B. NỘI DUNG
1.7. Tính giá thành công trình xây lắp
Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Nó mang tính chất thuần túy kỹ thuật, tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá
thành. Trong kinh doanh xây lắp, đối tượng tính giá thành thường là hạng mục công tình, toàn bộ công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành.
Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho nhiều đối tượng.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, trong các doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp)
Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và các tính đơn giản, dễ dàng thực hiện.
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.
Giá thành thực tế của công trình = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ - Phương pháp tỷ lệ
Trong trường hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn vị thi công, kế toán có thể căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình và chi phí sản xuất cho cả nhóm để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
- Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra các bộ phận sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối
tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Theo phương pháp này, giá thành công trình được xác định bằng cách tổng cộng hci phí sản xuất phát sinh tại từng đội, công với chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ đi sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Giá thành công trình xây lắp được tính theo công thức sau: Z = DĐK + C1 + C2+ ... + Cn - DCK
Trong đó: C1, C2, Cn là chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình.
- Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất phát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kế hoạch giá thành. Nội dung của phương pháp này cụ thể như sau:
- Căn cứ vào mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí được duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức.
- So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Tập hợp thường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức:
Giá thành thực tế của công trình xây lắp = Giá thành định mức sản phẩm +/- Chênh lệch do thay đổi định mức - Chênh lệch so với định mức Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. Tuy nhiên, để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức được hệ thống định mức tương đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác và chặt chẽ.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp
2.1.1. Một số thông tin chung về công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp - Tên giao dịch: ELM CO.,LTD
- Mã số thuế: 2600307854
- Địa chỉ: Số nhà 2407-2409, đường Hùng Vương, phường Nông Trang, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại: 0210.384.9163
- Người đại diện: Nguyễn Thị Thu Hương - Chức vụ: Giám đốc
- Tài khoản: 4281 000 000 1666 tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hùng Vương - PGD Nông Trang.
1140 0009 8175 tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng - PGD Văn Lang.
0801 000 200 688 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ.
- Vốn điều lệ: 23.000.000.000 VND - Ngày bắt đầu hoạt động: 26/02/2004
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp là công ty TNHH, có tư cách pháp nhân riêng, có tài khoản riêng thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình hình thành và phát triển từ khi còn là cửa hàng vật liệu điện, công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
2.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1994 đến trước năm 2004
Tiền thân của công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp là cửa hàng vật liệu điện Đức Hương được thành lập năm 1994, làm nhiệm vụ cung cấp vật tư thiết bị điện và các trang thiết bị phục vụ cho nhân dân trong tỉnh và một số địa phương lân cận. Trong khoảng thời gian này, cửa hàng đã không ngừng lớn mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu thiết bị điện cho các công trình xây dựng của người dân và nhiều công trình có quy mô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.1.2.2. Từ năm 2004 đến nay
Đứng trước xu thế phát triển của nền kinh tế, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh, đồng thời để tạo ra tiền đề cho sự lớn mạnh hơn nữa nhằm mục tiêu giải quyết và nâng cao hơn nữa mức sống cho người lao động tại cửa hàng. Đến tháng 2 năm 2004, cửa hàng trở thành “Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp” theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 1802 000 374 ngày 26 tháng 2 năm 2004 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
Qua hơn 15 năm hoạt động, công ty đã mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức kinh doanh, không ngừng nghiên cứu thị trường. Công ty không chỉ tập trung nguyên mảng thương mại là kinh doanh các trang thiết bị điện, mà còn tiến hành nhận thầu các công trình thủy lợi, các công trình điện công nghiệp, các trạm biến áp, thi công các công trình dân dụng, lắp đặt sửa chữa các tủ điện công nghiệp,… Công ty đã và đang phấn đấu không ngừng để trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong tương lai gần và ở khu vực miền núi phía Bắc trong tương lai không xa.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.3.1. Chức năng của công ty
Chức năng chủ yếu của công ty TMHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp là xây dựng các công trình dân dụng điện công nghiệp, thủy lợi và bán lẻ, bán buôn các mặt hàng thiết bị điện, vật tư, phục vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Thông qua đó:
- Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường - Tăng thu cho ngân sách nhà nước - Đảm bảo đời sống cho người lao động
2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty
Công ty có nhiệm vụ thực hiện tốt các chính sách cơ chế quản lý của Nhà nước, địa phương, thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký về thời gian, tiêu chuẩn, quy trình kĩ thuật và chiu trách nhiệm về chất lượng của công trình, bảo hành công trình theo quy chế xây dựng cơ bản.
Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng thi công công trình, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống về tinh thần cho người lao động.
Kiểm tra giám định chất lượng công trình xây dựng, xác định nguyên nhân và thiết kế sửa chữa, khắc phục sự cố các công trình xây dựng, kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Quản lý khai thác có hiệu quả nguồn vốn, mở rộng thị trường, có lãi gia tăng lợi ích cho công ty, giải quyết được vấn đề lao động trước hết ở địa phương và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung.
2.1.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất, kinh doanh của công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp Điện Công Nghiệp
Hoạt động chủ yếu của công ty là lĩnh vực kinh doanh và xây dựng trạm điện, sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình xây lắp điện công nghiệp, trạm biến áp, và vật tư điện như cáp, cầu dao, cầu chì, tủ điện,… Tại trụ sở giao dịch chính công ty dùng để bán hàng, riêng xây lắp thì quá trình thi công các công trình do các đội nhận khoán trực tiếp. Khi các công trình hoàn thành, đảm bảo yêu cầu về mặt kĩ thuật, chất lượng cũng như khối lượng theo thiết kế, khi đó công ty sẽ được bên chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán.
2.1.4.1. Quy trình công nghệ xây lắp
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ xây lắp của công ty
- Quá trình sản xuất của công ty bắt đầu từ khi công ty tham gia đấu thầu hoặc được giao thầu xây dựng. Sau khi nhận nghiên cứu hồ sơ mời thầu xây lắp của khách hàng thì công ty lập hồ sơ dự thầu gồm: đơn xin dự thầu, thuyết minh về giá, bố trí nhân sự,… gửi cho đơn vị giao thầu. Khi trúng thầu hoặc được giao thầu các công trình thì hai bên sẽ thảo hợp đồng để thỏa thuận về giá trị công trình, thời gian thi công, phương thức thanh toán, bảo hành,… Hợp đồng xây lắp có hiệu lực công ty tiến hành tổ chức sản xuất. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn nên cần được lập dự toán một cách chi tiết và bao quát toàn bộ quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc mọi công việc và trong quá trình sản xuất luôn so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo.
- Giai đoạn nhận mặt bằng và thi công móng: là giai đoạn tiếp nhận mặt bằng công trình xây dựng từ bên giao thầu, tiến hành hoàn tất bản vẽ thiết kế thi công, chuẩn bị về nhân lực, về nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết để thi công công trình. Quá trình thi công móng bao gồm các bước: chuẩn bị mặt bằng và giác móng, san mặt bằng, đào móng, đổ bê tông móng,…
- Lắp đặt các thiết bị và nghiệm thu quyết toán: là giai đoạn tiến hành lắp đặt hết các thiết bị cần thiết cho công trình. Khi công trình được hoàn thành thì bên giao thầu sẽ nghiệm thu công trình, hai bên sẽ tiến hành làm biên bản quyết toán cho công trình và bên giao thầu có nhiệm vụ thanh toán như trong hợp đồng đã ký kết.
Tuy nhiên đối với những công trình nhỏ hoặc hạng mục công trình không cần tham gia đấu thầu thì công ty chỉ cần gửi bảng báo giá đến khách hàng và sau đó ký kết hợp đồng và thi công công việc theo hợp đồng như đã thỏa thuận.
Đầu tư và nhận ký kết hợp đồng
Chuẩn bị mặt bằng và thi công
Lắp đặt các thết bị và nghiệm thu quyết toán
2.1.4.2. Quy trình bán hàng
Sơ đồ 2.2. Quy trình bán hàng của công ty
- Giai đoạn thỏa thuận giá cả và chủng loại: đây là giai đoạn mà nhân viên phòng kinh doanh của công ty giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Tư vấn giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đồng thời với quá trình tư vấn thông báo giá cả, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm. Kết thúc giai đoạn này là việc thỏa thuận giá cả giữa nhân viên bán hàng của công ty và khách hàng sao cho cả hai bên đều thỏa mãn.
- Giai đoạn ký kết hợp đồng và thực hiện: Khi cả hai bên đã tiến hành thỏa thuận về chủng loại và giá cả sản phẩm (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) thì giữa đại diện công ty (bên bán) và bên mua thảo hợp đồng theo đúng quy định. Bên bán tiến hành chuyển giao hàng cho bên mua theo đúng phương thức đã thỏa thuận giữa hai bên.
- Giai đoạn thanh toán và thanh lý hợp đồng: đây là giai đoạn được thực hiện vào thời điểm nào còn phụ thuộc nhiều vào điều khoản thanh toán mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng. Nhưng đa phần tiền được thanh toán khi công ty đã giao hàng đúng yêu cầu của bên mua. Hoàn tất việc thanh toán coi như hợp đồng mua bán hàng hóa đã được thực hiện xong, trừ một số thiết bị được đổi hoặc bảo trì theo đúng quy định của công ty.
2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp
Thỏa thuận giá cả và chủng loại
Hai bên thanh toán và thanh lý hợp đồng Ký kết hợp đồng
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
+ Giám đốc: là người chỉ huy trực tiếp bộ máy quản lý, các bộ phận khác của công ty. Giám đốc công ty là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước lãnh đạo công và pháp luật nhà nước. Giám đốc công ty có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Quản lý hành chính mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
- Giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
Bộ phận bán hàng Xưởng lắp đặt kho Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán Bộ phận vật tư Đội thi công Bộ phận kho
- Ký kết các hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên công ty…
+ Phó giám đốc kinh doanh:
- Quản lý xuất nhập vật tư, hàng hóa, sản phẩm.
- Giúp giám đốc quản lý mảng bán hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Kiểm soát hoạt động mạng lưới bán hàng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật:
- Giúp giám đốc quản lý nhân sự, tài chính. - Tổ chức hoạt động hành chính, quản trị.
+ Phòng kỹ thuật:
- Kiểm tra chỉ đạo trực tiếp tại công trường, phân xưởng, lắp đặt và kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của hàng hóa.
+ Phòng kế toán:
- Hạch toán và cung cấp số liệu về tình hình tài chính công ty. - Tham mưu cho giám đốc về tổ chức kế toán của công ty.
+ Phòng kinh doanh:
- Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh và đề xuất với ban lãnh đạo. - Điều động tiếp cận với thị trường cung cấp vật tư thiết bị.
- Chỉ đạo trực tiếp việc nhập xuất hàng hóa và việc chuẩn bị hàng theo các