Một số hoạt động kinh tế chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang ma của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 27 - 31)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CƢ DÂN

1.2. Về cƣ dân

1.2.3. Một số hoạt động kinh tế chính

1.2.3.1. Nông nghiệp

Do môi trường sống, không gian sinh tồn là các thung lũng dưới chân núi nên người Tày ở huyện Trùng Khánh nói riêng và người Tày nói chung từ bao đời nay đã có truyền thống làm ruộng nước. Từ xa xưa họ đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như đào mương, đắp phai, bắc máng, làm cọn để đưa nước về ruộng. Ngoài trồng lúa nước, người Tày còn biết làm nương rẫy, trồng lúa, ngô, sắn, khoai, lúa mì, mạch ba góc và các loại hoa màu khác.

Cùng với việc làm ruộng và làm nương rẫy, trong những năm gần đây làm vườn trồng các loại cây ăn quả như mận, lê, hạt dẻ, trồng mía, thuốc lá và các loại rau xanh cũng được người Tày ở huyện Trùng Khánh chú trọng. đặc biệt là các xã ở gần thị trấn như Đình Minh, Cao Thăng, Đức Hồng, Chí Viễn, Phong Nậm, v.v… Ngoài việc góp phần thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm, làm vườn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kinh tế cho cư dân.

Trên diện tích ruộng ở thung lũng, chân núi người dân không chỉ gieo trồng 1 vụ mà còn trồng nhiều vụ: vụ mùa hè thu đồng bào thường trồng lúa, ngô, đỗ tương, v.v…; vụ mùa đông xuân thường trồng khoai, sẵn, thuốc lá, đỗ tượng, mạch, v.v…; bên cạnh đó cũng trồng các vườn rau, mía, v.v…

Theo Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh, tổng diện tích gieo trồng các loại cây vụ đông xuân của huyện là 5.358ha. Trong đó, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 4.136,5ha; diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lá 366,63ha, mía nguyên liệu 7ha, sắn 369,38ha. Tổng sản lượng lương thực vụ đông xuân đạt 14.801,3 tấn; sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày: thuốc lá đạt 610,95 tấn, đỗ tương đạt 150,1 tấn.

Như vậy, ngoài truyền thống trồng cây lúa nước, nhân dân huyện Trùng Khánh cũng đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh việc trồng trọt, người Tày ở huyện Trùng Khánh cũng có truyền thống chăn nuôi các loại gia súc như: trâu, bò, ngựa, dê, lợn để cung cấp sức kéo và phân bón cho nông nghiệp, các loại gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, v.v…vừa cung cấp nguồn thực phẩm vừa là nguồn thu nhập kinh tế khi đem bán ở thị trường.

Bảng 1: Số lượng vật nuôi của huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

STT Tên vật nuôi Số lượng (con)

1 Trâu 15.141 2 Bò 8.410 3 Lợn 46.410 4 Ngựa 2.875 5 Dê 8.443 Tổng 81.279

(Nguồn : UBND huyện Trùng Khánh; Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế 6 tháng 2014)

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngày nay, nhiều gia đình đã có vườn rau, vườn cây ăn quả, vườn cây lấy gỗ, ao cá, v.v… theo mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với hoạt động nông nghiệp trên, ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp, người Tày ở huyện Trùng Khánh còn có sản phẩm đem bán trên thị trường lấy tiền mua các sản phẩm họ không tự sản xuất được. Và, quan trọng hơn, các hoạt động kinh tế nông nghiệp kể trên còn giúp họ chủ động trong việc tổ chức tang ma bằng chính các sản vật mà tự mình làm ra.

1.2.3.2. Thủ công nghiệp

Xưa kia, các nghề thủ công truyền thống của người Tày khá phát triển như: nghề làm gốm, nghề rèn, nghề dệt, v.v… đã đạt đến trình độ kỹ thuật, thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp của cư dân. Ngày nay, sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều mặt hàng công nghiệp đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, giá cả lại phù hợp nên các nghề thủ công truyền thống đó cũng ngày càng bị mai một. Một số nghề thủ công vẫn còn được duy trì cho đến nay như đan lát: đan cót, đan thúng, bồ đựng thóc, sọt, rổ rá, v.v…hay nghề mộc: làm cày, bừa, đóng bàn, ghế, giường, tủ, v.v… Chế biến thực phẩm: làm các loại tương, nấu rượu v.v...đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân, một phần nhỏ được đem ra trao đổi buôn bán trên thị trường.

Bên cạnh các hoạt động kinh tế kể trên, việc hái lượm, đánh cá, săn bắt cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sinh hoạt của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Các loại rau, củ, quả, v.v… thu hái từ rừng không những là nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp cho các bữa ăn hàng ngày mà còn trở thành hàng hóa để trao đổi như: măng, mộc nhĩ, nấm hương, v.v… Ngoài việc

hái lượm ở trên rừng cùng với săn bắt nhỏ lẻ, việc kiếm nhặt các nguồn thức ăn ở dưới nước cũng được tiến hành thường xuyên như mò cua, bắt ốc, đánh bắt cá, v.v… góp phần cải thiện các bữa ăn hàng ngày.

Trên địa bàn huyện có 2 nhà máy thủy điện: nhà máy thủy điện Thoong Gót và nhà máy thủy điện Đàm Thủy. Có các mỏ mangan như mỏ bản Piên thuộc xã Phong Châu với diện tích 237,6ha; mỏ Rọng Tháy thuộc xã Trung Phúc với diện tích 6ha; mỏ bản Khuông ở xã Thông Huề 14,54ha [41, tr. 844] và nhiều mỏ quặng khác. Việc khai thác đá, sản xuất gạch cũng được hình thành ở nhiều xã góp phần cung ứng nguồn vật tư trong xây ngành xây dựng.

1.2.3.3. Thương mại và dịch vụ

Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa cũng khá phát triển thông qua các phiên chợ như: chợ Trùng Khánh, chợ Thông Huề, chợ Lũng Đĩnh (Đình Phong), chợ Pò Peo (Ngọc Khê), chợ Pò Tấu (Chí Viễn), chợ Bản Rạ, chợ mốc biên giới 53 (Đàm Thủy). Đặc biệt, hoạt động thông thương với nước bạn Trung Quốc qua cửa khẩu và các tiểu ngạch khác cũng diễn ra mạnh mẽ, cùng với hoạt động mua bán, giao lưu kinh tế, chợ còn là nơi giao tiếp xã hội, sinh hoạt văn hóa của người Tày trong huyện với các đồng bào dân tộc anh em khác.

Trùng Khánh là một huyện miền núi ngoài những bản sắc dân tộc truyền thống còn lưu giữ cho đến ngày nay, địa bàn huyện còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho nhiều phong cảnh đẹp có giá trị trong việc khai thác phát triển du lịch. Nổi tiếng nhất là khu du lịch Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao nằm trên địa phận vùng biên thuộc xã Đàm Thủy. Trong nhiều năm gần đây đã thu hút được đông đảo khách du lịch nội địa và nước ngoài. Góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang ma của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)