Nhận diện rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 34)

NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, do đó khi rủi ro xảy ra với một ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Vì vậy, việc nhận diện RRTD để có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra là hết sức quan trọng.

Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để nhận diện các loại RRTD có thể xảy ra. Để nhận diện rủi ro ngân hàng cần xây dựng một hệ thống các dấu hiệu rủi ro, từ đó tìm ra nguyên nhân của rủi ro và có biện pháp xử lý giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro đó.

Các dấu hiệu nhận diện rủi ro của khách hàng có thể kể đến như:

 Các dấu hiệu tài chính: doanh thu bán hàng giảm, hàng tồn kho tăng cao, các khoản phải thu gia tăng cho thấy đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, hệ số nợ tăng cao vượt ngưỡng an toàn theo quy định ngân hàng...

 Các dấu hiệu phi tài chính: doanh nghiệp không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc chậm cung cấp các thông tin, báo cáo theo yêu cầu của ngân hàng; thay đổi ban lãnh đạo của doanh nghiệp; thường xuyên chậm thanh toán gốc và lãi vay cho ngân hàng…

Các dấu hiệu nhận diện rủi ro từ phía ngân hàng có thể kể đến như:

 Tỷ trọng nợ các nhóm 2, 3, 4, 5: tăng cao trong danh mục phân theo hạng nợ cho thấy chất lượng danh mục nợ giảm sút dẫn đến gia tăng trích lập dự phòng.

 Tỷ trọng dư nợ của một nhóm doanh nghiệp cùng ngành nghề hoặc một nhóm doanh nghiệp cùng khu vực địa lý tăng mạnh, vượt mức cho phép.

Các dấu hiệu trên đây giúp ngân hàng nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra, từ đó có cơ sở để tìm ra các giải pháp giúp hạn chế RRTD.

1.3.3.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là bước tiếp theo sau khi nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra. Đo lường rủi ro là vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi nó xảy ra.

Đối tới từng khoản vay riêng lẻ, việc đo lường rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định pháp lý khách hàng, tình hình tài chính, phương án vay vốn, lịch sử quan hệ... Có nhiều phương pháp định tính và định lượng có thể được phối hợp với nhau để đo lường, đánh giá RRTD của từng khoản vay. Để áp dụng được những phương pháp này, ngân hàng cần phải có cơ sở dữ liệu tốt, có nguồn nhân lực giỏi nghiệp vụ và có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

1.3.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD giúp cho ngân hàng nắm được tình trạng rủi ro, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo RRTD. Để kiểm soát tốt RRTD ngân hàng cần thực hiện:

 Theo dõi tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp và chất lượng khoản nợ của doanh nghiệp.

 Định kỳ hàng năm phải tiến hành định giá lại TSBĐ.

 Đồng thời phải tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn cho các hoạt động của ngân hàng.

1.3.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong quy trình hạn chế RRTD. Khi phát sinh RRTD, việc xử lý rủi ro phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp phù hợp.

Xử lý rủi ro phải tuân theo những nguyên tắc như: Thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật, mỗi khoản vay được phép sử dụng nhiều biện pháp xử lý, đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản. Khi cần thiết xử lý rủi ro thông qua các cơ quan pháp luật. Ngoài ra phải xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả.

Một số biện pháp xử lý rủi ro ngân hàng thường dùng khi rủi ro xảy ra như:  Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xóa nợ theo quy định của pháp luật.

 Xử lý TSBĐ tiền vay, nhận TSBĐ tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hoặc bán nợ cho tổ chức khác.

 Trích lập các khoản dự phòng RRTD.

 Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài để thu hồi nợ và tài sản.

1.3.4. Tổ chức bộ máy hạn chế rủi ro tín dụng

Tất cả các chiến lược, chính sách hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay DNNVV mà ngân hàng đề ra sẽ không thể thực hiện hiệu quả nếu không có một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý. Các ngân hàng phải tự lựa chọn cho mình mô hình tổ chức bộ máy phù hợp và phân định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, đảm bảo các bộ phận này vừa độc lập vừa có sự liên kết chặt chẽ. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động hạn chế RRTD các NHTM cần phải tách biệt ba chức năng cơ bản, đó là chức năng kinh doanh (kiến tạo rủi ro), chức năng thẩm định (phê duyệt rủi ro) và chức năng giám sát (hạn chế rủi ro). Việc xây dựng bộ máy hạn chế RRTD thích hợp sẽ tạo điều kiện để các chính sách trong hoạt động cho vay DNNVV đạt hiệu quả.

1.3.5. Tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng tín dụng

Tổ chức thực hiện hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay DNNVV là một vấn đề quan trọng và được xem là khâu phức tạp nhất trọng việc hạn chế RRTD vì nó cần có sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng ban trong ngân hàng. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu sự phối hợp giữa các bộ phận không diễn ra một cách nhịp nhàng thì RRTD trong hoạt động cho vay DNNVV rất có thể xảy ra. Để cho việc hoạt động diễn ra thuận lợi, giảm thiểu tối đa sai sót có thể mắc phải các ngân hàng thường xây dựng các quy định có tính chất bắt buộc về quy chế và quy trình cấp tín dụng đối với DNNVV để các bộ phận, phòng ban phối hợp thực hiện một cách nhuần nhuyễn, tránh sự chồng chéo, rườm rà.

Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện để đảm bảo thực hiện đúng theo chiến lược, kế hoạch hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay DNNVV đã đề ra. Phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn, các dấu hiệu của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề, từ đó có hướng xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề qua đó giúp ngân hàng hạn chế được RRTD.

1.4. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng đối với tại một số ngân hàng thƣơng mại trên thế giới và bài học cho ngân hàng Việt Nam thƣơng mại trên thế giới và bài học cho ngân hàng Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm ngân hàng Thái Lan

Ngân hàng Bangkok đã tách bộ phận cho vay thành: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Phân loại khách hàng theo các nhóm khác nhau để áp dụng các quy trình thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng như khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng DNNVV, khách hàng cá nhân….

Về giám sát, Ngân hàng chuyển từ chỉ quan tâm đến TSBĐ sang thẩm định chặt chẽ pháp lý, tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh doanh, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, mục đích của khoản vay, nguồn trả nợ, kiểm soát việc sử dụng vốn vay. Ngân hàng sử dụng hệ thống xếp hạn tín dụng (XHTD) nội bộ để phân loại khách hàng DNNVV, từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. Ngân hàng thực hiện công tác hạn chế RRTD theo nguyên tắc thận trọng: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng DNNVV; tổng dư nợ cho vay các DNNVV không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng.

1.4.2. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Citibank

Citibank là một ngân hàng quốc tế lớn, là công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính của tập đoàn Citigroups. Citibank đã xây dựng các chính sách tín dụng, quy trình quản lý RRTD rõ ràng; đội ngũ nhân sự có kiến thức, trách nhiệm; cán bộ quản lý rủi ro (CBQLRR) làm việc độc lập với CBTD từ đó giúp hạn chế RRTD có thể xảy ra.

Citibank xây dựng thị trường mục tiêu phù hợp với mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Việc xây dựng mức rủi ro chấp nhận dựa trên các yếu tố sau: (1) doanh thu; (2) chất lượng quản lý; (3) tăng trưởng tiềm năng; (4) quan hệ với chính phủ; (5) vị trí trong ngành công nghiệp; (6) các chỉ số tài chính (7) các điều khoản tín dụng phù hợp; (8) thu nhập tiềm năng cho ngân hàng từ khoản vay đó.

Mô hình tín dụng được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua ba giai đoạn của quá trình xét duyệt: Gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng.

1.4.3. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING ING

Công tác hạn chế RRTD ở từng ngân hàng có những đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt vì nó tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng... Đối với ING tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, thì kinh nghiệm trong công tác hạn chế RRTD đối với DNNVV có một số đặc điểm như sau:

 Bộ máy độc lập, quản lý chung.

 Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng.

 Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.  Lượng hóa rủi to tín dụng, chủ động đối phó.

 Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ.

 Chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.  Cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí.

1.4.4. Bài học cho ngân hàng Việt Nam

Từ những kinh nghiệm hạn chế RRTD của các ngân hàng trên thế giới có thể rút ra một số bài học đối với các NHTM tại Việt Nam:

 Xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng đối với DNNVV một cách chặt chẽ, khoa học, hợp lý, trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch. Hoàn thiện

quy trình cho vay DNNVV theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

 Tách bạch và phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong quy trình cấp tín dụng. Để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV, cần tách biệt ba chức năng: kinh doanh (kiến tạo rủi ro), thẩm định (phê duyệt rủi ro) và giám sát (hạn chế rủi ro).

 Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ dữ liệu khách hàng để tiện cho việc tra cứu, sử dụng.

 Xây dựng và áp dụng hệ thống XHTD nội bộ cho DNNVV để phân loại rủi ro. Các tiêu chí phân loại phải bao gồm cả tiêu chí định tính và định lượng. Từ kết quả xếp loại khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng DNNVV.

 Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn kinh doanh ngân hàng.

 Ngân hàng khi thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng DNNVV để ra quyết định cấp tín dụng, cần thay đổi quan điểm thay vì chỉ chú trọng đến TSBĐ như hiện nay thì phải chú trọng hơn các vấn đề pháp lý, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, năng lực quản trị điều hành của DNNVV, mục đích của khoản vay, nguồn trả nợ, kiểm soát việc sử dụng vốn sau vay từ đó giúp hạn chế RRTD có thể xảy ra gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Xây dựng thị trường mục tiêu phù hợp với mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngoài ra cần cân nhắc giữa lợi ích thu được và RRTD có thể xảy ra đối với từng khách hàng DNNVV để có thể linh hoạt trong việc áp dụng chính sách tín dụng, lãi suất, TSBĐ.

 Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Từ đó giúp nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD, nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay DNNVV của NHTM.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Những vấn đề trình bày trong chương 1 đã khái quát được các lý luận cơ bản về RRTD nói chung và đối với DNNVV nói riêng tại các NHTM, là nền tảng để phân tích đánh giá thực trạng RRTD đối với DNNVV tại BIDV –Bắc Sài Gòn ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU

TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN

2.1. Khái quát về hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam.

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội.

Được thành lập vào ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là ngân hàng thương mại lâu đời và trưởng thành nhất tại Việt Nam. Với hơn 60 năm hoạt động và phát triển không ngừng, trải qua rất nhiều thăng trầm BIDV đã xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh và uy tín tại Việt Nam.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển BIDV đã 4 lần thay đổi tên để phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược được đặt ra trong từng thời kỳ:

 Thành lập ngày 26/4/1957: Mang tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, với vai trò là Ngân hàng hỗ trợ và thúc đẩy cho quá trình kiến thiết và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

 Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, với vai trò hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư và phát triển các dự án Xây dựng trọng điểm tại Việt Nam.

 Từ 1990 đến 30/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với các hoạt động chủ chốt tập trung vào lĩnh vực Đầu tư và Phát triển.

 Từ 01/05/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Tên đầy đủ tiếng Anh là: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC) để phù hợp với hình thức hoạt động mới, là một ngân hàng Thương mại cổ phần thay vì là một ngân hàng quốc doanh như các giai đoạn trước.

Mạng lưới của BIDV trải rộng cả nước với đầy đủ sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại bao gồm: 190 chi nhánh, 851 phòng giao dịch và 1.828 ATM. Ngoài ra BIDV còn mở 10 chi nhánh ngân hàng, văn phòng đại diện tại các nước: Lào, Campuchia, Myanmar, Đài Loan, Nga, Séc.

Mạng lưới phi ngân hàng bao gồm: Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…

BIDV thực hiện liên doanh với nước ngoài như: Ngân hàng Liên doanh VID- Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)