2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
2.2.3. Quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quy trình cấp tín dụng hiện tại thì các khoản vay của DNNVV thường nằm trong thẩm quyền phán quyết tín dụng của chi nhánh, với quy trình tín dụng có thể tóm tắt thành các bước sau:
CBTD tiếp nhận nhu cầu vay vốn, sử dụng sản phẩm dịch vụ của DNNVV, hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập hồ sơ tín dụng. CBTD có nhiệm vụ kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, pháp lý, đảm bảo tiền vay, nếu thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ CBTD tiến hành khảo sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, đánh giá, thẩm định tín dụng. Từ khảo sát thực tế và hồ sơ khách hàng cung cấp tiến hành phân tích, đánh giá, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, năng lực khách hàng, TSBĐ và mức độ rủi ro khoản vay. Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phòng xem xét, nếu đồng ý với đề xuất tiến hành trình lên Phó giám đốc Chi nhánh xem xét và ra quyết định phê duyệt tín dụng.
Nếu vượt thẩm quyền của Phó giám đốc Chi nhánh thì chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận Quản lý rủi ro (QLRR). Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng CBQLRR tiến hành đánh giá, thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro trình Giám đốc Chi nhánh xem xét và ra quyết định phê duyệt tín dụng.
Nếu vượt thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh thì tiến hành trình lên Hội đồng tín dụng cơ sở Chi nhánh xem xét và ra quyết định phê duyệt tín dụng.
Sau khi đồng ý phê duyệt tín dụng thì ngân hàng và khách hàng tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.
Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm khách hàng giải ngân nhu cầu vốn theo đúng quy định của BIDV. CBTD có nhiệm vụ thẩm tra lại hồ sơ giải ngân trước khi lập báo cáo đề xuất giải ngân, sau khi giải ngân CBTD phải tiến hành theo dõi kiểm tra xem khách hàng có sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích hay không.
Khi khách hàng tất toán khoản vay và không tiếp tục có nhu cầu tín dụng tại ngân hàng thì CBTD tiến hành thủ tục giải chấp tài sản trả khách hàng.
Quy trình tín dụng cho thấy sự chặt chẽ trong tổ chức, có sự tách biệt trong chức nâng, nhiệm vụ của các bộ phận cũng như các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Tuy nhiên, do có quá nhiều khâu trong quá trình phê duyệt tín dụng nên việc giải quyết hồ sơ khách hàng sẽ lâu khi một bộ phận chậm xử lý hồ sơ, có thể gây phiền hà cho khách hàng, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn.