nhỏ và vừa
Xây dựng quy trình hạn chế RRTD bao gồm 4 bước: nhận diện RRTD, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD và xử lý RRTD. Các bước trong quy trình cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo sự liên tục nhằm bảo đảm hạn chế tối đa RRTD có thể xảy ra ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.3.1. Nhận diện rủi ro
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, do đó khi rủi ro xảy ra với một ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy, việc nhận diện RRTD để có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra là hết sức quan trọng.
Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để nhận diện các loại RRTD có thể xảy ra. Để nhận diện rủi ro ngân hàng cần xây dựng một hệ thống các dấu hiệu rủi ro, từ đó tìm ra nguyên nhân của rủi ro và có biện pháp xử lý giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro đó.
Các dấu hiệu nhận diện rủi ro của khách hàng có thể kể đến như:
Các dấu hiệu tài chính: doanh thu bán hàng giảm, hàng tồn kho tăng cao, các khoản phải thu gia tăng cho thấy đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, hệ số nợ tăng cao vượt ngưỡng an toàn theo quy định ngân hàng...
Các dấu hiệu phi tài chính: doanh nghiệp không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc chậm cung cấp các thông tin, báo cáo theo yêu cầu của ngân hàng; thay đổi ban lãnh đạo của doanh nghiệp; thường xuyên chậm thanh toán gốc và lãi vay cho ngân hàng…
Các dấu hiệu nhận diện rủi ro từ phía ngân hàng có thể kể đến như:
Tỷ trọng nợ các nhóm 2, 3, 4, 5: tăng cao trong danh mục phân theo hạng nợ cho thấy chất lượng danh mục nợ giảm sút dẫn đến gia tăng trích lập dự phòng.
Tỷ trọng dư nợ của một nhóm doanh nghiệp cùng ngành nghề hoặc một nhóm doanh nghiệp cùng khu vực địa lý tăng mạnh, vượt mức cho phép.
Các dấu hiệu trên đây giúp ngân hàng nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra, từ đó có cơ sở để tìm ra các giải pháp giúp hạn chế RRTD.
1.3.3.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng
Đo lường RRTD là bước tiếp theo sau khi nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra. Đo lường rủi ro là vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi nó xảy ra.
Đối tới từng khoản vay riêng lẻ, việc đo lường rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định pháp lý khách hàng, tình hình tài chính, phương án vay vốn, lịch sử quan hệ... Có nhiều phương pháp định tính và định lượng có thể được phối hợp với nhau để đo lường, đánh giá RRTD của từng khoản vay. Để áp dụng được những phương pháp này, ngân hàng cần phải có cơ sở dữ liệu tốt, có nguồn nhân lực giỏi nghiệp vụ và có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
1.3.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD giúp cho ngân hàng nắm được tình trạng rủi ro, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo RRTD. Để kiểm soát tốt RRTD ngân hàng cần thực hiện:
Theo dõi tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp và chất lượng khoản nợ của doanh nghiệp.
Định kỳ hàng năm phải tiến hành định giá lại TSBĐ.
Đồng thời phải tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn cho các hoạt động của ngân hàng.
1.3.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng
Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong quy trình hạn chế RRTD. Khi phát sinh RRTD, việc xử lý rủi ro phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp phù hợp.
Xử lý rủi ro phải tuân theo những nguyên tắc như: Thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật, mỗi khoản vay được phép sử dụng nhiều biện pháp xử lý, đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản. Khi cần thiết xử lý rủi ro thông qua các cơ quan pháp luật. Ngoài ra phải xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả.
Một số biện pháp xử lý rủi ro ngân hàng thường dùng khi rủi ro xảy ra như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xóa nợ theo quy định của pháp luật.
Xử lý TSBĐ tiền vay, nhận TSBĐ tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hoặc bán nợ cho tổ chức khác.
Trích lập các khoản dự phòng RRTD.
Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài để thu hồi nợ và tài sản.