Biến đổi và xu thế biến đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các dấu hiệu về biến đổi khí hậu trên khu vực đảo Cát Bà

3.2.3. Biến đổi và xu thế biến đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan có sự biến động mạnh

Đảo Cát Bà thuộc khu vực ven biển phía Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của tất cả các đợt không khí lạnh tràn xuống. Trong những thập kỷ gần đây, tần số fron lạnh (FRL) giảm mạnh, qua 30 năm (1986-2015) tần số FRL hằng năm giảm với tốc độ xu thế 0.0019 đợt/năm [24]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của những đợt không khí lạnh với cường độ lớn, kéo dài, gây rét đậm rét hại. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan khác cũng có sự biến động mạnh như: Bão, ATNĐ, lốc xoáy, sương mùa, hạn hán, lũ lụt v.v...

Đối với xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ), trong 30 năm trở lại đây có 242 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 7,62 cơn/năm, trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, thường tập trung vào tháng 9 hằng năm gây ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, nhất là các khu vực ven biển. Tính trung bình cho khoảng thời gian từ 1961- 1990, tần số XTNĐ xuất hiện nhiều nhất trên đoạn bờ biển Bắc Bộ, khu vực có chứa đảo Cát Bà.

Độ lệch tiêu chuẩn của tần số XTNĐ ảnh hưởng đến khu vực đảo Cát Bà là 0,24 - 1,36 cơn bão trong mùa bão.

Trong thời kì 1986 - 2015, tần suất rất khác nhau giữa các tháng. Tổng số XTNĐ trong tháng 7 lên đến 26 cơn và trong tháng 11 chỉ có 1 cơn. Điều đó cho thấy sự phân biệt rõ ràng giữa thời kì nhiều XTNĐ và thời kì rất ít bão.

Mùa XTNĐ bắt đầu và kết thúc vào các tháng khác nhau giữa các năm, song phổ biến mùa XTNĐ cũng bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10.

XTNĐ ảnh hưởng đến đảo Cát Bà trong thập kỷ 1962 - 1970 có 17 cơn, thập kỷ 1970 -1980 là 23 cơn, trong 2 thập kỷ 1980 - 1990 và 1990 - 2000 số XTNĐ có xu hướng giảm chỉ còn 13 cơn đến thập kỷ 2001 - 2010 là 18 cơn.

Mực nước biển dâng.

Cùng với xu thế chung của thế giới và Việt Nam, mực nước biển tại khu vực đảo Cát Bà có sự biến động rõ rệt. Theo số liệu quan trắc tại Hòn Dáu (đại diện khu vực

biển phía Bắc) mực nước biển đã dâng lên 20cm trong khoảng 50 năm qua [2,3]. Điều này phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

Mực nước biển trong khu vực đảo Cát Bà được tính theo số liệu quan trắc tại trạm Hòn Dáu. Theo đó, mực nước biển trung bình năm có xu hướng tăng 3,88 mm/năm trong thời kì 1975-2007, mực nước biển cao nhất năm có xu hướng tăng 5,6 m/năm, mực nước biển thấp nhất năm tăng 2,15 mm/năm. So sánh thời kì gần đây (1991-2007) với thời kì trước (1975-1990), mực nước biển trung bình năm tăng 7,2 cm, mực nước biển cao nhất năm tăng 7,8 cm, mực nước biển thấp nhất năm tăng 2,7 cm.

Hình 3.5. Mực nước biển tại trạm Hòn Dáu qua các năm 1975-2007

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc)

Tóm lại qua kết quả phân tích trên, khu vực nghiên cứu có sự biến động và biến đổi nhất định về khí hậu thời tiết, được biểu hiện qua sự tăng lên của nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả khu vực, sự biến động không đồng nhất của lượng mưa và tần suất gia tăng hoặc giảm đi của một số hiện tượng thời tiết cực đoan; sự dâng cao của mực nước biển. Đây là những biểu hiện cụ thể của BĐKH tại khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)