở Trung Trang chạy qua phía Tây (dốc Eo Bùa đổ xuống Mốc trắng đến Phù Long đối diện với Bến Gót của đảo Cát Hải. Các tuyến đường có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, quá áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình. Phía Tây Nam con đường giao thông lên xã ở ven đảo nối với con đường trục chính ở khu vực bãi biển Hiền Hào và là con đường du lịch rất đẹp ven bờ biển phía Tây Nam đảo Cát Bà [34].

Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà là một tuyến giao thông đường bộ và đường thủy kết hợp nối đảo Cát Bà và đảo Cát Hải với đất liền ở Hải Phòng. Toàn tuyến dài 35km, điểm đầu là đảo Đình Vũ, điểm cuối là trụ sở UBND huyện Cát Hải tại Đường 1/4 thị trấn Cát Bà. Nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m gồm hai làn xe. Trên tuyến có hai phà biển, một là phà Đình Vũ, hai là phà Gót - Cái Viềng.

Qua phân tích có thể nhận thấy rằng, hiện nay giao thông tại các xã trên đảo Cát Bà rất phát triển và thuận lợi. Giao thông thủy từ đất liền đến khu vực đảo cũng rất dễ

dàng. Tuy nhiên vào mùa du lịch cao điểm (Tháng 5 đến tháng 8) hiện tượng tắc phà, quá tải phà thường xuyên xảy ra.

Đặc biệt đã hoàn thành con đường nhựa chạy xuyên đảo nối với thị trấn Cát Hải qua Phà Cái Viềng. Đây là con đường huyết mạch của đảo nối với đất liền. Ngoài ra, còn có một số đường dân sinh đi trong nội bộ từng xã, đường mòn du lịch sinh thái khá thuận tiện. Các tuyến đường Quốc lộ đang được tiến hành xây dựng nhằm đảm bảo tốt giao thông giữa Cát Bà với đất liền.

* Đường thuỷ: Xuất phát từ đảo Cát Bà đi các nơi có hai tuyến đường thuỷ chính: Tuyến Cát Bà – Cát Hải – Hải Phòng dài 55km và tuyến Cát Bà – Hòn Gai (Quảng Ninh) dài 35 km. Giao thông thuỷ là một lợi thế của khu vực đảo Cát Bà nhưng cho đến nay chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, khi quan hệ giao lưu kinh tế và thương mại giữa khu vực (huyện) với các địa phương khác được mở rộng thì cần khai thác hiệu quả loại hình giao thông này.

* Cảng, bến: Đảo Cát Bà hiện có một cầu cảng (bến tàu khách hiện tại ở thị trấn Cát Bà) và ba bến (bến Bèo, bến phà Cái Viềng, bến Gia Luận) phục vụ cho giao thông thuỷ nội huyện và từ huyện đi Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra còn có 1 cảng phục vụ hậu cần nghề cá.

g. Thông tin - văn hoá

Trên địa bàn đảo Cát Bà có một trung tâm bưu điện đóng tại Thị trấn Cát Bà, còn ở mỗi xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã riêng. Các điểm bưu điện đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương. Hoạt động thông tin văn hoá đã được phát triển rộng khắp và có chiều sâu hơn trước đây. Việc tuyên truyền, thông tin văn hoá-xã hội đã được cải tiến phù hợp về chất lượng, nội dung thông tin ngày càng được nâng cao. Hệ thống internet có ở hầu hết các khách sạn của thị trấn Cát Bà, nhưng chưa phổ biến đến các xã vùng sâu, vùng xa.

h. Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học đã được trang bị tốt hơn theo chương trình “Chuẩn hoá”. Các ngành học được duy trì và mở rộng, công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa được đặc biệt quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Hiện tại số lượng học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường ở cấp tiểu học và trung học phổ thông đạt 100%. Số lượng học sinh thi tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt 100% ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông đạt 99,7%.

i. Y tế

Mạng lưới y tế đang được nâng cấp đáp ứng bước đầu yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân trên đảo. Các xã đã có trạm y tế xã riêng, mỗi trạm có từ 3 đến 7 cán bộ y tế. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một Trung tâm y tế huyện đóng tại thị trấn Cát Bà và một số cơ sở y tế tư nhân là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện.

k. Mạng lưới điện

Việc phát triển hệ thống cấp điện ở khu vực đảo Cát Bà trước đây gặp nhiều khó khăn và chậm hơn rất nhiều so với các khu vực khác trong đất liền. Trước năm 1998 chỉ có thị trấn Cát Bà dùng điện bằng máy phát để thắp sáng buổi tối, đến năm 2004 trên địa bàn đảo Cát Bà có 6/7 xã và thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia cho sản xuất và sinh hoạt. Đến nay 100% các xã đã được sử dụng mạng lưới điện Quốc Gia. Hệ thống mạng lưới cấp đã được tu sửa và đảm báo cung cấp điện tương đối ổn định cho Cát Bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)