Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các dấu hiệu về biến đổi khí hậu trên khu vực đảo Cát Bà

3.2.1. Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình có sự biến động rõ rệt và có xu thế tăng trong những thập kỷ gần đây

Nằm ở vị trí đảo Đông Bắc của cả nước, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc khu vực đảo Cát Bà có điều kiện khí hậu tương tự khu vực đảo Hòn Dáu, Hải Phòng (số liệu đo đạc tại trạm khí tượng Hòn Dáu). Bởi vậy khi nghiên cứu BĐKH của Cát Bà, tác giả phân tích sự BĐKH đang diễn ra tại trạm Hòn Dáu, trạm

Phù Liễn làm căn cứ. Tác động của mùa đông lạnh ở đây biểu hiện qua sự hiện diện và rút ngắn dần của thời kỳ mùa đông lạnh, tại đây chỉ còn 2 tháng lạnh (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm ở trạm Phù Liễn và Hòn Dấu (ºC)

Stt Tên trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

1 Phù Liễn 16,6 17,1 19,4 23,2 26,4 28,3 28,4 28,0 27,0 24,7 21,6 18,0 23,2 2 Hòn Dáu 17,4 17,5 19,5 23,4 27,1 28,9 29,2 28,8 27,8 25,7 22,5 19,0 23,9

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc)

Sự biến động về nhiệt độ ở khu vực được thể hiện rõ qua độ lệch tiêu chuẩn (Bảng 3,4). Trong thời kỳ 1986-2015, ở trạm Hòn Dáu, độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trung bình năm có trị số 0,5-0,4C. Các tháng mùa đông độ lệch tiêu chuẩn lớn hơn các tháng mùa hè, độ lệch cao nhất là vào tháng 2 (1,7-2,0C) và thấp nhất là vào tháng 6 (0,5-0,6C). Như vậy, yếu tố nhiệt độ có sự biến động xung quanh giá trị trung bình trên toàn khu vực, mùa đông nhiệt độ biến động mạnh hơn, mùa hè nhiệt độ ít biến động hơn.

Bảng 3.4. Độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại trạm Phù Liễn và trạm Hòn Dáu (ºC)

Stt Tên trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

1 Phù Liễn 1,2 1,8 1,3 1,2 0,7 0,5 0,6 0,5 0,6 0,7 0,9 1,0 0,4 2 Hòn Dáu 1,2 1,7 1,4 1,2 0,7 0,5 0,6 0,5 0,6 0,7 1,0 1,3 0,5

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc)

Biến trình độ lệch nhiệt độ không khí trung bình từng năm so với mức trung bình của chuỗi đều cùng âm hoặc cùng dương ở tất cả các trạm, thể hiện sự tác động của cùng một chế độ hoàn lưu.

Hình 3.2. Đồ thị độ lệch của TN năm tại trạm Hòn Dáu [36]

Độ lệch dương cực đại từ 0,7- 1,1C vào năm 1991 và 2003 ở hai trạm. Độ lệch âm cực đại từ -0,7 đến -1,1C vào năm 1989 ở tất cả các trạm (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Biến động của nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 1986 – 2015 Stt Trạm Độ lệch (+) max (C) Năm xuất hiện Độ lệch (-) max (C) Năm xuất hiện 1 Hòn Dáu 1,0 (0,9) 1991 -1,1 1989 2 Phù Liễn 1,0 2003 -0,7 1989

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc)

Về xu thế biến đổi của yếu tố nhiệt độ, kết quả thống kê qua 30 năm cho thấy ở tất cả các trạm trong khu vực nhiệt độ không khí trung bình năm đều tăng (Bảng 3.6). Nhìn chung so với thập kỷ đầu nhiệt độ thập kỷ cuối tăng 0,5C. So với thời kỳ chuẩn, nhiệt độ trung bình năm 30 năm gần đây ở tất cả các nơi đều tăng, mức tăng đồng loạt là 0,2C và nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ gần đây nhất còn tăng cao hơn nữa, đạt khoảng 0,4C.

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng mùa đông - tháng 1 trong 3 thập kỷ đều tăng lên, tăng từ 0,2 – 0,4C. So với trung bình thời kỳ chuẩn (1971-2000): Nhiệt độ trung bình 30 năm của tháng 1 tăng khoảng 0,1- 0,3C; Nhiệt độ thập kỷ cuối tăng khoảng 0,1- 0,2C.

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng mùa hè có sự biến động không đồng nhất ở vùng nghiên cứu, trong 30 năm nhiệt độ không khí trung bình tháng 7 có sự giảm ở hai trạm: Hòn Dáu (-0,1C), Phù Liễn (-0,1C). So với thời kỳ chuẩn: Nhiệt độ trung bình tháng 7 thời kỳ nghiên cứu hoặc không đổi hoặc tăng ít, chỉ là 0,1C. Nhiệt độ thập kỷ cuối ở phần lớn các trạm đều tăng, tăng 0,1-0,5C.

Bảng 3.6. Nhiệt độ trung bình năm (TN ), nhiệt độ trung bình tháng I (TI ), nhiệt độ trung bình tháng VII (TVII), trong 3 thập kỷ gần đây tại trạm Hòn Dáu (ºC)

Đặc

trưng Trạm

TKC 1971- 2000

Thời kỳ nghiên cứu: 1986-2015 So sánh các thời kỳ

TB30n TK1 TK2 TK3 ΔTK3-TK1 ΔTB30n-TBC ΔTK3-TBC N T Phù Liễn 23,0 23,2 23,0 23,3 23,5 0,5 0,2 0,5 Hòn Dáu 23,7 23,9 23,6 24,0 24,2 0,5 0,2 0,5 I T Phù Liễn 16,3 16,6 16,2 16,7 16,5 0,3 0,3 0,2 Hòn Dáu 17,1 17,4 17,1 17,6 17,3 0,2 0,3 0,2 VII T Phù Liễn 28,4 28,4 28,6 28,4 28,5 -0,1 0 0,1 Hòn Dáu 29,1 29,2 29,4 29,1 29,3 -0,1 0,1 0,2

Ở đây: TKC- Trung bình thời kỳ chuẩn 1971-2000; TB30n - Trung bình thời kỳ nghiên cứu; TK1, TK2 và TK3 - Trung bình các thập kỷ: 1986-1995; 1996-2005 và 2006-2015. (Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc)

Xu thế tăng lên của nhiệt độ không khí trung bình từ 1981- 2010 được thể hiện rõ nhất qua các phương trình xu thế (Bảng 3.7, Hình 3.3). Phương trình xu thế của nhiệt độ trung bình năm, trung bình tháng I, trung bình tháng VII đều có hệ số a > 0, tức nhiệt độ không khí trung bình năm, tháng I và tháng VII đều tăng theo chuỗi thời gian từ 1986- 2015. Trị số của hệ số biến thiên a chính là giá trị mức tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm.

Bảng 3.7. Phương trình xu thế của nhiệt độ trung bình ở các trạm khí tượng

Stt Trạm TN

I

T TVII

1 Phù Liễn y = 0,0212x + 22,924 y = 0,0155x + 16,250 y = -0,0015x + 28,483 2 Hòn Dáu y = 0,0265x + 23,536 y = 0,0118x + 17,130 y = 0,0026x + 29,207

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc)

Hình 3.3. Biến trình nhiều năm TNvà các đường xu thế ở trạm Hòn Dáu, trạm Phù Liễn (Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc)

Như vậy, từ kết quả trên cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình có sự biến động mạnh trong chuỗi thời gian và có xu hướng tăng lên. Mức tăng trung bình từ 0,2C/ thập kỷ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân trên đảo cát bà, thành phố hải phòng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)