Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành công trình xây lắp

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 67 - 69)

B. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tạ

2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành công trình xây lắp

2.2.1.1. Đặc điểm phân loại chi phí

Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại này là dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo đó, chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm bốn khoản mục chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.

2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí tại công ty

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình xây lắp. Cụ thể, trong bài khóa luận, em sẽ nghiên cứu việc tập hợp chi phí sản xuất công trình: “Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá QSD đất tại khu vực Đồng Vệ Lầy,

xã Sông Lô, thành phố Việt Trì - Phần điện”

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Cụ thể, các phương pháp này được hiểu như sau:

+ Các chi phí trực tiếp nếu phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó.

Ví dụ: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công (thuê ngoài).

+ Các chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều công trình thì kế toán sẽ tập hợp và cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ chi phí đó theo những tiêu thức thích hợp. Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ.

Tuy vậy, năm 2019, kế toán không tiến hành trích khấu hao TSCĐ do toàn bộ TSCĐ dùng cho thi công công trình đã khấu hao hết. Do đó, tại thời điểm nghiên cứu, các khoản chi phí phát sinh liên quan đến thi công công trình đang được tập hợp trực tiếp.

Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, công ty đã sử dụng các TK 621 - chi phí NVLTT, TK 622 - chi phí NCTT, TK 623 - chi phí sử dụng MTC, TK 627 - chi phí SXC. Đến cuối kỳ, tổng hợp chi phí và kết chuyển toàn bộ sang TK 154.

2.2.1.3. Đặc điểm công tác đánh giá thành sản phẩm dở dang

Tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp, hầu hết các hợp đồng đều quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ. Do đó,

giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ kế toán mà sản phẩm chưa hoàn thành.

2.2.1.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại công ty

Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp đã xác định:

- Đối tượng tính giá thành: là các công trình, hạng mục công trình mà công ty tiến hành xây lắp. Cụ thể, trong bài khóa luận, công trình được tính giá thành là

“Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá QSD đất tại khu vực Đồng Vệ Lầy, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì - Phần điện”

- Kỳ tính giá thành: chính là thời điểm các công trình, hạng mục công trình hoàn thành và ban giao đưa vào sử dụng.

- Phương pháp tính giá thành: đối tượng hạch toán chi phí tại công ty là các công trình, hạng mục công trình vì vậy để thuận lợi cho công tác tính giá thành tại công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là giản đơn). Theo đó, giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành được tính theo công thức:

Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp cuối kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 67 - 69)