Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 104 - 121)

B. NỘI DUNG

3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản

xuất và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Công Nghiệp

3.2.1. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty dưới góc độ kế toán tài xuất và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty dưới góc độ kế toán tài chính

3.2.1.1. Nhóm giải pháp về quản lý chứng từ, sổ sách

- Các chứng từ phát sinh cần được tập hợp ngay về phòng kế toán tránh tình trạng ùn về thời điểm cuối kỳ, như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình tập hợp và hạch toán của kế toán viên. Để khắc phục tình trạng này kế toán cần:

+ Quy định cụ thể về thời hạn giao nộp chứng từ. Khi đặt ra thời hạn giao nộp chứng từ sẽ khiến các bộ phận sẽ giao trả chứng từ về phòng kế toán đầy đủ và nhanh chóng tạo thuận lợi cho kế toán trong việc tập hợp và hạch toán từng khoản mục.

+ Có những biện pháp cứng rắn để yêu cầu các bộ phận tuân thủ quy định trên như phạt hành chính, trừ lương,…

3.2.1.2. Nhóm giải pháp về nâng cao trình độ công nhân viên

- Để nâng cao trình độ tay nghề người lao động, công ty cần chủ động và có những biện pháp cụ thể, chính sách ưu đãi riêng như: áp dụng chính sách khen thưởng để thu hút người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc cho công ty. Đồng thời, vì tình hình lao động ngày càng khan hiếm, công ty nên có kế hoạch ký hợp đồng dài hạn với một số người lao động có trình độ tay nghề cao thay vì sử dụng nhân công thuê ngoài.

- Phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo thêm để người lao động có điều kiện củng cố tay nghề, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc, công ty nên cử nhân viên đi đào tạo chuyên môn để giúp công ty có những dự toán hợp lý nhất, tăng cường khả năng cạnh tranh với đối thủ.

- Công ty nên cử một số kế toán tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán để nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn cũng như kịp thời cập nhật những thay đổi mới.

3.2.1.3. Nhóm giải pháp về chi phí NVL trực tiếp

- Như đã đề cập trong phần hạn chế của đề tài, việc áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ như hiện tại sẽ khiến cho công việc trở nên chồng chéo, khối lượng công việc dồn vào cuối quý nhiều khiến cho nguy cơ xảy ra sai sót cao. Do vậy, để đáp ứng được tính kịp thời, công ty nên áp dụng tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn sau mỗi lần nhập.

- Đối với nguyên vật liệu có giá trị nhỏ, số lượng ít thì công ty không nên nhập kho mà thực hiện mua xuất thẳng luôn cho từng công trình.

- Khi có nhu cầu xuất vật tư từ bộ phận thi công thì thủ kho cần tiến hành đối chiếu với bảng tổng hợp vật liệu để tiến hành xuất kho vật tư.

- Quản lý chặt chẽ chi phí NVL tại công trình, cần lập ra một bộ phận chuyên trách để quản lý việc cấp dùng NVL cho từng công trình, tránh tình trạng thất thoát.

- Có kế hoạch thu mua NVL cho từng công trình phù hợp. Công ty nên có những nhà cung cấp thường xuyên để có thể được cung cấp nguồn hàng phù

hợp, nhanh chóng và giá cả hợp lý hơn. Bên cạnh đó, công ty vẫn có thể tham khảo việc mua hàng ở các cơ sở bán lẻ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức sử dụng đạt hiệu quả nhất: tức là tiết kiệm chi phí xong không sử dụng vật tư rẻ tiền mà vẫn phải đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng. Công ty cũng nên thiết lập một mạng lưới các nhà cung cấp vật tư có uy tín, có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp vật tư ở mọi lúc, mọi nơi. Điều này cho phép giảm chi phí bảo quản kho bãi, giảm vốn ứ đọng mà khi cần vật tư vẫn được cung cấp đầy đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo cho việc thi công công trình.

- Để đánh giá chính xác chi phí NVL đã dùng trong kỳ, công ty nên đột xuất đi kiểm tra, giám sát công trình. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng không kiểm kê chính xác số lượng vật tư đã xuất dùng, số lượng vật tư còn lại dùng cho kỳ sau tại mỗi công trình, từ đó có thể đánh giá sai giá trị sản phẩm dở dang và giá thành công trình, thì vào cuối kỳ hạch toán, công ty nên kiểm kê số vật tư còn lại tại chân công trình để kiểm tra được định mức sử dụng vật tư, đồng thời ghi giảm chi phí, đảm bảo tính phù hợp, chính xác của giá trị sản phẩm dở dang cũng như giá thành công trình trong kỳ hạch toán. Số vật tư còn lại tạm thời không sử dụng nữa thì lập phiếu nhập kho và nộp lại kho. Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng sẽ lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ làm hai bản: một bản giao cho phòng vật tư, một bản giao cho phòng kế toán để tiện cho việc hạch toán và theo dõi. Ngoài ra, cuối kỳ, doanh nghiệp cần lập biên bản kiểm kê đánh giá giá trị phế liệu thu hồi cho từng công trình để kê khai phê liệu thu hồi nếu có. Hiện nay, công ty không quan tâm đến phần giá trị phế liệu thu hồi như: vỏ bao xi măng, giá trị sắt, thép phế liệu,… mà chủ yếu do người lao động tự bán và thu hồi xong không ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Làm tốt công tác này sẽ giúp cho việc quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chặt chẽ hơn, đồng thời giúp cho việc xác định giá trị sản phẩm dở dang hay giá thành công trình một cách chính xác nhất.

Bảng 3.1: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ

Công trình

Ngày… tháng… năm…

STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Lý do: còn sử dụng hay trả lại 1 2 … Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên)

Bảng 3.2: Biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị phế liệu thu hồi BIÊN BẢN KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHẾ LIỆU THU HỒI BIÊN BẢN KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHẾ LIỆU THU HỒI

Công trình

Ngày… tháng… năm…

STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Giá trị ước tính

1 2 …

Phụ trách bộ phận sử dụng

(Ký, họ tên) 3.2.1.4. Nhóm giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp

- Hiện tại, công ty đang áp dụng hình thức trả lương cho công nhân theo thời gian lao động là đúng chế độ nhưng theo em là chưa hiệu quả. Bởi trong xu thế hiện nay, các ngành xây dựng nói riêng và ngành sản xuất nói chung thì việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo thời gian lao động không làm cho công tác sản xuất đạt hiệu quả cao, không đẩy mạnh được tiến độ thi công,

không tạo động lực cho người lao động, năng suất khó tăng cao từ đó có thể kéo dài thời gian sản xuất sản phẩm. Do đó, theo em đối với nhân công trực tiếp sản xuất, công ty nên áp dụng trả lương theo phương pháp khoản sản phẩm. Phương pháp này sẽ giúp cho việc tăng hiệu quả lao động nhờ kích thích người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, hăng say lao động đồng thời gắn lợi ích của người lao động với chất lượng tiến độ thi công công trình.

Lương khoán thường được áp dụng trong trường hợp sản xuất theo từng khối lượng công việc cụ thể với đơn giá lương khoán nhất định. Đơn giá lương khoán phải dựa trên cơ sở giá quy định của nhà nước và phải phù hợp với trạng thái của thị trường, với điều kiện thi công của từng công trình, hạng mục công trình cụ thể.

Có thể tính lương khoán theo cách như sau: Tổng số tiền phải

trả cho khối lượng công việc thực hiện

=

Khối lượng công việc thực hiện

x

Đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị khối lượng

công việc thực hiện Trên cơ sở khối lượng các công việc được giao cho từng hạng mục công việc thì công ty cần quản lý chặt chẽ và theo dõi thời gian làm việc của từng lao động để đảm bảo việc tính lương chính xác.

Trong đó:

Lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp =

Số công

thực hiện x Đơn giá một công

Đơn giá 1 công = Tổng giá trị khối lượng công việc thực hiện (tháng) Tổng số công (tháng)

Tuy nhiên, với công việc khoán sản phẩm có thể gây ra tình trạng làm ẩu. Do đó, cần phải kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng công việc hoàn thành. Sau đó, cán bộ kỹ thuật và chủ công trình phải nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.

- Như đã đề cập trong mục hạn chế của đề tài, toàn bộ các khoản lương, phụ cấp theo lương phải trả người lao động (không phân biệt lao động trong biên chế hay thuê ngoài) đều hạch toán vào tài khoản 334. Vì vậy, cần chi tiết tài khoản này thành 2 tài khoản cấp 2 là:

+ Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

+ Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. Một khi đã hạch toán chi tiết TK 334, kế toán mới có cơ sở để cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp, cùng với đó tiến hành phân tích, tư vấn cho lãnh đạo đưa ra những chính sách phù hợp để quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực.

- Công ty cần công khai quy chế lương.

- Công ty cần hạch toán lương của nhân viên quản lý công trình, nhân viên bảo vệ vào chi phí sản xuất chung thay vì chi phí nhân công trực tiếp như hiện tại.

Cụ thể: Nhân viên Phạm Văn Tuyên là nhân viên bảo vệ công trình “Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá QSD đất tại khu vực Đồng Vệ Lầy, xã Sông Lô, TP Việt Trì”, chi phí lương của nhân viên Tuyên tính riêng công trình này là 6.340.385 đồng. Tương tự, nhân viên Nguyễn Minh Thắng là quản lý công trình, chi phí lương của nhân viên Thắng tính riêng công trình này là 7.225.962 đồng.

Vậy, thay vì ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp là 41.718.750 đồng, theo em, chi phí NCTT của công trình này chính xác phải là:

3.2.1.5. Nhóm giải pháp về chi phí sử dụng máy thi công

Công ty cần có kế hoạch cho việc đầu tư thêm máy móc thiết bị cần thiết nhiều hơn để chủ động hơn trong công việc khi nhận thầu nhiều công trình trong cùng một thời gian.

3.2.1.6. Nhóm giải pháp về chi phí sản xuất chung

Thứ nhất: Giải pháp về chi phí dịch vụ mua ngoài

Như đã đề cập trong phần hạn chế của đề tài, khoản chi phí trị giá 1.500.000 đồng do công ty kéo điện của nhà dân để thi công công trình do không có hóa đơn nên không được hạch toán vào chi phí sản xuất chung tại công trình. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp cũng như phản ánh đúng chi phí phát sinh, công ty cần ký hợp đồng với công ty điện lực về việc cung cấp điện trực tiếp tại chân công trình. Công ty điện lực sẽ theo dõi, quản lý và thu tiền điện cung cấp cho công trình đó, đồng thời sẽ xuất hóa đơn cho công ty. Khi có hóa đơn, kế toán đã có đủ căn cứ để hạch toán chi phí này vào chi phí sản xuất chung tại công trình.

Thứ hai: Giải pháp về chi phí nhân viên

Công ty cần tiến hành hạch toán và phân bổ chi phí lương nhân viên quản lý, bảo vệ công trình vào tài khoản 627 thay vì tài khoản 622. Đồng thời cần hạch toán các khoản trích theo lương của nhân viên công trình vào tài khoản 627 thay vì hạch toán vào tài khoản 642 như hiện tại.

Để phản ánh và hạch toán chính xác chi phí sản xuất chung chi tiết từng công trình, căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh tại công ty, em đề nghị kế toán chi tiết tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung thành:

- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên - Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu

- Tài khoản 6273 - Chí phí dụng cụ sản xuất - Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác

Vậy, khoản chi phí thuê cẩu vận chuyển có giá trị 15.000.000 đồng được coi là chi phí dịch vụ mua ngoài (6277).

Chi phí lương của nhân viên Phạm Văn Tuyên - nhân viên bảo vệ và nhân viên Nguyễn Minh Thắng - quản lý công trình tính riêng công trình này là 13.566.347 đồng được coi là chi phí nhân công (6271)

Hiện tại, công ty đang tiến hành trích các khoản theo lương vào chi phí quản lý doanh nghiệp, cùng với đó, công ty hạch toán toàn bộ khoản trích theo lương vào chi phí với tỷ lệ 21,5% (tỷ lệ trích các khoản theo lương vào chi phí là 21,5% là do công ty không tiến hành trích KPCĐ) vào BHXH (với giá trị 97.500.000 x 21,5% = 20.962.500 đồng). Điều này được biểu hiện qua Phụ lục

47 và Phụ lục 48.

Tuy việc ghi nhận trong trường hợp này làm cho công tác kế toán tại doanh nghiệp trở nên nhanh gọn hơn, kế toán có nhiều thời gian tập trung cho những công việc phức tạp khác bởi vốn dĩ khối lượng công việc bình quân đầu người tại phòng kế toán của công ty là rất lớn, hơn nữa cách làm này cũng không làm sai lệch kết quả kinh doanh cuối kỳ hay nghĩa vụ của công ty với nhà nước, tuy vậy không thể phủ nhận là cách làm này không tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Em đề xuất công ty cần tính và hạch toán các khoản trích theo lương như sau:

- Công thức tính các khoản trích theo lương: BHXH = Lương cơ bản x 17.5% BHYT = Lương cơ bản x 3% BHTN = Lương cơ bản x 1%

Ví dụ: Căn cứ vào bảng tính tiền lương và các khoản trích theo lương

tháng 07/2019, tiền lương đóng bảo hiểm của ông Kiều Văn Tân là 4.500.000 đồng.

Kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tháng như sau: BHXH = 4.500.000 x 17,5% = 785.500 (đồng)

BHTN = 4.500.000 x 1% = 45.000 (đồng)

Tổng cộng: 785.500 + 135.000 + 45.000 = 796.080 (đồng)

Vậy tổng các khoản trích theo lương tháng 07/2016 của ông Kiều Văn Tân tính vào chi phí nhân công công trình là 967.500 đồng

Đối với các thành viên khác trong tổ làm tương tự như trên. Từ đó ta tính được tổng các khoản trích theo lương tính vào chi phí doanh nghiệp tháng 07/2016 của công trình “Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá QSD đất tại khu vực Đồng Vệ Lầy, xã Sông Lô, TP Việt Trì” là: 5.375.000 đồng, trong đó:

BHXH = 25.000.000 x 17,5% = 4.375.000 (đồng) BHYT = 25.000.000 x 3% = 750.000 (đồng) BHTN = 25.000.000 x 1% = 250.000 (đồng)

Căn cứ vào đó, kế toán tiến hành định khoản nghiệp vụ trích lương như sau:

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH thiết bị điện công nghiệp, phú thọ (Trang 104 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)