B. NỘI DUNG
1.5. Kế toán chi phí sản xuất trong các đơn vị kinh doanh xây lắp
1.5.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
1.5.3.1. Nguyên tắc
Máy thi công là các loại xe, máy chạy bằng động lực (điện, xăn, dầu, khí nén,... ) được sử dụng trực tiếp để thi công công trình xây lắp như: máy tời, máy cắt sắt, máy hàn điện, ô tô vận chuyển,... Các loại phương tiện thi công này doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài [5; tr.284].
phí, trường hợp một máy thi công sử dụng cho nhiều công trình trong kỳ thì phân bổ chi phí máy thi công cho từng công trình theo tiêu thức hợp lý.
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công phải tôn trọng các quy định sau: - Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức, quản lý sử dụng máy thi công của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện nay, chi phí máy thi công thường sử dụng ba tiêu thức phân bổ sau:
- Tiêu thức khối lượng công việc hoàn thành của máy:
Chi phí máy thi công phân bổ cho
công trình =
Tổng chi phí máy thi công cần phân bổ x
Khối lượng công việc máy thi công hoàn thành
tại công trình Tổng khối lượng công việc hoàn thành
của máy thi công
- Tiêu thức ca máy làm việc:
Chi phí máy thi công phân bổ cho
công trình
=
Tổng chi phí máy thi công cần phân bổ X
Số ca máy làm việc tại
công trình Tổng ca máy làm việc của máy thi công
- Tiêu thức dự toán chi phí máy thi công
Chi phí máy thi công phân bổ cho
công trình =
Tổng chi phí máy thi công cần phân bổ x
Dự toán chi phí máy thi công
công trình Tổng dự toán chi phí máy thi công
1.5.3.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Bảng thanh toán lương - Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ khấu hao máy thi công
1.5.3.3. Tài khoản sử dụng
Nếu chi phí sử dụng máy thi công phát sinh cho nhiều công trình một lúc thì được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo những tiêu thức thích hợp.
1.5.3.4. Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được khái quát theo sơ đồ nằm trong Phụ lục 3 [10].