1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.4.2. Tiêu chí định tính
Đánh giá môi trƣờng hạn chế RRTD: Cần xem xét môi trường hạn chế RRTD hình thành tại ngân hàng có đảm bảo tính thích hợp hay không? Môi trường hạn chế RRTD phải được xây dựng phù hợp với cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của ngân hàng.
Đánh giá hiệu quả của tiến trình cấp tín dụng: Quy trình cấp tín dụng đã được thiết lập và thực hiện như thế nào? Có đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ hay không? Việc thiết lập quy trình cấp tín dụng là không giống nhau giữa các ngân hàng do sự khác biệt về quy mô, cơ cấu tổ chức quản trị… của mỗi ngân hàng, tuy nhiên đều phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro. Xuất phát từ việc RRTD là không thể triệt tiêu được, các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro kể từ khi chấp nhận phê duyệt tín dụng cho khách hàng cho đến khi tất toán khoản vay. Nếu quy trình cấp tín dụng được xây dựng và thực hiện chặt chẽ, thì rủi ro sẽ được kiểm soát tốt hơn và giúp giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra.
Đánh giá sự phù hợp của quá trình theo dõi, đo lƣờng và hạn chế RRTD: Ngân hàng có thiết lập và thực hiện được quá trình theo dõi giám sát các khoản tín dụng một cách hiệu quả hay không. Ngân hàng có sử dụng được mô hình đo lường rủi ro thích hợp hay không. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dùng để đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng hoạt động có hiệu quả không. Quá trình giám sát muốn đạt hiệu quả thì ngân hàng cần phải xây dựng được bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ có vấn đề, cũng như nhận biết danh mục cho vay bất ổn.
Đánh giá hiệu quả của môi trƣờng kiểm soát: Môi trường kiểm soát rủi ro tại mỗi ngân hàng cần phải có tính hệ thống, hoạt động thường xuyên liên tục và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cần phải tạo tính độc lập của bộ phận kiểm soát, đảm bảo tính hiệu quả của môi trường kiểm soát tại ngân hàng.