Giao diện nhập liệu kết chuyển CP SD MTC sang CPSXKD DD

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 87 - 91)

Để kiểm tra, nhấn “In”, chọn “Chứng từ kế toán” (Phụ lục 30).

Sau khi hoàn thành việc nhập liệu chứng từ, phần mềm sẽ tự động vào các sổ kế toán như: Sổ NKC, sổ chi tiết TK 623 (Phụ lục 31), sổ cái TK 623 (Phụ

lục 32).

Muốn xem các loại sổ này, kế toán tiến hành các thao tác tương tự như đối với việc xem sổ chi tiết TK 621 đã trình bày ở phần trên.

Từ sổ chi tiết tài khoản 623 công trình “Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá QSD đất tại khu vực Đồng Vệ Lầy, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì - Phần điện” quý III năm 2019, ta thấy tổng chi phí sử dụng máy thi công của công trình này là 17.500.000 đồng.

2.2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung

a. Đặc điểm chi phí sản xuất chung tại công ty

Tại công ty có những chi phí liên quan đến sản xuất chung như: các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp sản xuất; tiền lương và các khoản trích

theo lương của nhân viên quản lý đội, nhân viên bảo vệ; chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội; chi phí vận chuyển vận chuyển vật tư, thiết bị, chi phí điện nước,…

Tuy nhiên, công ty chỉ hạch toán vào tài khoản 627 các khoản chi phí gồm: chi phí vận chuyển vận chuyển vật tư, thiết bị từ kho đến chân công trình. Còn một số các khoản chi phí phát sinh đáng lẽ nên đưa vào tài khoản 627 mà công ty lại đang hạch toán vào các tài khoản khác. Ví dụ: Công ty tiến hành hạch toán tiền lương nhân viên quản lý và nhân viên bảo vệ công trình vào tài khoản 622, hay trích các khoản theo lương nhân viên công trình vào chi phí vào tài khoản 642. b. Chứng từ sử dụng

- Hợp đồng kinh tế - Hóa đơn GTGT c. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để phản ánh và hạch toán các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tại công ty.

d. Phương pháp hạch toán

Tài khoản 627 ở công ty hiện nay đang theo dõi các khoản chi phí sau:

Thứ nhất: Chi phí nhân công lắp đặt tủ điện phát sinh ở bộ phận phân xưởng. Thứ hai: Chi phí sản xuất chung của các công trình, hạng mục công trình đang

thi công. Những chi phí này được theo dõi trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.

Về lý thuyết, chi phí khấu hao của những tài sản cố định dùng cho hoạt động thi công công trình sẽ được tập hợp vào tài khoản 627. Cuối kỳ sẽ phân bổ chi phí này cho từng công trình theo tiêu thức hợp lý. Tuy nhiên, trong phạm vi thời gian nghiên cứu, những TSCĐ nói trên đã khấu hao hết. Vì vậy, tài khoản 627 không xuất hiện những khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho thi công công trình.

* Hạch toán chi phí nhân viên

Như đã đề cập trong mục “Đặc điểm chi phí sản xuất chung tại công ty”, công ty đang tiến hành hạch toán chi phí lương nhân viên quản lý công trình, nhân viên bộ phận bảo vệ vào tài khoản 622 thay vì tài khoản 627.

Công ty cũng đang tiến hành hạch toán các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý đội, nhân viên bảo vệ vào tài khoản 642 thay vì tài khoản 627.

Em sẽ nêu ra căn cứ của nhận định trên, từ đó phân tích rõ hơn ảnh hưởng của việc hạch toán này trong mục Hạn chế của đề tài.

* Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ

Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng (Khấu hao đều) và tính khấu hao cho từng tháng.

Mức khấu hao năm =

Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng tài sản

Mức khấu hao tháng =

Mức khấu hao năm 12

Cuối tháng, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng công trình theo tiêu thức: Mức khấu hao tháng cho

1 công trình =

Mức khấu hao tháng

Số công trình thi công trong tháng Trong đó:

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí liên quan

Công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp có sử dụng các tài sản như: Xe nâng 1.5 tấn, xe tải,… để tiến hành thi công công trình. Những tài sản này đều được đầu tư mua sắm từ năm 2008 trở về trước, thời hạn trích khấu hao dài nhất trong danh sách TSCĐ dùng cho bộ phận phân xưởng tại công ty là 84 tháng, tức đã khấu hao hết (Phụ lục 33). Tuy vậy, những loại tài sản này vẫn

hoạt động tốt, công ty vẫn tiếp tục sử dụng bình thường nhưng không tiến hành trích khấu hao.

* Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài

Ở công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp, thông thường khi tiến hành thi công công trình sẽ phát sinh một số chi phí dịch vụ mua ngoài như: thuê vận chuyển thiết bị từ kho đến chân công trình, tiền điện, nước phục vụ công trình. Đối với công trình “Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá QSD đất tại khu vực Đồng

Vệ Lầy, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì - Phần điện”, công ty tiến hành đấu

điện, nước của những hộ dân lân cận, sau đó trả cho họ số tiền trị giá 1.500.000 đồng. Tuy vậy, khoản chi trả này thực chất không có hóa đơn, chứng từ minh chứng, cho nên không được ghi nhận vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

Khi phát sinh chi phí như: chi phí thuê ngoài để vận chuyển thiết bị (Ví dụ: thuê cẩu vận chuyển vào ngày 14/08), căn cứ vào hóa đơn GTGT (Phụ lục

34), và các chứng từ có liên quan: giấy đề nghị thanh toán (Phụ lục 35), kế toán

tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo trình tự như sau:

Bước 1: Mở phần mềm Easy Accounting 2.5 trên máy vi tính. Khi đó, màn hình sẽ hiện lên giao diện của phần hành.

Bước 2: Trên giao diện, chọn phân hệ “Chứng từ” sau đó vào “chứng từ chi tiền mặt” và chọn “Mới”

Bước 3: Màn hình lúc này sẽ hiện lên cửa sổ làm việc yêu cầu nhập các thông tin cần thiết.

Bước 4: Kế toán tiến hành nhập toàn bộ các thông tin - Số chứng từ: 202/19PC

- Ngày chứng từ: 14/08/2019 - Ngày hạch toán: 14/08/2019

- Diễn giải: Thanh toán tiền cẩu + vận chuyển CT HTKT để giao QSD đất tại Khu vực Đồng Vệ Lầy

Chi tiết công trình 148 - Đấu giá QSD đất tại khu vực Đồng Vệ Lầy, xã Sông Lô, Việt Trì (Số tiền: 15.000.000)

+ TK 1331 (Số tiền 1.500.000) - Tài khoản có: TK 1111 (Số tiền: 16.500.000) - Kết thúc việc nhập liệu kế toán, chọn “Ghi”.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 87 - 91)