Khả năng bị tổn thương của sinh kế đảo Cát Bà trước tác động của biến đổi khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế khu vực nghiên cứu

3.4.2. Khả năng bị tổn thương của sinh kế đảo Cát Bà trước tác động của biến đổi khí

khí hậu

3.4.2.1. Đặc thù của sinh kế đảo Cát Bà

Sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của hộ gia đình thường phụ thuộc vào những nguồn lực sinh kế mà hộ gia đình nắm giữ và các yếu tố tác động từ bên ngoài như yếu tố mùa vụ, thời tiết, chính sách và thể chế tại địa phương. Tại hầu hết các cộng đồng sống trên đảo Cát Bà, với nguồn lợi hải sản phong phú, đánh bắt là một sinh kế chính. Ngoài ra, các sinh kế khác cũng phụ thuộc vào đánh bắt như dịch vụ nghề cá, chế biến thủy hải sản và thương mại nghề cá. Do đó, nguồn lợi thủy sản là một nguồn lực sinh kế quan trọng đối với cộng đồng ven biển. Sinh kế bền vững cho các cộng đồng đảo Cát Bà phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành ngư nghiệp nhìn chung đang bị suy thoái do tình trạng đánh bắt quá mức gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển.

Trong bối cảnh đó, nuôi trồng thủy sản đang dần dần trở thành một sinh kế thay thế mặc dù hoạt động nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát thường gây ra các tác động môi trường và không khả thi đối với các hộ nghèo.

Nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và đảm bảo an ninh lương thực ở nông thôn, nhưng trong một số trường hợp, người dân không có khả năng tiếp cận với việc sử dụng đất, đặc biệt đối với các đảo. Một số ngành dịch vụ như buôn bán nhỏ, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,... cũng từng bước được hình thành và phát triển ở các cộng đồng đảo Cát Bà. Trên thực tế, hầu hết các hộ gia đình đều có một vài nguồn thu nhập khác nhau và có nhiều người cùng tạo ra thu nhập. Để duy trì sản lượng khai thác trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, người dân có xu hướng khai thác xa bờ và đi biển dài ngày. Di dân cũng là một hình thức đa dạng hóa sinh kế nhằm mang lại thu nhập cho hộ gia đình. Những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng tạo ra những vận hội mới, song không

phải hộ gia đình nào cũng có đầy đủ vốn, kiến thức, kỹ năng hay các mối quan hệ xã hội để có thể nắm bắt và tận dụng. Với xu hướng tiếp tục dựa vào việc khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương để thực hiện các hoạt động sinh kế, nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các cộng đồng đảo Cát Bà vẫn còn diễn ra một cách chậm chạp [16].

Như vậy, có thể thấy rằng, các sinh kế chính tại các cộng đồng đảo Cát Bà là du lịch, sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt), đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng chính là các sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

3.4.2.2. Khả năng bị tổn thương của sinh kế đảo Cát Bà trước tác động của BĐKH

Biến đổi khí hậu gây tổn thương lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí hậu là đất và nguồn nước. Ngoài ra, BĐKH cũng gây ra những ảnh hưởng lên nguồn lực vật chất (như cơ sở hạ tầng hiện tại: hệ thống đê, thủy lợi, đường sá…). Những tác động của BĐKH lên những nguồn lực sinh kế này sẽ làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn các chiến lược sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế của các hộ gia đình tại đảo Cát Bà.

Việc gia tăng các rủi ro từ khí hậu là một trong những áp lực làm gia tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng đảo Cát Bà. Những ảnh hưởng cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp bao gồm: mất diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng, mặn hóa các vùng đất canh tác do sự xâm nhập của nước biển, tăng cường lũ lụt và hạn hán, gia tăng dịch bệnh do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông nghiệp, làm giảm cơ hội việc làm, đẩy giá lương thực lên cao và đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực. Đối với hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan... sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái quan trọng và nghề cá ven bờ (như hệ sinh thái rừng ngập mặn, đất ngập nước, hệ sinh thái san hô), từ đó làm thu hẹp và hủy hoại chất lượng môi trường sống của các loài thủy hải sản, làm giảm chất lượng và trữ lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt ven bờ [20]. Tất cả những ảnh hưởng của BĐKH lên sinh kế đảo Cát Bà được tổng hợp ở Bảng 3.20 dưới đây.

Bảng 3.20. Tổng hợp ảnh hưởng của BĐKH lên sinh kế người dân tại đảo Cát Bà

Các tác động của biến đổi khí hậu Nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng

Chiến lược sinh kế bị ảnh hưởng Kết quả sinh kế bị ảnh hưởng Địa bàn chịu ảnh hưởng Nước biển dâng Mất đất canh tác do ngập lụt

Không thể thực hiện được hoạt động trồng trọt trên

Sản lượng thu hoạch giảm

6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù

Các tác động của biến đổi khí hậu Nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng

Chiến lược sinh kế bị ảnh hưởng Kết quả sinh kế bị ảnh hưởng Địa bàn chịu ảnh hưởng Đất nông nghiệp bị nhiễm mặn Độ mặn của nước thay đổi, ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài thủy sản Cơ sở hạ tầng hiện tại (đê điều, hệ thống thủy lợi, cầu đường) vùng đất bị ngập lụt Không thể thực hiện các hoạt động trồng trọt trên đất bị nhiễm mặn Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng

Các hoạt động nông nghiệp, thủy sản, du lịch bị ảnh hưởng. Các bãi tắm, cảnh quan du lịch bị ảnh hưởng, phá hủy. Năng suất đánh bắt và nuôi trồng giảm Năng suất/ sản lượng nông nghiệp, thuỷ sản giảm; doanh thu từ du lịch giảm

Thu nhập giảm

Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám và thị trấn Cát Bà. Hạn hán Đất canh tác bị khô hạn Tăng độ mặn của nguồn nước và nhiệt độ Hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng do thiếu nước tưới Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng

Thiếu nước phụ vụ cho sinh hoạt và cho các hoạt động du lịch

Năng suất cây trồng giảm Thu nhập giảm Các xã: Gia Luận, Phù Long, Việt Hải, và thị trấn Cát Bà. Lũ lụt Đất bị ngập úng Sự di chuyển các loài thủy sản Ngọt hóa nguồn nước sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Phá vỡ cơ sở hạ tầng hiện tại (đê điều, thủy lợi, đường xá) Hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng Hoạt động đánh bắt bị ảnh hưởng Hoạt động nuôi trồng bị ảnh hưởng

Hoạt động nông nghiệp, thủy sản, du lịch bị ảnh hưởng. Các cảnh quan du lịch bị tác động, phá hủy

Năng suất/ sản lượng trồng trọt giảm Năng suất/ sản lượng đánh bắt giảm Năng suất/ sản lượng nuôi trồng giảm Doanh thu từ du lịch giảm Thu nhập giảm Các xã trên đảo đều bị ảnh hưởng: xã Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám và thị trấn Cát Bà. Bão, triều cường Phá vỡ hệ thống đê của các đầm nuôi trồng thủy sản Sự di chuyển các loài thủy sản Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt bị ảnh hưởng mạnh. Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng, các cảnh quan du lịch bị tác động, phá hủy Năng suất/ sản lượng giảm Thu nhập giảm 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám và thị trấn Cát Bà.

(Nguồn: Tổng hợp từ MONRE, DFID và UNDP, 2010; Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2011)

Như vậy, BĐKH đang gây ảnh hưởng đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là đất và nguồn nước) có vai trò thiết yếu đối với các hoạt động sinh kế của người dân. Sự suy thoái tài nguyên lại là động lực của sự thay đổi sinh kế [2, 3, 20, 42, 54]. Nói cách khác, khi các sinh kế hiện tại bị tổn thương bởi các tác động của BĐKH, người dân sẽ phải nỗ lực tiến hành các hoạt động thích ứng trước sự thay đổi này. Việc thực

về sinh kế trước tác động của BĐKH của người dân. Chính vì vậy, xây dựng và tăng cường năng lực ngắn hạn và dài hạn của các cộng đồng địa phương bị tác động bởi BĐKH sẽ giúp họ thích ứng thành công với sự BĐKH ngày càng tăng.

Dưới tác động của BĐKH, ở đảo Cát Bà, sản lượng lương thực giảm sút, đe dọa tới an ninh lương thực. Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp, năng suất và sản lượng bị suy giảm. BĐKH làm tăng mực nước biển, dẫn đến tính trạng xâm nhập mặn, người dân nghèo là đối tượng chịu nhiều tổn thương nặng nề do thiếu nguồn dinh dưỡng, thiếu khả năng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. BĐKH cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại thiên địch. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở đảo Cát Bà diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. BĐKH cũng tác động đến thời vụ canh tác lúa, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất và sản lượng.

Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa.

Các sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết, khí hậu và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, nên dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH.

Nhìn chung, BĐKH có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài thuỷ sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm; từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng. Do hạn chế về vốn đầu tư và kiến thức/kỹ thuật nên hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân hầu như phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, thời tiết,… Thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của nước biển dâng, khô hạn, xâm nhập mặn, mưa lũ trái mùa, thay đổi môi trường nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)