NHTM hoạt động và kinh doanh chủ yếu dựa trên nền cơ sở nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế. Để tạo được nguồn vốn ổn định với chi phí thấp nhất luôn là mục tiêu đặt ra hàng đầu của các NHTM hiện nay. Trong thị trường tài chính thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hay giữa nội bộ ngân hàng với nhau là vô cùng khóc liệt, chính vì thế ban lãnh đạo BIDV – Bắc Sài Gòn luôn đề ra các chính sách, cơ chế điều hành hợp lý, linh hoạt để đảm bảo nguồn vốn huy động được ổn định và tạo tiền đề cho sự phát triển của chi nhánh.
Có thể nhìn thấy xu hướng tăng trưởng chỉ tiêu huy động vốn của BIDV – Bắc Sài Gòn qua các năm. Cụ thể năm 2015 tăng từ mức 7.189 tỷ đồng lên thành 9.732 tỷ đồng (tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 35,4%), năm 2016 đạt 6.951 tỷ đồng giảm 2.781 tỷ đồng so với năm 2015 nguyên nhân chính đến từ việc chia tách chi nhánh trong năm, năm 2017 đạt 7.567 tỷ đồng (tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 8,9%). Từ các số liệu trên ta thấy được rằng BIDV – Bắc Sài Gòn đã làm tốt công tác huy động vốn, góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng.
Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh cũng dần có sự dịch chuyển phù hợp với định hướng phát triển của ban lãnh đạo là đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thay vì phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn. Cụ thể có thể thấy tỷ lệ huy động vốn từ khách hàng cá nhân dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, năm 2014 là 28,5% trên tổng huy động đến năm 2017 đã tăng lên thành 41%. Điều này cho thấy nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo chi nhánh để thực hiện kế hoạch đề ra.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Tình hình cơ cấu dƣ nợ
Bảng 2.3 Dƣ nợ theo khách hàng và kỳ hạn BIDV – Bắc Sài Gòn 2014 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 Tỷ trọng (%) 2015 Tỷ trọng (%) 2016 Tỷ trọng (%) 2017 Tỷ trọng (%) I. Dƣ nợ theo khách hàng 9.167 100 9.564 100 6.728 100 6.638 100 1. Khách hàng cá nhân 402 4,4 870 9,1 946 14,1 1.466 22,1 2. Khách hàng doanh nghiệp 8.765 95,6 8.694 90,9 5.782 85,9 5.172 77,9 DNNVV 2.259 24,6 2.476 25,9 1.808 26,9 1.891 28,5 Doanh nghiệp lớn 6.506 71,0 6.218 65,0 3.974 59,1 3.281 49,4 II. Dƣ nợ theo kỳ hạn 9.167 100 9.564 100 6.728 100 6.638 100 1. Ngắn hạn 5.564 60,7 6.073 63,5 4.629 68,8 4.740 71,4 2. Trung và dài hạn 3.603 39,3 3.491 36,5 2.099 31,2 1.898 28,6
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, luôn đóng góp một tỷ lệ lớn trong cơ cấu lợi nhuận của các NHTM, do đó nó có vị trí rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy hoạt động tín dụng luôn được các NHTM rất quan tâm, BIDV – Bắc Sài Gòn cũng không phải là ngoại lệ. Nhìn chung dư nợ tín dụng của BIDV – Bắc Sài Gòn được duy trì ở mức ổn định qua các năm không có sự tăng trưởng hay sụt giảm đột biến, ngoài sự sụt giảm đột biến dư nợ trong năm 2016 do chia tách chi nhánh. Sự ổn định này bắt nguồn từ định hướng chính sách tín dụng của chi nhánh là hoạt động trên cơ sở an toàn, hiệu quả, không tăng trưởng nóng vì việc gia tăng dư nợ một cách nhanh chống không có chọn lọc sẽ tiềm ẩn RRTD cao gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của chi nhánh.
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dƣ nợ theo khách hàng 2014 – 2017
Nhìn vào cơ cấu dư nợ của chi nhánh qua các năm ta dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi trong chính sách tín dụng khi tập trung đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ cho nhóm khách hàng cá nhân và DNNVV, giảm dần dư nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn. Chính sách này là đúng đắn vì việc tập trung tín dụng cho doanh nghiệp lớn mặc dù có thể mang lại lợi nhuận lớn tuy nhiên việc kiểm soát RRTD
đối với doanh nghiệp lớn luôn đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, đồng thời khi hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp lớn gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bình thường của chi nhánh.
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn 2014 – 2017
Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn (trên 60%). Dư nợ ngắn hạn có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, cho thấy hoạt động của chi nhánh đi đúng định hướng ưu tiên phát triển dự nợ ngắn hạn thông qua hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp, các mục đích tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân và kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn ở một mức độ hợp lý.
Tình hình dƣ nợ Bảng 2.4 Dƣ nợ BIDV – Bắc Sài Gòn 2014 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2015/2014 (%) 2016 2016/2015 (%) 2017 2017/2016 (%) Dƣ nợ tín dụng 9.167 9.564 104,3 6.728 70,3 6.638 98,7 1. Khách hàng cá nhân 402 870 216,4 946 108,7 1.466 155,0 2. Khách hàng doanh nghiệp 8.765 8.694 99,2 5.782 66,5 5.172 89,5 DNNVV 2.259 2.476 109,6 1.808 73,0 1.891 104,6 Doanh nghiệp lớn 6.506 6.218 95,6 3.974 63,9 3.281 82,6
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV - Bắc Sài Gòn 2014 - 2017)
Tình hình dư nợ của chi nhánh qua các năm không có nhiều thay đổi, luôn được duy trì ở một mức ổn định, ngoài sự sụt giảm đột biến dư nợ trong năm 2016 do chia tách chi nhánh.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ có sự phân hóa rõ ràng giữa các nhóm khách hàng tại chi nhánh. Trong đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho nhóm khách hàng cá nhân là khá cao, tốc độ tăng trưởng của nhóm khách hàng DNNVV tăng ở mức tương đối, thì đối với khách hàng doanh nghiệp lớn có sự sụt giảm qua các năm. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng của chi nhánh qua các năm ta dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi trong chính sách tín dụng khi tập trung đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ cho nhóm khách hàng cá nhân và DNNVV,
giảm dần sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn thông qua việc giảm dần dư nợ đối với nhóm này.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Biểu đồ 2.4 Chênh lệch thu nhập và chi phí 2014 – 2017
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới những năm qua không ngừng biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng và giữa nội bộ các chi nhánh với nhau ngày càng lớn. Thì việc chênh lệch thu nhập và chi phí của chi nhánh luôn ở mức cao, duy trì ổn định qua các năm cho thấy nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo chi nhánh, từ đó giúp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh là có hiệu quả.
2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn giai đoạn 2014 – 2017
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2014 – 2017 đoạn 2014 – 2017
Bảng 2.5 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV theo nhóm nợ 2014 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 Nhóm nợ Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 2.166 95,9 2.377 96,0 1.736 96,0 1.838 97,2 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 59 2,6 51 2,1 37 2,0 31 1,6 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 1 0,0 19 0,8 8 0,4 9 0,5 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 16 0,7 6 0,2 14 0,8 1 0,1 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 17 0,8 24 1,0 13 0,7 12 0,6 Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) 34 1,5 48 1,9 35 1,9 22 1,2 Tổng dƣ nợ 2.259 100 2.476 100 1.808 100 1.891 100
Trong cơ cấu dư nợ cho khách hàng DNNVV tại BIDV – Bắc Sài Gòn giai đoạn năm 2014 – 2017 thì nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao nhất và duy trì ổn định từ 95,9% đến 97,2% qua các năm. Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng thấp từ 1,6% đến 2,6% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Các nhóm còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh và không có nhiều biến động, nhìn chung đang có xu hướng giảm dần.
Biểu đồ 2.5 Tình hình nợ xấu DNNVV 2014 – 2017
Theo Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà nước về “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm: nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu của khách hàng DNNVV tại BIDV – Bắc Sài Gòn trong giai đoạn năm 2014 – 2017 được kiểm soát tốt và luôn duy trì dưới mức 2% tổng dư nợ cho vay DNNVV tại chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2017 nợ xấu ở mức khá thấp là 22 tỷ đổng, tương đương tỷ lệ 1,2% trên tổng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV.
2.2.1.2. Phân loại nợ xấu
a) Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn
Bảng 2.6 Nợ xấu theo kỳ hạn DNNVV 2014 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Tổng nợ xấu 34 100 48 100 35 100 22 100 Nợ xấu ngắn hạn 26 76,5 38 79,2 29 82,9 19 86,4 Nợ xấu trung và dài hạn 8 23,5 10 20,8 6 17,1 3 13,6
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV - Bắc Sài Gòn 2014 - 2017)
Biểu đồ 2.6 Nợ xấu theo kỳ hạn DNNVV 2014 – 2017
Cơ cấu nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (trên 75%) so với nợ xấu trung dài hạn trong hoạt động cho vay DNNVV tại BIDV – Bắc Sài Gòn qua
các năm. Điều này là phù hợp với tỷ trọng dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại chi nhánh đối với DNNVV, khi đối với phân khúc nhóm khách hàng này chủ trương của ban lãnh đạo là tập trung cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động chứ không đẩy mạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn đầu tài sản cố định.
b) Phân loại nợ xấu theo tài sản bảo đảm
Bảng 2.7 Nợ xấu theo tài sản DNNVV 2014 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Tổng nợ xấu 34 100% 48 100% 35 100% 22 100% Nợ xấu không có TSBĐ 6 17,6% 8 16,7% 4 11,4% 2 9,1% Nợ xấu có TSBĐ 28 82,4% 40 83,3% 31 88,6% 20 90,9%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV - Bắc Sài Gòn 2014 - 2017)
Dựa theo bảng số liệu trên cho thấy nợ xấu tại BIDV – Bắc Sài Gòn phần lớn là có TSBĐ, chỉ một phần nhỏ không có TSBĐ và tỷ lệ nợ xấu không có TSBĐ đang được giảm dần. Điều này cho thấy trong hoạt động cho vay đối với DNNVV thì chi nhánh vẫn chú trọng tín an toàn khi phần lớn các khoản vay đều được yêu cầu có TSBĐ.
Trong các năm vừa qua tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với DNNVV được duy trì ở mức thấp như trên là nhờ vào công tác hạn chế RRTD của BIDV – Bắc Sài Gòn luôn được xem trọng và thực hiện một cách triệt để trên tất cả các phương diện, đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ vì thế các sai phạm được phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời. Đồng thời việc áp dụng hệ thống XHTD nội bộ đã tạo cơ sở để phân loại khách hàng từ đó có chính sách tín dụng, chính sách quản lý RRTD phù hợp nhất với từng khách hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, công tác thu hồi xử lý nợ xấu được chú trọng và thực hiện triệt để góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu khách hàng DNNVV của chi nhánh xuống thấp.
2.2.2. Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính sách tín dụng tốt là điều kiện tiên quyết để hạn chế RRTD của ngân hàng. Hiện nay BIDV đang tập trung phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ nên đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng DNNVV, điều này là tất yếu phù hợp với xu hướng thị trường, với chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển DNNVV.
Với chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ hiện nay BIDV không ngừng tung ra các gói tín dụng với lãi suất và điều kiện vay vốn dễ dàng hơn nhằm hỗ trợ DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xây dựng chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm là các DNNVV dựa trên nền cơ sở khách hàng doanh nghiệp lớn hiện tại.
Căn cứ trên cơ sở Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ về tiêu chí xác định DNNVV phân theo quy mô, thì BIDV đã ban hành quy
định riêng để xác định DNNVV để từ đó có chính sách phù hợp đối với đặc thù của từng doanh nghiệp.
Nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển BIDV còn ban hành các cơ chế tín dụng đặc thù trong hoạt động cho vay DNNVV để từ đó giúp cho khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được thuận lợi hơn. Giúp doanh nghiệp có nền tảng nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giúp gia tăng quy mô hoạt động từ đó giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc mang lại lợi ích cho ngân hàng.
2.2.3. Quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy trình cấp tín dụng hiện tại thì các khoản vay của DNNVV thường nằm trong thẩm quyền phán quyết tín dụng của chi nhánh, với quy trình tín dụng có thể tóm tắt thành các bước sau:
CBTD tiếp nhận nhu cầu vay vốn, sử dụng sản phẩm dịch vụ của DNNVV, hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập hồ sơ tín dụng. CBTD có nhiệm vụ kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, pháp lý, đảm bảo tiền vay, nếu thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ CBTD tiến hành khảo sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, đánh giá, thẩm định tín dụng. Từ khảo sát thực tế và hồ sơ khách hàng cung cấp tiến hành phân tích, đánh giá, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, năng lực khách hàng, TSBĐ và mức độ rủi ro khoản vay. Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phòng xem xét, nếu đồng ý với đề xuất tiến hành trình lên Phó giám đốc Chi nhánh xem xét và ra quyết định phê duyệt tín dụng.
Nếu vượt thẩm quyền của Phó giám đốc Chi nhánh thì chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận Quản lý rủi ro (QLRR). Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng CBQLRR tiến hành đánh giá, thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro trình Giám đốc Chi nhánh xem xét và ra quyết định phê duyệt tín dụng.
Nếu vượt thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh thì tiến hành trình lên Hội đồng tín dụng cơ sở Chi nhánh xem xét và ra quyết định phê duyệt tín dụng.