Mô hình sinh kế tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 67 - 78)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Hiện trạng các hoạt động sinh kế trên đảo Cát Bà

3.3.4. Mô hình sinh kế tại địa phương

Ở đảo Cát Bà hiện nay, người dân hiện đang sinh sống bằng các mô hình (MH) sinh kế chủ yếu: MH1: kinh doanh dịch vụ du lịch (17%); MH2: nuôi trồng thủy sản (22%); MH3: đánh bắt hải sản (41%); MH4: hoạt động nông nghiệp (17%), còn lại các nguồn sinh kế người dân từ công việc trong cơ quan nhà nước, buôn bán, dịch vụ khác...

- Đặc điểm của các mô hình:

+ MH1: kinh doanh dịch vụ du lịch: trong năm do chịu sự quy định của điều kiện tự nhiên, các hoạt động du lịch (du lịch biển và du lịch sinh thái trải nghiệm) thường diễn ra vào mùa hè (khách Việt là chủ yếu) và mùa đông (khách nước ngoài là chủ yếu). Thu nhập từ nguồn sinh kế này khá cao, song lại không đều giữa các tháng trong năm.

+ MH2: nuôi trồng thủy sản: người dân đảo Cát Bà thường nuôi cá lồng bè với các loại cá: cá vược, cá sủ, cá song, cá giò, nuôi ngao, sò.... đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Nhiều hộ gia đình nuối cá lồng quy mô lớn có thể đạt thu nhập trên 400 triệu đồng/hộ/năm.

+ MH3: Đánh bắt hải sản: Với ngư trường rộng hơn 450 hải lí vuông, quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải – TP. Hải Phòng) có thế mạnh đặc biệt trong hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Nghề cá Cát Bà đã trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu, đem lại giá trị sản xuất lớn, góp phần phát triển kinh tế cho huyện đảo Cát Hải. Là một trong ba ngư trường rộng lớn nhất của vịnh Bắc Bộ, ngư trường Cát Bà có trữ lượng và chủng loại hải sản phong phú như tôm (chủ yếu là tôm he, tôm sắt), mực, nhiều loại cá quý (cá trích (thường cư ngụ ở tầng nước trên), cá hồng, cá phèn (thường cư ngụ ở tầng đáy). Với tiềm năng hải sản lớn như vậy, hoạt động khai thác thủy sản ở đây phát triển rất mạnh. Ngư dân hoạt động trên ngư trường Cát Bà chủ yếu đánh bắt ven lộng, xa bờ bằng lưới vây, lưới kéo, câu, chụp mực. Hiện nay ở Cát Bà có hơn 900 tàu đánh cá, chủ yếu là tàu có công suất 90 – 350 CV với hơn 1.200 ngư dân hoạt động. Nghề đánh bắt cá ven lộng và xa bờ thu hút hơn 80% lao động địa phương, đặc biệt là lao động trẻ, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động ở đảo Cát Bà với mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

+ MH4: hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi): Người dân trên đảo Cát Bà chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu tại chỗ, phát triển các

mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Hiện trên địa bàn huyện, ngoài phát triển sản xuất lúa, đảo còn có hàng trăm gia trại kết hợp trồng cam, vải, nhãn, na, hồng với chăn nuôi lợn, gà, ong, dê và nuôi trâu bò và xen canh các lại cây lấy củ như gừng, sắn, khoai, lạc, ngô... Mỗi năm mang lại nguồn thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng trở lên/hộ/năm. Không chỉ tập trung trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nông dân huyện đảo phát triển diện tích trồng rau xanh với đa dạng các loại rau theo mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên đảo. Với diện tích trồng rau 21,1 ha nhưng chủ yếu vẫn là trồng trong diện tích vườn nhà và nhỏ lẻ.

3.3.5. Mô hình chuyển đổi sinh kế xanh tại xã đảo Việt Hải

3.3.5.1. Giới thiệu về xã Việt Hải

Xã Việt Hải là xã đảo thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng, nằm cách trung tâm huyện Cát Hải khoảng 15km đường biển. Xã có 96 hộ với dân số là 283 nhân khẩu. Việt Hải có tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với vị trí trung tâm rừng quốc gia Cát Bà, Việt Hải có điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái.

Hình 3.6. Xã đảo Việt Hải, huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng)

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ở xã đảo Việt Hải nói riêng và quần đảo Cát Bà nói chung cũng tương đương với các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc

Kinh tế xã Việt Hải nhìn chung còn chưa phát triển, chưa có chợ, nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu mua từ đất liền hoặc tự cung tự cấp nên tương đối nghèo nàn. Sản xuất nông, lâm, nuôi trồng thủy sản chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát và càng ngày càng bị thu thu hẹp.

Do sự tách biệt với thế giới bên ngoài và sinh hoạt thường ngày trong một không gian hẹp khép kín, người dân trong xã sống hòa thuận với nhau như trong một đại gia đình. Đời sống văn hóa xã hội tại địa phương không ngừng được cải thiện và nâng cao. Người dân sống tập trung tại thung lũng và còn giữ được những nét độc đáo về văn hóa, tập quán sinh hoạt vùng bản địa, đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ - là nét lôi cuốn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Trong vài năm trở lại đây, trên cơ sở những điều kiện tự nhiên sẵn có kết hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, xã đảo Việt Hải đã và đang định hướng phát triển kinh tế tập trung vào các mô hình như: du lịch cộng đồng, nông nghiệp hữu cơ, nuôi trồng thủy sản... tạo sinh kế bền vững cho người dân.

3.3.5.2. Chuyển đổi sinh kế xanh cho người dân xã đảo Việt Hải a. Mô hình du lịch cộng đồng gắn kết bảo vệ môi trường

Tháng 5 năm 2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Cát Hải phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Việt Hải tổ chức hội nghị ra mắt mô hình “Du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Việc triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại xã Việt Hải là giải pháp mang tính tổng hợp gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, hỗ trợ người dân địa phương tiếp cận với kinh tế thị trường, phát triển dịch vụ du lịch nhằm ổn định đời sống, kinh tế phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Bảng 3.15. Thay đổi về các dịch vụ du lịch tại xã Việt Hải

Số lượng Đơn vị

T11/2016

(Trước khi triển khai đề tài)

T4/2019 (Sau khi triển

khai đề tài)

Hộ làm du lịch hộ 1 20

Dịch vụ xe điện cái 2 15

Nhà hàng, quán ăn cái 2 16

Xe đạp chiếc 100 365

Cano, tàu thuyền cái 2 6

Phòng nghỉ phòng 5 45

Mô hình du lịch cộng đồng tại xã Việt Hải được hình thành và phát triển nhằm góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế bền vững cho dân cư địa phương, đồng thời giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái trong lành sạch đẹp. Sự thay đổi và phát triển về các dịch vụ du lịch tại xã Việt Hải được thể hiện qua Bảng 3.15.

b. Phát triển du lịch gắn kết hoạt động bảo vệ môi trường

Nhu cầu du lịch của du khách khi đến với xã Việt Hải là muốn được nghỉ ngơi tại khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường trong lành, điều đó đã kích thích việc tôn tạo và bảo vệ môi trường sinh thái nơi đây. Hiện nay, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường diễn ra trên toàn cầu, thì việc phát triển các mô hình du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường là một giải pháp tối ưu, nhằm góp phần vào việc giáo dục và tuyên truyền về các vấn đề bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch. Cộng đồng dân cư địa phương cần nhận thức được rằng khi giữ gìn môi trường cảnh quan tại Việt Hải chính là họ đang giữ gìn môi trường sống của họ và thu nhập của họ.

Trong 2 năm 2017, 2018 hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch tại xã Việt Hải được nâng cao rõ rệt. Hoạt động thu gom rác thường xuyên và hiệu quả hơn, góp phần làm đẹp cảnh quan cho địa phương. Người dân đã có ý thức thu gom các loại pin thải đã qua sử dụng để chuyển về đất liền xử lý theo đúng quy trình. Các hoạt động triển khai sử dụng năng lượng tái tạo được đẩy mạnh thông qua: xe điện vận chuyển khách du lịch, hệ thống đèn đường chiếu sáng từ năng lượng mặt trời. Bằng nguồn hỗ trợ từ đề tài phát triển kinh tế xanh KC.08.09/16-20, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch đã được tiếp cận và sử dụng các đồ dùng hàng ngày thân thiện với môi trường như: túi nilon phân hủy sinh học, ống hút làm từ bột gạo, ống hút cỏ bàng... giúp giảm đáng kể lượng rác thải hàng ngày từ sinh hoạt và du lịch. Bên cạnh đó, nhằm tạo sinh kế cho người dân Việt Hải, đồng thời tạo ra một mô hình du lịch hoàn toàn mới lạ, thân thiện với môi trường, đề tài KC.08.09/16-20 đã chuyển giao một số thuyền đáy kính nhằm phục vụ nhu cầu ngắm san hô.

a) b)

c) d)

Hình 3.7. Phát triển du lịch gắn kết với bảo vệ môi trường tại xã Việt Hải

Ghi chú:

a) Hệ thống đèn đường chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời

b) Người dân tiếp cận và sử dụng túi nilon phân hủy sinh học và ống hút thân thiện với môi trường

c) Người dân tích cực thu gom pin thải để đem đi xử lý đúng quy định d) Hoạt động thu gom rác thải thường xuyên và hiệu quả hơn

c. Xây dựng các quy chế hoạt động mô hình du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch sinh thái - văn hóa, trong đó nhấn mạnh sự phát triển của cộng đồng địa phương, cho phép người dân có quyền tham gia và kiểm soát lớn hơn đối với sự vận hành và phát triển du lịch tại địa phương, đồng thời họ cũng được chia sẻ nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch.

Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, tuy nhiên nếu không có các biện pháp quản lý tốt thì Du lịch cộng đồng cũng dễ gây ra nhiều nguy cơ như tăng chi phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng ồn….Ngoài ra cũng cần phải tính đến các

nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm, việc đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa.v.v....

Chính vì vậy Ban quản lý Du lịch cộng đồng xã Việt Hải được thành lập là một yêu cầu cần thiết và phải thường xuyên có các hoạt động theo dõi và đánh giá để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Du lịch cộng đồng trong khi vẫn tối ưu hóa được lợi ích do Du lịch cộng đồng đem lại. Bên cạnh đó cần có xây dựng quy chế chung cho mô hình Du lịch cộng đồng trong đó cần cụ thể quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan (Cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các hộ làm du lịch, địa phương...), xây dựng quỹ bảo vệ môi trường, khuyến khích các hộ dân làm nông nghiệp, thủy sản sang hỗ trợ du lịch... Các thành viên trong cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện, quản lý hoạt động Du lịch cộng đồng thể hiện quyền sở hữu tài nguyên du lịch của cộng đồng. Họ làm chủ trong cung cấp dịch vụ du lịch, đảm bảo tính lâu bền của hoạt động du lịch. Trong khi đó, du khách có thể trải nghiệm sự đa dạng và phong tục của nền văn hóa địa phương, và tương tác với cộng đồng. Du khách và cộng đồng văn hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng.

Hình 3.8. Mô hình nhà sàn Homestay tại xã đảo Việt Hải, nhà từ vật liệu gạch, soi đã nhưng sơn giả gỗ, mô hình nhà 02 tầng tạo không gian cho khách và chủ nhà

cùng ở chung một mái nhà.

d. Mô hình nông nghiệp hữu cơ

Việt Hải có quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn so với các xã trên khu vực đảo Cát Bà, đặc biệt diện tích đất trồng lúa có độ phì cao, màu mỡ lại có nguồn nước

nhiên, thuận lợi này chuyển thành bất lợi vào mùa mưa (tập trung vào tháng 6, 7, 8) khi lượng nước mưa lớn khiến cánh đồng Việt Hải hầu hết sẽ bị ngập lụt. Do đó, các hộ dân chủ yếu trồng lúa vào vụ chiêm (cấy vào tháng 1 và gặt tháng 5 – 6). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sản lượng lúa thấp kết hợp với chi phí canh tác lớn (cày bừa, chăm bón, thu hoạch…) nên nhiều hộ dân bỏ chuyển đổi sinh kế sang đối tượng gieo trồng khác như: khoai lang, khoai sọ, lạc, bí ngô… Sự chuyển đổi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu tốt cho dịch vụ du lịch tại địa phương.

Ngoài ra, đề tài KC.08.09/16-20 đã kết nối người dân địa phương với doanh nghiệp (Công ty CPTM thực phẩm Trường Xanh) để triển khai trồng cây hồng hoa hibiscus – 1 giống cây giúp xóa đói giảm nghèo tại vùng, tỉnh thành trên cả nước. Đây là loại cây dễ trồng, có sức sống mạnh, là dược liệu quý với khả năng trị bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hạn chế nguy cơ béo phì, tai biến. Với người dân, lá cây dùng để ăn sống, nấu canh chua hoặc kho cá, quả dùng để chiết xuất trà thảo mộc, rượu vang, mứt, sirô… Các chuyên gia bên phía doanh nghiệp đã chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho nông dân làm, hướng dẫn cho nông dân từ khi giao hạt giống, trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Đồng thời cam kết với nông dân, đảm bảo đầu ra cho nông dân. Việc nhiều hộ dân bắt tay vào trồng cây hồng hoa là một tín hiệu mừng nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân, còn tạo cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch từ bốn phương.

Hình 3.9. Hồng hoa (hay hoa bụp giấm) vừa phát triển kinh tế vừa tạo cảnh quan, cải tạo diện tích hoang hóa và hoa là một loại dược liệu (10.000đ/kg).

Một mô hình hoàn toàn mới được áp dụng tại xã Việt Hải thông qua đề tài KC.08.09/16-20 là mô hình nhà khung lưới trồng rau hữu cơ. Cụ thể, người nông dân trồng các loại rau (rau muống, rau cải, bí, mồng tơi, cà chua...) trong nhà khung lưới, không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng phân bón hóa học. Thay vào đó, người nông dân trồng các loại cây có khả năng dẫn dụ hoặc xua đuổi côn trùng như: tía tô, húng, tỏi, hoa hướng dương, cúc vạn thọ,… và sử dụng phân vi sinh và phân sinh học.

Hình 3.10. Mô hình nhà lưới trồng rau hữu cơ tại xã Việt Hải

Bên cạnh đó với sự hỗ trợ của doanh nghiệp Bhaya khi xây dựng “Mô hình nông trại vì cộng đồng” năm 2017 đã giúp người nông dân có thể trồng trọt trên mảnh đất quê hương. Và các sản phẩm Rau, củ, quả trồng tại trang trại sẽ được thu mua lại để tiêu thụ trên các du thuyền thuộc Bhaya Group. Đây là cam kết đạo đức kinh doanh từ Bhaya Group và góp phần phát triển kinh tế cũng như đời sống người dân. Mô hình trên thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự phát triển chung của cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân Việt Hải.

e. Mô hình chăn nuôi gà, lợn sạch, bò

Một trong những mô hình phát triển kinh tế được đông đảo các hộ dân xã Việt Hải hưởng ứng làm theo là mô hình chăn nuôi gà, lợn sạch. Nhờ nắm vững kiến thức chăn nuôi nên các hộ dân luôn chủ động việc chọn lựa con giống, phòng bệnh, đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi đúng kỹ thuật cho đàn gà, đàn lợn. Đặc biệt thức ăn được sử dụng là thức ăn hữu cơ (thóc, gạo, lá khoai, thân cây chuối...), tránh sử dụng thức

ăn công nghiệp, không sử dụng thuốc kháng sinh. Riêng với gà được nuôi theo phương pháp thả rông trong vườn đồi nên chất lượng thịt thơm ngon. Việc phát triển mô hình chăn nuôi gà lợn sạch vừa đem lại nguồn kinh tế ổn định cho các hộ dân đồng thời đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm ngon, sạch cho người dân địa phương và khách du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)