Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 90 - 96)

Chính phủ cần có biện pháp nhằm đảm bảo cho môi trường kinh tế được ổn định, tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từng bước tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh để hỗ trợ mọi thành phần kinh tế trong đó có DNNVV ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh từ đó góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cấp cho DNNVV.

Cần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, môi trường pháp lý lành mạnh giúp cho các DNNVV ổn định sản xuất, hỗ trợ bảo vệ lợi ích chính đáng của NHTM là đòi hỏi cấp thiết của thời đại đặt ra. Chính phủ cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tiễn. Hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay để khi ngân hàng hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thì có thể xử lý nợ bằng cách thanh lý TSBĐ một cách nhanh chóng.

Các DNNVV ở Việt Nam hiện nay thường có từ 2 đến 3 báo cáo tài chính, trong đó: 1 dành cho cơ quan thuế, 1 dành cho việc vay vốn ngân hàng và 1 báo cáo nội bộ. Vì nhiều lý do: tâm lý muốn tránh thuế, sự quản lý yếu kém của cơ quan thuế, chế độ chứng từ hoá đơn chưa phù hợp gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp, trình độ và đạo đức của cán bộ thuế… Vì vậy để tránh tình trạng không hay này tiếp diễn Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hoá đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính từ đó giúp cho việc thẩm định, phân tích, đánh giá nâng lực tài chính của DNNVV trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.

Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc công bố thông tin tài chính của các DNNVV, chuẩn hóa thông tin cần công bố cũng như đưa ra quy định về việc kiểm toán. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những đánh giá chất lượng

của các công ty kiểm toán để DNNVV có thể lựa chọn các công ty uy tín từ danh sách được cung cấp.

Phát triển thị trường thứ cấp cho hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM từ đó giúp các khoản nợ xấu được xử lý nhanh chống. Để làm được điều này Chính phủ cần thống nhất các quy định của pháp luật về hoạt động mua bán nợ, từ đó giúp tạo thị trường cho các chủ thể trong xã hội tham gia hoạt động mua bán nợ theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm.

Ngoài trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC của NHNN, Chính phủ nên cho phép thành lập các trung tâm tín dụng tư nhân để có thể bổ sung thêm nhiều nguồn thông tin tham khảo khác nhau cho hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn rộng rãi hơn như từ các nhà cung cấp tín dụng thương mại, người bán lẻ, tòa án và các công ty cung ứng dịch vụ. Các thông tin này có thường thời hạn lưu trữ dài hơn. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện quy chế để thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, đặc biệt tập trung phát triển thông tin tín dụng đối với DNNVV và cá nhân.

Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục khởi kiện, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết để đảm bảo quá trình khởi kiện và thi hành án được xử lý nhanh chóng, giúp rút ngắn thời gian xử lý tài sản để thu hồi nợ kịp thời bù đắp tổn thất của ngân hàng.

Do hiện nay đa phần TSĐB của ngân hàng là bất động sản, nên Chính phủ cần có chính sách phù hợp để công khai hóa các thông tin giao dịch bất động sản. Việc công khai hóa thông tin này có thể được thực hiện thông qua sàn bất động sản nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong công tác định giá tài sản; định giá chính xác tài sản sẽ tránh được những rủi ro giảm giá khi phát mãi TSĐB.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Từ việc phân tích thực trạng ở chương 2 kết hợp với cơ sở lý thuyết về RRTD ở chương 1, chương 3 đã đưa ra những giải pháp nhằm nhằm hạn chế RRTD đối với DNNVV tại BIDV – Bắc Sài Gòn; đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với BIDV và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan phù hợp với mục tiêu và định hướng đề ra trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Qua đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn”, tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận liên quan đến RRTD nói chung và đối với DNNVV nói riêng tại các NHTM. Từ cơ sở lý thuyết, luận văn đã tiến hành tìm hiểu, phân tích thực trạng RRTD đối với DNNVV tại BIDV –Bắc Sài Gòn, sau đó đánh giá các mặt đạt được đồng thời xác định những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTD đối với DNNVV tại BIDV – Bắc Sài Gòn; đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với BIDV và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

Với những nội dung nghiên cứu cơ bản trên, luận văn đã hoàn thành tương đối các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Tác giả mong muốn góp phần nhỏ vào việc hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay đối với DNNVV nhằm phòng trách các thiệt hại có thể xảy đến gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên do hạn chế về tài liệu và kiến thức nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô, cũng như đọc giả để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bồi đắp giá trị thương hiệu BIDV, truy cập tại <http://www.bidv.com.vn/Nhan-dien-thuong-hieu/Boi-dap-gi--225;-tri-thuong- hieu-BIDV.aspx>, [truy cập ngày 08/08/2018]

2. Bùi Diệu Anh 2013, Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông.

3. Bùi Quang Tín 2018, “Vẫn cần thêm “quyền” xử lý nợ xấu”, truy cập tại <http://cafef.vn/van-can-them-quyen-xu-ly-no-xau-20180713113233579.chn>, [truy cập ngày 08/08/2018]

4. Chính phủ 2018, nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

5. Dương Ngọc Hào 2015, Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

6. Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, truy cập tại <http://www.bidv.com.vn/Nha-dau-tu/Tong-quan-ve- BIDV/Chien-luoc-phat-trien/Dinh-huong-chien-luoc-cua-BIDV-trong-giai-doan- 201.aspx>, [truy cập ngày 08/08/2018]

7. Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, truy cập tại <http://bidv.com.vn/Gioithieu/Gioi-thieu-chung-(1).aspx>, [truy cập ngày 08/08/2018]

8. Hoàng Đức Tùng 2015, Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

9. Lê Thị Huyền Diệu 2010, “Quản lý rủi ro tín dụng kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam”, Thị trường tài chính tiền tệ, số 1+2 (298+299), trang 72-75.

10. Lược sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, truy cập tại <http://www.bidv.com.vn/Gioithieu/Lich-su-phat-trien.aspx>, [truy cập ngày 08/08/2018]

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014, Văn bản hợp nhất số 22/VBHN- NHNN ngày 04/06/2014 hợp nhất Quyết định ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2017, Văn bản hợp nhất Luật các TCTD năm 2017 (Số: 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017)

13. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Sài Gòn (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tài chính thường niên ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Sài Gòn năm 2014, 2015, 2016, 2017.

14. Nguyễn Đăng Dờn và ctg 2012, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội

15. Nguyễn Đức Kiên 2018, “Một năm thực hiện Nghị quyết 42: Thay đổi nhận thức về xử lý nợ xấu”, truy cập tại < http://cafef.vn/mot-nam-thuc-hien-nghi- quyet-42-thay-doi-nhan-thuc-ve-xu-ly-no-xau-20180827141733949.chn>, [truy cập ngày 08/08/2018]

16. Nguyễn Chí Trung 2017, “Về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM”, truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/ve-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-nhtm- 62918.html>, [truy cập ngày 08/08/2018]

17. Nguyễn Hùng Tiến 2016, Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học

Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

18. Nguyễn Minh Kiều 2011, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

19. Nguyễn Thị Thúy Loan 2016, Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi

nhánh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

20. Nguyễn Văn Tiến 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội

21. Peter S.Rose 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 22. Quốc hội 2017, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

23. Trần Huy Hoàng 2010, Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Lao động xã hội.

24. Trần Thị Mộng Huyền 2015, Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

25. Basel Committee on Banking Supervision (Basel September 2000), Principles for the Management of Credit Risk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)