Kịch bản biến đổi khí hậu trên khu vực đảo Cát Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các dấu hiệu về biến đổi khí hậu trên khu vực đảo Cát Bà

3.2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu trên khu vực đảo Cát Bà

Theo công bố của Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2016, kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng cho 7 khu vực khí hậu trong cả nước và kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho toàn Việt Nam. Kịch bản BĐKH tại Việt Nam được xây dựng dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính được công bố bởi IPCC bao gồm kịch bản phát thải cao (A2, A1FI), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải thấp (B1).

Theo khuyến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam trong đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng B2 được khuyến nghị sử dụng

trong việc đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.

Theo đó, kịch bản BĐKH bao gồm kịch bản về biến đổi nhiệt độ, lượng mưa cho đảo Cát Bà được sử dụng từ kịch bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, kịch bản BĐKH của thành phố Hải Phòng đang trong quá trình xây dựng, đây là nguồn số liệu rất tốt cho việc đánh giá và dự báo tác động của BĐKH đối với đảo Cát Bà [2].

Bảng 3.13. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) tại vùng biển Móng Cái – Hòn Dáu

Khu vực biển Các mốc thời gian theo thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Móng Cái – Hòn Dáu 7-8 11-12 15-17 20-24 25-31 31-38 36-47 42-55 49-64

Nguồn: Kịch bản BĐKH Việt Nam 2016

Bảng 3.14. Nguy cơ ngập tại huyện Cát Hải, Hải Phòng

Huyện Diện tích (ha)

Nguy cơ ngập (% diện tích) ứng với mực nước biển dâng

50cm 60cm 70cm 80cm 90cm 100cm

Cát Hải 8268 2,89 3,41 3,85 4,36 5,19 5,93

Nguồn: Kịch bản BĐKH Việt Nam 2016

Có thể thấy, trong nửa đầu thế kỉ, các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển tăng chậm hơn so với nửa cuối thế kỉ. Theo kết quả được công bố, vào giữa thế kỉ 21, nhiệt độ có thể tăng lên 1,3°C, lượng mưa tăng từ 2,3% và mực nước biển dâng lên 24 cm so với thời kì 1980-1999. Vào cuối thế kỉ 21, nhiệt độ có thể tăng lên từ 2,5°C, lượng mưa tăng lên khoảng 4,4% và mực nước biển dâng lên từ 60cm, diện tích đất bị mất là 3,41%. Trong trường hợp mực nước biển dâng 100 cm (theo kịch bản phát thải cao), khoảng 30,2% diện tích của thành phố Hải Phòng có nguy cơ bị ngập và riêng huyện Cát Hải (gồm đảo Cát Bà) có nguy cơ bị mất gần 6% diện tích đất tự nhiên (Bảng 3.14).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)