Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 38 - 40)

B. NỘI DUNG

1.5. Kế toán chi phí sản xuất trong các đơn vị kinh doanh xây lắp

1.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

1.5.2.1. Nguyên tắc

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công việc xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ trong mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay công nhân thuê ngoài [5; tr.281].

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp phải tôn trọng những quy định sau:

- Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương.

Trong doanh nghiệp xây lắp áp dụng hai hình thức lương chủ yếu là tính lương theo thời gian (ngày công) và tính lương theo công việc giao khoán.

- Tính lương theo thời gian: là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo ngày, theo giờ, theo tháng.

Với việc tính lương, trả lương cho người lao động theo thời gian thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động và căn cứ vào mức lương thỏa thuận ban đầu giữa doanh nghiệp với người lao động, bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ.

Hàng ngày, căn cứ vào tình hình thực tế, người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng lao động. Cuối tháng, Bảng chấm công sẽ được người chấm công và phụ trách bộ phận ký duyệt rồi chuyển bảng chấm công và các chứng từ khác có liên quan tới phòng kế toán để kiểm tra, tính toán tiền lương, lập bảng thanh toán tiền lương rồi hạch toán vào đối tượng chịu chi phí.

Với hình thức tính lương theo thời gian này thì việc tính lương thực tế sẽ được áp dụng như sau:

Mức lương

ngày =

Mức lương tháng theo cấp bậc x Hệ số các loại phụ cấp Số ngày làm việc theo chế độ trong 1 tháng (26 ngày) Tiền lương tháng = Mức lương ngày x Số ngày làm việc trong tháng

- Tính lương theo công việc giao khoán: Lương khoán là hình thức hưởng lương hưởng trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này có thể theo thời gian (giờ), hay trên đơn vị sản phẩm, giai đoạn công việc hoặc công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

Trong việc trả lương khoán, người sử dụng lao động phải xác định một tỷ lệ hay đơn giá khoán phù hợp, có tính khuyến khích và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Người có trách nhiệm phải theo dõi ngày công lao động của công nhân thông qua bảng chấm công để làm căn cứ chia lương. Đồng thời, đặt ra các mức hoàn thành công việc khác nhau và ở mỗi mữa cao hơn sẽ có tỷ lệ khoán cao hơn có thể kèm tiền thưởng bổ sung nhằm phát huy tối đa năng lực và khuyến khích người lao động đạt được thành tích cao hơn trong công việc.

Khi công trình đã hoàn thành, người phụ trách cùng với cán bộ kỹ thuật nghiệm thu khối lượng công việc giao khoán, lập bảng thanh lý hợp đồng rồi

chuyển các chứng từ liên quan tới phòng kế toán để tính lương và hạch toán chi phí. Tùy theo từng hợp đồng mà tiền lương được trả trong một hoặc nhiều kỳ.

Tiền lương được tính theo công thức sau: Tiền lương

phải trả =

Tỷ lệ % hoàn thành

công việc x Đơn giá tiền lương Tiền lương tính theo công việc giao khoán có thể tính cho từng công nhân hoặc tính chung cho một nhốm công nhân, khi đó, tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau:

Tiền lương của từng công nhân =

Tiền lương của cả nhóm

x Số ngày công của từng công nhân Tổng số ngày công của cả nhóm

1.5.2.2. Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công - Bảng tính lương

- Bảng thanh toán tiền lương và BHXH

1.5.2.3. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng của bộ máy quản lý doanh nghiệp.

1.5.2 .4. Trình tự hạch toán

Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ nằm trong Phụ lục 2 [10].

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)