Đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 66)

vừa tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn giai đoạn 2014 – 2017

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Cơ cấu dư nợ của BIDV – Bắc Sài Gòn giai đoạn 2014 – 2017 có sự chuyển biến khá rõ rệt phù hợp với mục tiêu của ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra là đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ, giảm dần sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn. Cụ thể ta thấy rằng dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng DNNVV

tăng lên qua các năm, trong khi dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn có sự sụt giảm mạnh.

Trong giai đoạn 2014 – 2017 dư nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao nhất và luôn duy trì ổn định từ 95,9% đến 97,2%, ngoài ra chi nhánh còn kiểm soát tốt nợ xấu khi tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm và luôn duy trì dưới mức 2%. Điều này cho thấy công tác hạn chế RRTD đã đạt được kết quả tích cực.

Trong thời gian qua, BIDV luôn thực hiện rà soát và hoàn thiện các quy trình, quy chế và các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động kinh doanh, triển khai kịp thời các văn bản về quản lý rủi ro hoạt động được ban hành bởi NHNN. Quy trình cho vay cho thấy cơ cấu tổ chức đã có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín dụng. Mỗi bộ phận phụ trách một khâu, từ đó quyết định cấp tín dụng mang tính khách quan, có sự kiểm tra giám sát chéo giữa các khâu. Quy trình cấp tín dụng được xây dựng thành một cấu trúc có tính hệ thống, trong đó nhiều người cùng tham gia và mỗi cán bộ chủ chốt tham gia vào một hoặc một số khâu tác nghiệp để chuyên sâu và giảm thiểu RRTD.

Việc thực hiện XHTD nội bộ toàn bộ đối với khách hàng có quan hệ tín dụng đã giúp BIDV có cái nhìn cụ thể hơn về rủi ro của khách hàng từ đó có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng riêng biệt. Nhờ đó chất lượng tín dụng đã được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV – Bắc Sài Gòn ở mức thấp xa so với tiêu chuẩn và mặt bằng chung các ngân hàng.

2.3.2. Tồn tại, hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan về hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị RRTD, song BIDV – Bắc Sài Gòn vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong công tác hạn chế RRTD cho khách hàng DNNVV, cụ thể như sau:

 Chính sách tín dụng và quy trình hạn chế RRTD đang thực hiện theo chỉ đạo chung của BIDV, chi nhánh chưa xây dựng được chính sách tín dụng riêng cụ thể, chi tiết và phù hợp với định hướng hoạt động của ban lãnh đạo chi nhánh. Do thực hiện theo chỉ đạo chung của BIDV nên các chỉ đạo thường mang tính cảnh báo rủi ro hoặc hạn chế cấp tín dụng ở một số ngành nghề, đối tượng khách hàng đang

gặp khó khăn hoặc khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn và nguồn trả nợ. Chính vì vậy việc áp dụng vào thực tế hoạt động của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, gây hạn chế trong công tác kiểm soát RRTD.

 Mô hình và hoạt động của bộ máy hạn chế RRTD chưa thực sự hiệu quả: mặc dù khối quản lý rủi ro có ý kiến thẩm định độc lập. Tuy nhiên vì vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc chi nhánh, vẫn chịu sự điều hành và hưởng lương từ kết quả hoạt động của chi nhánh, do đó không thể đảm bảo sự khách quan về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng DNNVV tại chi nhánh.

 Chưa có phương pháp nhận diện và dự báo rủi ro hữu hiệu. Việc nhận diện và dự báo RRTD cho DNNVV tại chi nhánh chưa được thực hiện tập trung từ một đầu mối mà do mỗi CBTD tự thống kê, đánh giá.

 Đối với hoạt động kiểm soát RRTD tại chi nhánh còn nhiều hạn chế khi CBTD và các cấp quản lý chưa thực sự coi trọng công tác kiểm soát sau vay, do đó công tác kiểm soát sau vay tại chi nhánh, còn mang tính đối phó. Bên cạnh đó nhiều trường hợp chất lượng kiểm soát sau vay chưa hiệu quả, chưa phát hiện được tình hình kinh doanh khách hàng suy giảm, khách hàng tẩu tán tài sản,… Chi nhánh chưa có cơ chế xử lý nghiêm các vi phạm dẫn đến công tác kiểm soát sau vay chưa được cải thiện.

 Hạn chế về mặt nhân sự: khi một CBTD phải thực hiện quá nhiều công việc, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác thẩm định, phân tích, đánh giá hồ sơ khách hàng chưa đạt hiệu quả cao, chưa nhận biết một cách toàn diện các RRTD có thể xảy ra.

 Việc thẩm định giá trị TSBĐ còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với một số loại tài sản mang tính chất đặc thù như máy móc thiết bị, nhà xưởng, tàu thuyền... Giá trị tài sản thế chấp có sự chênh lệch quá lớn giữa giá trị thực tế trên thị trường và giá trị định giá. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ và dễ rủi ro cho chi nhánh khi tiến hành xử lý tài sản. Cụ thể nhiều tài sản khi định giá cho vay thì đang ở thời điểm giá cao nhưng khi tiến hành xử lý tài sản thì giá trị

giảm xuống, hoặc một số tài sản mang tính đặc thù như máy móc thiết bị, hàng tồn kho thường tính thanh khoản không cao.

 Hiện nay TSBĐ vẫn được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động cho vay DNNVV chứ không phải là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền của công ty. Do đó nhiều khách hàng có giá trị TSBĐ lớn hơn so với giới hạn tín dụng được cấp tuy nhiên lại hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thua lỗ buộc ngân hàng phải tiến hành xử lý TSBĐ. Trên thực tế việc bán các tài sản thế chấp để thu hồi vốn là không hề dễ, tốn rất nhiều chi phí, công sức và thời gian làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên kém hiệu quả.

 Quy trình chấm điểm XHTD nội bộ cũng còn nhiều hạn chế, cụ thể như:  Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy nguyên nhân bắt nguồn từ việc đối

với DNNVV thông tin thường là do khách hàng cung cấp, có mức độ tin cậy chưa cao và chưa có sự giám sát của bên thứ 3 độc lập, cụ thể như báo cáo tài chính của khách hàng thường không được kiểm toán.  Các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính được đánh giá cho điểm mang

tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá chủ quan của CBTD trực tiếp quản lý khách hàng.

 Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm.

 Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm riêng, khác biệt với nhau. Trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.

 Ngoài ra vì áp lực phải hoàn thành kế hoạch, CBTD có thể sẽ can thiệp có chủ đích nhằm thay đổi thứ hạng doanh nghiệp theo hướng nâng hạng để có thể cho vay khách hàng.

 Hệ thống công nghệ thông tin còn lạc hậu, thông tin nội bộ khách hàng hiện nay chưa được cập nhật đầy đủ.

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 2.3.3.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng 2.3.3.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng

Nhà quản trị chưa sâu xác trong công tác kiểm soát RRTD sau cho vay, việc kiểm tra sử dụng vốn vay chủ yếu do CBTD thực hiện. Chưa có sự đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện, dẫn đến việc CBTD thực hiện mang tính đối phó hoặc chưa có sự quan tâm đúng mực. Điều này dễ dẫn đến rủi ro cho chi nhánh nhất là thực trạng tại chi nhánh công tác dự báo, nhận biết rủi ro còn nhiều hạn chế.

Chính sách tín dụng và quy trình hạn chế RRTD đang thực hiện theo chỉ đạo chung của BIDV và các chính sách này chưa thể hiện được tính dài hạn. Do đó chi nhánh chưa xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng theo đối tượng, ngành nghề đối với từng giai đoạn, từng thời kỳ phù hợp với định hướng hoạt động của ban lãnh đạo chi nhánh.

Nguyên nhân xuất phát từ nhân sự của chi nhánh:

 Trình độ CBTD còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng, thay đổi liên tục của hoạt động tín dụng. Số lượng CBTD được tham gia các lớp đào tạo để nâng cao kỹ nâng, kiến thức nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp còn ít.

 Năng lực thẩm định giá của CBTD còn hạn chế, thường không được đào tạo chuyên sâu về thẩm định giá. Đồng thời nguồn thông tin về tài sản còn hạn chế do CBTD phải tự tìm các thông tin qua mạng, nguyên nhân bắt nguồn từ việc BIDV chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu giá trị TSBĐ.

 CBTD phải chịu áp lực chỉ tiêu về phát triển khách hàng mới, có thể dẫn đến việc thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu dư nợ.

 CBTD là người tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên cũng tiềm ẩn khả năng thông đồng cùng khách hàng để rút tiền của ngân hàng. Ngoài ra CBTD phải thực hiện tất cả các bước từ tiếp nhận nhu cầu, thu thập hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, TSBĐ. Với khối lượng công việc lớn lại chịu áp lực về thời gian giải quyết

hồ sơ theo đúng quy định, dẫn đến việc CBTD khó có khả năng thu thập đầy đủ thông tin, phân tích sơ sài, không đánh giá đúng tình hình thực tế của khách hàng.

 Một CBTD tại BIDV – Bắc Sài Gòn phải quản lý đồng thời nhiều DNNVV cho nên công tác thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng trước, trong và sau cho vay chưa được thực hiện sâu sát và nghiêm túc. Công tác kiểm tra sử dụng vốn sau vay còn mang tính hình thức, đối phó, không đi thực tế tại doanh nghiệp nên chưa phát hiện ra các sai phạm, các rủi ro tiềm ẩn.

 Do có quá nhiều công việc tập trung hết vào CBTD, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác thẩm định, phân tích, đánh giá hồ sơ khách hàng chưa cao, chưa nhận biết một cách toàn diện các RRTD có thể gặp phải. Thực tế hiện nay ở chi nhánh, do lực lượng nhân sự còn thiếu hụt nên CBTD vừa là người đi tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc khách hàng, vừa thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng để đề xuất cấp tín dụng nên thường dẫn đến kém tính khách quan và tiền ẩn rủi ro lớn cho chi nhánh.

Hệ thống công nghệ thông tin còn lạc hậu, thông tin nội bộ khách hàng hiện nay chưa được cập nhật đầy đủ. Chi nhánh chưa có bộ phận nghiên cứu, thu thập thông tin về các DNNVV hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trên địa bàn để từ đó tổng hợp thành hệ thống thông tin có tính dự báo cho từng ngành nghề, giúp BIDV – Bắc Sài Gòn có thể nhận biết và dự báo các RRTD có thể xảy ra đối với từng ngành nghề mà mình đang cho vay.

2.3.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng:

Nguyên nhân từ chính sách kinh tế, công tác giám sát của NHNN, khi các định hướng phát triển của nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, ban hành rất chồng chéo, chưa đầy đủ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và cấp thẩm quyền, gây khó khăn trong việc thực hiện, đặc biệt khi khách hàng phát sinh nợ xấu cần xử lý TSBĐ. Phương thức xử lý tài sản thông thường là khởi kiện, tuy nhiên thủ tục khởi kiện từ lúc bắt đầu đến khi kết

thúc thường kéo dài, tốn kém chi phí, nguồn nhân lực gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

Nguyên nhân từ cạnh tranh giữa các ngân hàng khi áp lực tăng trưởng lớn khi hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận, chỉ tiêu kế hoạch năm sau cao hơn năm trước kéo theo việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM và giữa nội bộ ngân hàng với nhau. Điều này đã gây sức ép lên các ngân hàng, cụ thể tại BIDV hiện đã ban hành hàng loạt các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhầm hỗ trợ DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các điều kiện vay vốn cũng được nới lỏng hơn điều này đặt ra không ít rủi ro cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Nguyên nhân từ phía khách hàng khi DNNVV thường hoạt động theo hình thức gia đình nên có thực trạng không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kế toán, báo cáo tài chính gửi ngân hàng thường không chính xác, không phản ánh đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, chưa kể tình trạng khách hàng cung cấp báo cáo tài chính giả cho ngân hàng. Thông tin thiếu sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của khác hàng, CBTD phải đến tận doanh nghiệp để xác minh lại thông tin, gây phiền hà mất thời gian. Ngoài ra, rất ít các DNNVV hiện nay thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, hậu quả là việc đưa ra phán quyết tín dụng đôi khi không chuẩn xác.

Nguyên nhân từ phía TSBĐnhư nguy cơ về biến động giá cả trên thị trường, khó phát mại tài sản, tài sản giảm giá trị hay thay đổi hiện trạng, thất thoát… cũng gây RRTD cho ngân hàng.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã đề cập đến một số nội dung cơ bản sau: giới thiệu sơ lược về BIDV – Bắc Sài Gòn; tìm hiểu về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị, sau đó tiến hành tìm hiểu, phân tích thực trạng về RRTD đối với DNNVV tại đơn vị và có những đánh giá về các mặt làm được, những hạn chế còn tồn tại, xác định nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó, nhằm làm tiền đề cho việc tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế RRTD đối với DNNVV tại BIDV – Bắc Sài Gòn ở chương 3.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ

PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN

3.1. Định hƣớng hoạt tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn

3.1.1. Định hƣớng

Với định hướng BIDV sẽ trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:

 Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

 Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

 Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Từ định hướng của BIDV, BIDV – Bắc Sài Gòn cần phải hoạch định được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)